Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN

06/09/2024

Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu. Vậy mạng WAN là gì? Cách thức hoạt động của mô hình mạng này như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây.

Mạng WAN

Mạng WAN là gì?

Mạng WAN (Wide Area Network) là mô hình mạng sở hữu khả năng liên kết các thiết bị tại những vị trí địa lý khác nhau, giữa những thành phố hoặc giữa những quốc gia. Mạng WAN thường được dùng để kết nối văn phòng, trung tâm dữ liệu và các thiết bị mạng khác ở nhiều địa điểm.

Công nghệ truyền tải dữ liệu phổ biến trong mạng WAN bao gồm kết nối qua dây điện thoại, MPLS, VPN, cáp quang và vệ tinh. Mô hình mạng này cũng được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ mạng, đáp ứng nhu cầu kết nối đa dạng của tổ chức và doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Về mặt kỹ thuật, bất kỳ nhóm mạng nào không nằm trong phạm vi gần nhau cục bộ đều được coi là mạng WAN. Tuy nhiên, trong lĩnh vực doanh nghiệp, mạng WAN lại đề cập đến nhóm các mạng được kết nối hoạt động trong một môi trường riêng biệt, thường do công ty, tập đoàn, chính phủ hoặc một nhóm cơ quan chính phủ điều hành.

Mạng WAN (Wide Area Network)

Mục đích của kết nối WAN

Mạng WAN đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp hiện nay. Nhờ vào việc số hóa tài nguyên, các doanh nghiệp có thể tận dụng mạng WAN để thực hiện những nhiệm vụ như:

- Giao tiếp bằng giọng nói và video.

- Chia sẻ tài nguyên giữa nhân viên lẫn khách hàng.

- Truy cập kho lưu trữ dữ liệu và sao lưu thông tin từ xa.

- Kết nối với các ứng dụng trên nền tảng đám mây.

- Vận hành và lưu trữ các ứng dụng nội bộ.

Nhìn chung, công nghệ WAN đã giúp các doanh nghiệp truy cập thông tin an toàn, nhanh chóng và đáng tin cậy, đóng vai trò thiết yếu đối với năng suất cũng như sự liên tục trong hoạt động doanh nghiệp nhờ vào những cải tiến công nghệ vượt bậc.

Phân loại mạng WAN

Mạng WAN thông thường được phân loại theo hai cách chính, bao gồm phân loại theo kiểu kết nối và phân loại theo kiểu công nghệ nền tảng.

Đối với kiểu phân loại theo kết nối, mạng WAN sẽ được chia ra làm 2 loại cụ thể:

- Switched WAN: Bao gồm nhiều mạng LAN được kết nối thông qua một cơ sở hạ tầng mạng chung. Một trung tâm chuyển mạch WAN điều khiển cách thức phân phối tài nguyên mạng trên các vị trí, phối hợp với các thiết bị mạng tại mỗi vị trí. Switched WAN phù hợp với môi trường phân tán có các yêu cầu cấu hình mạng tương đối đồng nhất.

- Point-to-point WAN: Có vai trò thiết lập các kết nối trực tiếp giữa hai thiết bị hoặc vị trí, cung cấp liên lạc chuyên dụng an toàn, đáng tin cậy. Point-to-point WAN thường được sử dụng để kết nối các văn phòng hoặc trung tâm dữ liệu với mạng nội bộ.

Ngoài ra, mạng WAN còn được phân loại dựa trên công nghệ nền tảng như:

- Mạng WAN truy cập internet chuyên dụng (Dedicated Internet Access - DIA): Cung cấp kết nối internet chuyên dụng với băng thông ổn định cho việc truyền dữ liệu tốc độ cao, rất quan trọng đối với các ứng dụng then chốt.

- Mạng WAN internet băng rộng (Broadband Internet WAN): Sử dụng các kết nối được chia sẻ để cung cấp quyền truy cập internet cho nhiều người dùng, cung cấp kết nối chi phí hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Mạng WAN Voice over LTE (VoLTE): Sử dụng công nghệ LTE để cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu di động.

- Mạng WAN MPLS (Multiprotocol Label Switching): Sử dụng công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức để cung cấp kết nối an toàn.

- Mạng WAN do phần mềm xác định (SD): Đây là mô hình mạng WAN mới phát triển, trong đó phần mềm được áp dụng để điều hành toàn bộ hạ tầng mạng, thay thế phần lớn các thiết bị vật lý. Người dùng có thể kết hợp nhiều loại kết nối WAN khác nhau và tối ưu hóa lưu lượng băng thông để đạt được sự cân bằng giữa chi phí, hiệu suất.

Xem thêm: Phân tích chuyên sâu về SD WAN và các ứng dụng nổi bật

Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN

Mạng LAN, WAN và MAN là ba loại mạng máy tính chính. Mỗi loại đều có những đặc điểm và cách ứng dụng riêng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết các điểm khác biệt giữa 3 mô hình mạng này:

Tiêu chí LAN (Mạng cục bộ) MAN (Mạng đô thị) WAN (Mạng diện rộng)
Diện tích phủ sóng Nhỏ (Vùng địa lý hạn chế) Trung bình (Đô thị hoặc đô thị lớn) Lớn (Một quốc gia hoặc toàn cầu)
Tính năng Chia sẻ tài nguyên, dữ liệu và giao tiếp nội bộ Kết nối các thành phố hoặc những khu vực lớn hơn Kết nối giữa các thành phố, quốc gia hoặc lục địa
Kích thước mạng Nhỏ đến trung bình Trung bình đến lớn Lớn
Tốc độ truyền tải Cao Cao Thấp
Sự đa dạng về kết nối Kết nối bằng cáp hoặc kết nối không dây Kết nối bằng cáp hoặc kết nối không dây Kết nối bằng cáp, kết nối không dây hoặc kết nối quang
Quản lý và bảo mật Dễ quản lý và bảo mật Yêu cầu được quản lý và bảo mật chặt chẽ Đòi hỏi quản lý và bảo mật cao
Chi phí triển khai và duy trì Thấp Cao Cao
Quyền sở hữu Tư nhân Tư nhân hoặc công cộng Tư nhân hoặc công cộng
Ứng dụng Trường học, văn phòng, bệnh viện Các thị trấn nhỏ, thành phố Quốc gia, lục địa

Ưu nhược điểm của mạng WAN

Ưu điểm:

- Mạng WAN cho phép kết nối một khu vực địa lý rộng lớn, giúp các doanh nghiệp ở xa có thể giao tiếp dễ dàng hơn.

- Mạng WAN có khả năng hỗ trợ nhiều thiết bị đầu cuối như điện thoại di động, laptop, tablet, máy tính và console game.

- Các kết nối WAN hoạt động nhờ vào bộ thu phát sóng vô tuyến tích hợp trong các thiết bị khách.

- Có thể chia sẻ phần mềm và tài nguyên bằng cách kết nối với những máy trạm khác nhau.

- Cho phép chia sẻ thông tin, dữ liệu trên một phạm vi rộng lớn.

Nhược điểm:

- Do có kích thước và mức độ phức tạp cao nên chi phí khởi tạo mạng WAN thường lớn hơn so với mạng LAN.

- Duy trì mạng WAN rất khó vì cần đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên và quản trị viên mạng sở hữu trình độ chuyên môn cao.

- Mạng WAN cần nhiều thời gian để xử lý sự cố hơn do liên quan đến nhiều công nghệ.

- Mạng WAN có mức độ bảo mật kém hơn so với các loại mạng khác.

Cách thức hoạt động của kết nối WAN

Theo nguyên lý hoạt động, mạng WAN áp dụng các công nghệ kết nối nhằm liên kết những vị trí khác nhau. Một trong những công nghệ kết nối thông dụng nhất hiện nay là sử dụng dây điện thoại. Công nghệ này cho phép truyền dữ liệu từ vị trí này sang vị trí khác. Đường dây điện thoại có thể nâng cao hiệu suất nhờ vào những công nghệ như xDSL (Digital Subscriber Line), T1 hoặc T3.

Mạng WAN cũng áp dụng các giao thức để quản lý và truyền tải dữ liệu giữa nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm TCP/IP, MPLS (Multiprotocol Label Switching), Frame Relay, ATM (Asynchronous Transfer Mode) và các giao thức VPN (Virtual Private Network).

Thông thường, mạng WAN được quản lý và vận hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) hoặc các tổ chức/công ty lớn. ISP sẽ cung cấp dịch vụ kết nối WAN và đảm nhận việc quản lý mạng WAN cho khách hàng của họ.

Cách thức hoạt động của kết nối WAN

Xem thêm: Mô hình SD Wan hoạt động như thế nào trong mạng ảo?

Cách tối ưu hóa mạng WAN

Tối ưu hóa mạng WAN là quá trình quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất trong việc truyền tải dữ liệu. Để đạt được điều này, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Một trong những cách tối ưu hiệu quả là ứng dụng công nghệ SD-WAN để quản lý luồng lưu lượng thông qua việc sử dụng bộ nhớ đệm và nén dữ liệu, từ đó giảm kích thước tệp, tiết kiệm băng thông, điều phối lưu lượng thông minh cũng như tối ưu hóa đường truyền dựa trên điều kiện thực tế của mạng dễ dàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần giám sát hiệu suất mạng thường xuyên để phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề.

Bảo mật mạng WAN

Để đảm bảo an toàn cho mạng WAN, có thể áp dụng các biện pháp bảo mật bằng cách sử dụng phần mềm diệt virus hoặc VPN ngăn chặn những truy cập trái phép vào thiết bị. Sử dụng VPN sẽ tạo ra kết nối và mã hóa dữ liệu trong mạng WAN linh hoạt hơn. Tuy nhiên, VPN không thể đảm bảo an toàn hoàn toàn cho hệ thống WAN. Trên thực tế, đã có nhiều hacker đánh cắp quyền truy cập vào Microsoft thông qua các thiết bị của người dùng.

Các thiết bị sử dụng cho mạng WAN

Thông thường, mạng WAN sẽ sử dụng nhiều thiết bị để kết nối các mạng LAN ở khoảng cách xa như:

- Router: Chịu trách nhiệm định tuyến các gói dữ liệu giữa các mạng khác nhau, giúp kết nối các mạng LAN và quyết định đường đi tối ưu để gửi chúng đến đích.

- WAN Switch: Được sử dụng để kết nối các thiết bị trong một chi nhánh hoặc văn phòng trước khi dữ liệu được gửi đến router để đi ra ngoài mạng WAN.

- Modem (Modulator-Demodulator): Hỗ trợ chuyển đổi tín hiệu số từ máy tính thành tín hiệu tương tự để truyền qua các đường dây điện thoại hoặc cáp quang.

- Access server (server giao tiếp): Thiết bị giúp điều phối và quản lý kết nối giữa các thiết bị đầu cuối và mạng.

Các thiết bị sử dụng cho mạng WAN

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, có thể thấy rằng mạng WAN là một mắt xích cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin. Chính vì vậy, chọn được một nhà cung cấp dịch vụ mạng WAN uy tín sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết thành công những bài toán khó trong kinh doanh.

Viettel SDWan tự hào là lựa chọn hoàn hảo mang đến nhiều giải pháp hiện đại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc thiết lập mạng WAN ảo với hiệu suất cao. Dịch vụ này đặc biệt nổi bật khi có khả năng thay thế một phần hoặc toàn bộ kết nối MPLS bằng nhiều phương thức kết nối đa dạng như Internet, 4G, LTE, đem lại sự phong phú và linh hoạt trong quản lý đường truyền. Nếu đang quan tâm đến mô hình dịch vụ này, để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng có thể liên hệ đến Viettel IDC ngay hôm naythông qua.

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Xem thêm:

- Sự khác biệt giữa Cloud Network và mạng truyền thống mà bạn nên biết

- Cloud Networking là gì? Xu hướng mạng đám mây trong tương lai

Tin liên quan

25/01/2024

Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?

Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm

27/08/2024

Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động

Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.

22/04/2022

Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng

Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.

08/05/2022

VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động

Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!

08/01/2022

ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider

Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.

27/08/2024

HTML5 là gì? HTML5 khác gì HTML?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, HTML5 đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong thiết kế và phát triển web. Là phiên bản cải tiến của HTML, HTML5 không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mang lại nhiều tính năng mới cho các nhà phát triển web.

20/08/2024

WWW là gì? Tìm hiểu về World Wide Web từ A - Z

World Wide Web (WWW) là hệ thống thông tin toàn cầu, cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết www là gì, lịch sử hình thành và vai trò của World Wide Web.

07/09/2024

Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.

30/09/2024

Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam

Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.