Microsoft Azure - Giải pháp “đám mây hoá” cho các doanh nghiệp Việt Nam

20/09/2020

Microsoft Azure được xem như là “đám mây của doanh nghiệp” ở thời điểm hiện tại. Với Microsoft Azure, hình ảnh những hệ thống máy chủ phức tạp trong doanh nghiệp sẽ không còn xuất hiện nữa. Thay vào đó là việc quản trị và vận hành trên một nền tảng đám mây dành cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Microsoft Azure là gì nhé.

Microsoft Azure - Giải pháp “đám mây hoá” cho các doanh nghiệp Việt Nam

Microsoft Azure là gì?

Microsoft Azure là một trong nhiều nền tảng đám mây dành cho doanh nghiệp. Ngoài Microsoft Azure ra chúng ta còn có thể bắt gặp Amazon Web Services (AWS),... Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về Microsoft Azure nhé. Về phần AWS, Viettel IDC xin hẹn các bạn ở các bài viết sau.

Lịch sử hình thành

Microsoft Azure là một nền tảng điện toán đám mây thuộc sở hữu của Microsoft. Tiền thân của Microsoft Azure là Windows Azure, được Microsoft khởi đầu vào năm 2008. Tuy nhiên, đến tận năm 2010, họ mới chính thức coi đây là một dịch vụ và cung cấp rộng rãi ra toàn thế giới. 4 năm sau, vào nămm 2014, họ đổi tên từ Windows Azure thành Microsoft Azure với tham vọng triển khai dịch vụ điện toán đám mây này không chỉ dừng lại ở Windows.

Đến nay, dịch vụ Microsoft Azure phủ sóng toàn thế giới. Đặc biệt, tại Việt Nam, Microsoft cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với Viettel đầu năm 2019. Mục đích của việc hợp tác giữa hai bên nhăm kết hợp nền tảng đám mây Microsoft Azure cũng những dịch vụ đám mây và ứng dụng của Viettel để cung cấp những dịch vụ tối ưu dành cho doanh nghiệp.

Microsoft Azure tiền thân là Windows Azure

Chi phí sử dụng

Với Microsoft Azure, Microsoft chủ yếu sử dụng mô hình tính phí theo hình thức “pay as you go”. Hiểu nôm na là dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Có nghĩa là, doanh nghiệp dùng hết bao nhiêu dung lượng, tài nguyên bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu. 

Cách tính tiền này phần nào sẽ khiến việc sử dụng trong doanh nghiệp trở nên thoải mái hơn, không lo bị giới hạn tài nguyên. Nhưng ngược lai, doanh nghiệp cũng cần phải có kế hoạch theo dõi sát sao để tránh việc lạm chi quá nhiều. Qua đó dẫn đến đội chi phí lớn cho những phần dịch vụ này.

Microsoft Azure dùng để làm gì?

Vậy Microsoft Azure có tác dụng gì trong doanh nghiệp? 

+ Một trong những tính năng đầu tiên và điển hình của Microsoft Azure đó là khả năng “đám mây hoá” hệ thống của doanh nghiệp. Nghĩa là, với việc sử dụng Microsoft Azure, doanh nghiệp có thể di dời một cách dễ dàng dữ liệu từ những máy chủ vật lý hiện tại và đặt chúng lên đám mây. Như vậy có nghĩa là, doanh nghiệp sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí để đầu tư hệ thống máy chủ khi cần mở rộng hệ thống. Thay vào đó, họ có thể chủ động gia tăng tài nguyên trên nền tảng Microsoft Azure.

+ Lợi ích thứ hai của Microsoft Azure đó là khả năng mở rộng linh hoạt. Như chúng tôi có nói ở trên, khi hệ thống của bạn cần mở rộng. Thay vì phải đầu tư vào hệ thống máy chủ thì bạn chỉ cần mở rộng gói tài nguyên trên Microsoft Azure là được. Trường hợp không cần nữa, bạn có thể chủ động giảm nguồn tài nguyên đó xuống để tiết kiệm chi phí.

+ Lợi ích thứ ba đó là tính tương thích cao với các dịch vụ khác trong họ nhà Microsoft như Windows Server hay Share Point,... Về cơ bản, những dịch vụ này đang được sử dụng khá nhiều tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Sẽ là bất tiện khi việc chuyển đổi lên đám mây nhưng lại không hỗ trợ các dịch vụ mà doanh nghiệp đang sử dụng. May mắn là Microsoft Azure có thể làm việc tốt với tất cả những dịch vụ này.

+ Lợi ích thứ tư đó là tính sao lưu dễ dàng. Đương nhiên rồi, khi toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp được đưa lên đám mây thì vấn đề sao lưu luôn được đặt lên hàng đầu. Với Microsoft Azure, việc sao lưu dữ liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

+ Lợi ích thứ năm, Microsoft Azure là một công cụ tuyệt vời dành cho các bạn developer. Đơn giản vì trên đó họ đã hỗ trợ một loại các hệ điều hành phổ biến nhất. Thêm vào nhiều dạng ngôn ngữ lập trình cũng như framework và cơ sở dữ liệu,... Nếu như bạn là một lập trình viên thì hẳn bạn sẽ thích bắt đầu trên Microsoft Azure đấy.

Microsoft Azure phù hợp cho những doanh nghiệp nào?

Với Microsoft Azure nói riêng hay các giải pháp về điện toán đám mây nói chung, nó sẽ hướng đến những đối tượng khách hàng của riêng nó. Nếu như bạn là một doanh nghiệp nhỏ thì đôi khi việc sử dụng Microsoft Azure chưa chắc đã phải là một ý hay. Hoặc có chăng bạn có thể chuyển một phần nào đó hệ thống của mình thì sẽ phù hợp hơn.

Nó sẽ phù hợp hơn đối với những doanh nghiệp vừa hoặc lớn. Đương nhiên, sẽ là những doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi từ cách quản lý vận hành truyền thống để làm quen dần với đám mây. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp này, việc sử dụng cần phải được tính toán rất kỹ lưỡng. Với hình thức tính tiền theo tài nguyên sử dụng như hiện tại mà Microsoft đang áp dụng, sẽ rất dễ bị đội chi phí nếu như không có kiểm soát tốt. 

Kết luận

Ở thời điểm hiện tại, Microsoft Azure không phải là nền tảng điện toán đám mây duy nhất trên thị trường hiện nay. Nhưng những lợi ích mà nó mang lại cũng đủ để thu hút một lượng lớn doanh nghiệp sử dụng và tin dùng.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào sử dụng Microsoft Azure cũng là hợp lý. Hơn nữa, việc sử dụng Microsoft Azure hay thậm chí các nền tảng khác đòi hỏi bạn phải có một sự tính toán kỹ lưỡng về phần tài nguyên sử dụng. Nếu không bạn sẽ có nguy cơ bị trả nhiều hơn mức cần thiết cho việc sử dụng của mình.

Hiện tại, ở Việt Nam, Viettel IDC cũng là một trong những tổ chức cung cấp các dịch vụ về điện toán đám mây cho tổ chức/doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ nay, vui lòng liên hệ với Viettel IDC để được hỗ trợ.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

06/04/2023

SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp

Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).

04/04/2023

​7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation

Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.

05/04/2023

Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)

Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.

04/04/2023

Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC

SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!

03/04/2023

Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?

Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!

02/04/2023

Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?

Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!

01/04/2023

Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?

Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.

// doi link