Multi-Cloud: Bước phát triển của “đám mây” và lợi ích tối ưu cho khách hàng

16/02/2019

Theo khảo sát  của Internet Data Group – IDC (Tập đoàn dữ liệu Quốc tế) cho biết, có khoảng 89% doanh nghiệp đã hoặc đang có dự định đầu tư vào các sáng kiến kỹ thuật số trong năm 2019. Tuy nhiên, Digital tranformation - Chuyển đổi kỹ thuật số, không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chỉ có khoảng 44% áp dụng hoàn toàn phương pháp này. Khi giới thiệu hình thức dịch chuyển lên Cloud, nhiều doanh nghiệp, công ty sẽ gặp khó khăn từ lãnh đạo, nhân viên đến những CIO – Giám đốc công nghệ thông tin. Đặc biệt là việc đánh giá môi trường đám mây mang đến lợi ích nào cho doanh nghiệp sau khi áp dụng.

Để chuyển đổi kĩ thuật số thành công, nhất định phải tính đến các yếu tố: Cơ sở hạ tầng cốt lõi triển khai nhanh, đảm bảo tính tin cậy và linh hoạt tối đa. Trong môi trường ngày nay, Public Cloud (Đám mây công cộng) không còn là giải pháp hữu hiệu, do đó, các doanh nghiệp cần xem xét chiến lược sử dụng các hình thức đám mây nào phù hợp với nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp mình.

Dưới đây là những phân tích để hiểu có những hình thức đám mây nào, ưu điểm và hạn chế của nó ra sao để các tổ chức, doanh nghiệp nắm được và có sự lựa chọn đúng đắn nhất:

Multi-Cloud là gì?

Chúng ta đang sống trong thời đại có sự bùng nổ của việc áp dụng cloud. Một báo cáo được phát hành bởi Eurostat (Cục thống kê cộng đồng châu Âu) vào tháng 12/2018 cho thấy, có 26% doanh nghiệp châu Âu đang sử dụng đám mây. Mặc dù về con số nghe có vẻ không cao nhưng vấn đề là nó đang trên đà tăng trưởng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tiếp tục chuyển đổi sang cơ sở hạ tầng dựa trên cloud.

Nếu như khái niệm Public Cloud (Đám mây công cộng), Private Cloud (Đám mây riêng) đã rõ ràng thì Hybrid Cloud (Đám mây lai) và Multi-Cloud (Đa đám mây) còn khiến nhiều người băn khoăn, chưa hiểu rõ.

Thực tế, Hybrid Cloud và Multi-Cloud có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng không phải là 1 và cũng không giống nhau. Hybrid Cloud, như đúng tên gọi của nó, đó là sự kết hợp giữa dịch vụ đám mây công cộng và Private Cloud. Hybrid Cloud phù hợp với một số doanh nghiệp nhất định. Mô hình này cho phép các tổ chức khai thác lợi ích của Public Cloud, đồng thời duy trì Private Cloud của họ cho các ứng dụng và dữ liệu nhạy cảm, cần được kiểm soát chặt chẽ mà mô hình Public Cloud  sẽ không đáp ứng được.

Trong những năm gần đây, sự phổ biến của Public Cloud và Hybrid Cloud đã báo hiệu rằng ngày càng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ thay vì phát triển hạ tầng CNTT tại chính doanh nghiệp đó.

Hybird Cloud được nhìn nhận là 1 thực thể. Và khi ấy, Multi-Cloud ra đời. Multi-cloud dùng để chỉ việc sử dụng nhiều hơn 1 Public Cloud  Thay vào đó, họ chọn các dịch vụ tốt của mỗi bên để phục vụ cho công việc của mình. Multi-Cloud tiếp cận, vận hành bất kỳ sự kết hợp nào giữa các Private Cloud, Public Cloud và Hybrid . Việc này xảy ra khi doanh nghiệp tránh không muốn bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ cloud.

Dù cho tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn môi trường đám mây nào để vận hành, những đột phát công nghệ này đã cho phép các công ty giải quyết và hình thành các giải pháp, dịch vụ với tốc độ nhanh hơn, tiện lợi hơn.

Những ưu điểm của Multi-Cloud

Trước tiên, cần nói về những lợi ích củaHybrid Cloud . Hybird Cloud cho phép các tổ chức tận dụng khả năng mở rộng linh hoạt của Public Cloud. Đồng thời, nó cũng cho phép các doanh nghiệp chia sẻ tài nguyên và di chuyển giữa các Public Cloud đám mây công cộng và Private Cloud để tận dụng chi phí tài nguyên và mức lưu lượng mạng thường xuyên thay đổi.

Multi Cloud cung cấp toàn diện dịch vụ Public Cloud, Private Cloud và không nhất thiết chúng phải được tích hợp với nhau, điều này khác với Hybrid Cloud. Hơn nữa, khi sử dụng Multi-Cloud, doanh nghiệp không bị khóa trong 1 nhà cung cấp dịch vụ. Một số nền tảng được xây dựng trên công nghệ nguồn mở như OpenStack, được hỗ trợ rộng rãi bởi một loạt nhà cung cấp. Việc lựa chọn Multi-Cloud cơ bản mang đến cho doanh nghiệp sự linh hoạt.

Thông qua trao đổi với khách hàng, có thể thấy, việc kết hợp cơ sở hạ tầng tại chỗ và cloud với chiến lược Multi Cloud đã cho phép khách hàng kết nối với các mạng theo cách hoàn toàn biệt lập và an toàn, thông qua nhiều điểm hiện diện trên khắp thế giới.

Ngoài ra, Multi-Cloud cho phép các tổ chức chuyển sang cloud theo tốc độ của riêng họ và có cách tiếp cận linh hoạt, đáp ứng mục tiêu chiến lược của họ. Các doanh nghiệp có thể kiểm soát và chạy một ứng dụng, khối lượng công việc hoặc dữ liệu trên bất kì đám mây nào (Public Cloud, Private Cloud hay Hybrid Cloud ) dựa trên các yêu cầu kĩ thuật cá nhân của họ.

Một vài lưu ý

Mặc dù Multi-Cloud có nhiều lợi ích nhưng khi đã là một quy trình mới, ắt nó có những thách thức mới. Nhiều nền tảng đám mây có thể sẽ dẫn đến một vài rủi ro, lỗ hổng. Do đó, đòi hỏi cần phải tìm được nhà cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn về an ninh, quản trị và tuân thủ tính hiệu quả.

Về phía các tổ chức, doanh nghiệp, cần có kế hoạch triển khai đào tạo nhân viên CNTT, hiểu và nắm bắt được kiến thức cơ bản, có cách bảo vệ và phản ứng nhanh khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra cũng cần có sự cân nhắc về ngân sách khi lựa chọn Multi-Cloud , làm sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của bạn.

Khi công nghệ tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng cloud sẽ trở thành một yêu cầu bắt buộc với các tổ chức thuộc mọi quy mô để phát triển hơn nữa. Để phục vụ nhu cầu thay đổi của mọi tổ chức, Multi-Cloud được xem là giải pháp mà các chuyên gia khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức sử dụng. Các chuyên gia cho rằng, Multi-Cloud sẽ cho phép các doanh nghiệp đạt được nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số một cách tối ưu hơn, nhiều lợi ích hơn.

(Theo Cloud Computing)

 

Tin liên quan

04/07/2023

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

17/03/2023

Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 thu hút hơn 1.900 người tham dự

Với hơn 1.900 người tham dự, hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 do Viettel IDC tổ chức đã cho thấy sức nóng của sự kiện công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.

30/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022 của Viettel IDC.

22/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý thiết bị Tháng 11/2022

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thiết bị thanh lý Tháng 11/2022 của Viettel IDC.

08/11/2022

Thư mời tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC

14/10/2022

​Viettel ra mắt hệ sinh thái Cloud góp phần kiến tạo hạ tầng số Việt Nam

Hà Nội, ngày 14/10/2022 - Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, khẳng định là nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam và đảm bảo toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái Cloud. Sự kiện này có ý nghĩa trong chiến lược chuyển đổi số quan trọng của Việt Nam.

01/11/2022

Viettel IDC đón nhận danh hiệu Top 5 thương hiệu tiêu biểu Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Thông tin Công nghiệp Châu Á (AIPA) đã trao danh hiệu Top 5 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho Viettel IDC và Top 5 Nhà lãnh đạo tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2022 cho ông Hoàng Văn Ngọc - CEO Viettel IDC.

DMCA.com Protection Status
// doi link