Những điều cần biết về mã độc Petya đang hoành hành toàn cầu

19/10/2019

Một đợt mã độc mới lại vừa tấn công trên quy mô toàn cầu khiến một loạt các doanh nghiệp phải ngắt hệ thống máy tính để bảo vệ dữ liệu.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang điều tra phần mềm được sử dụng trong vụ tấn công là gì và cảnh báo rằng nó còn phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vụ WannaCry hồi tháng trước.

Theo ông Craig William, chuyên gia an ninh mạng của Cisco Talos: “WannaCry chỉ là một lỗi hệ thống. Ồn ào khiến ai cũng chú ý nhưng không gây thiệt hại nặng. Còn bây giờ, chúng ta đang đối phó với một loại virus thông minh hơn nhiều.”

Các thương hiệu lớn trên toàn cầu như hãng thực phẩm Mondelez và gã khổng lồ ngành quảng cáo của nước Anh WPP đã xác nhận hệ thống của họ nhiễm virus.

Đây là tất cả những gì bạn cần biết về loại mã độc đang hoành hành này.

Nó gây hại gì?

Khi xâm nhập được vào hệ thống, virus này sẽ khóa các ổ cứng của máy và đòi 300 USD tiền chuộc thanh toán bằng Bitcoin.  Các tài khoản email bị nhiễm virus sẽ bị chặn, nên dù nạn nhân có trả tiền chuộc, các file vẫn sẽ bị mất. Theo luật an ninh mạng cũng như lời khuyên của các chuyên gia, người dùng máy tính bị nhiễm mã độc không nên trả bất kỳ khoản tiền chuộc nào.

Mã độc này giống như một loại bệnh truyền nhiễm, lây từ máy này sang máy khác. Nó sử dụng một công cụ hack có tên gọi EternalBlue, lợi dụng những điểm yếu trên Microsoft Window. Dù Microsoft đã sửa lỗi này vào tháng 3 vừa rồi nhưng không phải tất cả các công ty đều đã được cập nhật. EternalBlue nằm trong số những công cụ hack bị rò rỉ hồi đầu năm nay và được cho là thuộc quyền kiểm soát của Cục An ninh Nội địa Mỹ.Nó lây lan như thế nào?

Máy tính của tôi có an toàn không?

Máy tính cá nhân cập nhật Windows phiên bản mới nhất sẽ được an toàn trong vụ tấn công này. Tuy nhiên, nếu một trong các máy tính của hệ thống đã bị nhiễm, các máy khác cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng.

Mã độc này bắt nguồn từ đâu?

Các chuyên gia vẫn đang xác định nguồn gốc của virus này. Nhưng Cisco Talos cho rằng có thể virus đã xâm nhập vào hệ thống máy tính qua một phần mềm của Ukraine. Một công ty ở Ukraine có tên MeDoc đã gửi đi một phần mềm về thuế mới được cập nhật và sau đó virus đã lây lan ra khắp các máy tính trên thế giới. Nhà chức trách Ukraine đã xác nhận vụ việc có liên quan đến MeDoc nhưng công ty này vẫn chưa có phản hồi vè vụ việc. 

Những ai bị tấn công?

Các công ty đa quốc gia có trụ sở tại châu Âu và Mỹ là những nạn nhân đầu tiên của virus này. Danh sách còn dài và bao gồm hãng dầu thô Rosneft nổi tiếng của Nga, hãng vận tải hàng hải Maersk của Đan Mạch, công ty dược Merck có trụ sở tại Mỹ và công ty luạt DLA Piper.

Các tổ chức và doanh nghiệp của Ukraine là chịu thiệt hại nặng nề nhất. Các máy tính tại ngân hàng, cơ quan chính phủ, dịch vụ bưu chính và hệ thống tàu điện ngầm của Kiev đều đang gặp vấn đề. Virus này cũng gây ảnh hưởng tới hệ thống giám sát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Vẫn chưa rõ liệu có công ty nào trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay không. Modelez thông báo 5 nhà máy của hãng này tại Australia và New Zealand đã gặp vấn đề khi đang sản xuất các sản phẩm phiên bản giới hạn.

Nó khác gì so với WannyCry?

So với WannaCry, mã độc này cũng sử dụng công cụ hack EternalBlue và lấy cắp thông tin mật của người dùng. Tuy nhiên, nó khác WannaCry ở chỗ nó sẽ khóa toàn bộ ổ cứng của máy tính thay vì chỉ là vài file, và lan truyền qua hệ thống máy tính nội bộ chứ không qua Internet như WannaCry.

Ai đứng đằng sau mã độc này?

Vẫn còn quá sớm để xác định được người chịu trách nhiệm cho vụ tấn công mã độc lần này. Các cơ quan tình báo và nhà nghiên cứu an ninh mạng cho rằng nó có liên quan đến vụ tấn công WannaCry hồi tháng trước bởi một nhóm tin tặc của Triều Tiên. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào rõ ràng. 

Các tin tức mới nhất vẫn đang được cập nhật. 

Minh Thu (theo CNN)

 

Tin liên quan

19/07/2024

Backup và DR: Những biện pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu sau thảm họa

Ngày nay, dữ liệu được xem là nguồn tài sản quý giá, các nhà phân tích thị trường như Gartner và IDC đã gọi với một cái tên là "Kỷ nguyên dữ liệu". Tại Việt Nam, trong hành trình chuyển đổi số hiện nay, dữ liệu được coi là một thành phần căn bản, nếu không có dữ liệu thì sẽ không có chuyển đổi số.

16/07/2024

Viettel IDC được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Mới đây, Viettel IDC đã được trao danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" và là một trong những đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động chăm lo đời sống cho CBNV.

01/07/2024

Cùng nhìn lại dấu ấn Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure (DCCI) Summit 2024

Vào ngày 26.06.2024 vừa qua, DCCI Summit được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề "Phát triển tương lai số bền vững" đã diễn ra thành công tốt đẹp.

07/03/2024

Khám phá 3 ứng dụng nổi bật của mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang tạo nên những đột phá mới, mở ra cánh cửa cho vô số ứng dụng sáng tạo. Bài viết này sẽ giới thiệu 3 ví dụ điển hình về cách thức các mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang được ứng dụng, giúp bạn hiểu hơn về công nghệ AI này.

07/03/2024

SSL miễn phí và trả phí - Đâu là lựa chọn thông minh?

Với sự xuất hiện của nhiều loại SSL khác nhau, không ít người băn khoăn có nên lựa chọn SSL miễn phí hay không. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ điểm qua các thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ lợi ích và hạn chế khi đăng ký SSL miễn phí.

20/05/2024

NPU là gì? Khám phá lợi ích nổi bật của NPU có thể bạn chưa biết

Ứng dụng NPU được xem là công cụ giúp người dùng khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo hiệu quả hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về NPU là gì, bao gồm cách thức hoạt động, lợi ích cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc giải quyết các nhiệm vụ AI trong đời sống.

11/04/2024

Cyber attack là gì? Các loại hình tấn công và giải pháp ngăn chặn phổ biến

Cyber attack được xem là vấn đề an ninh mạng mà không một cá nhân, tổ chức nào có thể xem nhẹ. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu tổng quan Cyber Attack là gì cũng như giải pháp phòng chống đáng cân nhắc nhé.

18/04/2024

Hiểu về 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay

Với khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả, Cloud Storage - lưu trữ đám mây đang dần trở thành giải pháp linh hoạt và hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá về 3 loại lưu trữ đám mây chính hiện nay với bài viết sau nhé.

16/04/2024

Mức độ nguy hiểm của lỗ hổng Zero Day Attack có thể bạn chưa biết

Một trong những nguy hiểm tiềm ẩn mà người dùng cần đặc biệt lưu ý là lỗ hổng Zero Day Attack. Vậy Zero Day Attack là gì? Mức độ nguy hiểm của chúng có gì đáng lưu tâm? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau, giúp bạn nâng cao ý thức phòng tránh khỏi những mối đe dọa tiềm ẩn này nhé.

15/04/2024

Bí quyết tăng tốc website nhanh chóng và dễ dàng

Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ hướng dẫn bạn những bí quyết giúp tăng tốc website nhanh chóng và hiệu quả, giúp tối ưu hiệu suất, tốc độ website của mình, hãy cùng điểm qua nhé.

// doi link