Những điều cần biết về mạng riêng ảo VPN

19/10/2019

Mạng riêng ảo VPN đang dần trở thành lựa chọn của hầu hết người dùng, cả cá nhân và doanh nghiệp, để tăng tính bảo mật khi kết nối với mạng công cộng. Cùng Viettel IDC tìm hiểu về VPN.

Internet là môi trường công cộng, do vậy việc chia sẻ dữ liệu riêng tư thông qua internet ẩn chứa nhiều nguy hiểm, vì thông tin có thể bị rò rỉ, mất, lọt, lộ trong quá trình chia sẻ. VPN (Virtual Private Network) - Mạng riêng ảo được ra đời dựa trên cơ sở hạ tầng của hệ thống mạng Internet nhằm tạo ra một kết nối mạng hoàn toàn riêng tư và bảo mật. VPN được ví như "đường ống" an toàn giữa hai hay nhiều máy tính trên Internet, cho phép chúng truy cập với nhau an toàn như trong một mạng LAN nội bộ riêng biệt. 

Nếu như trước đây VPN được sử dụng chủ yếu bởi các doanh nghiệp muốn kết nối nhiều chi nhánh cách xa nhau về mặt địa lý, hoặc tạo ra môi trường cho phép nhân viên kết nối vào mạng văn phòng để làm việc từ xa mà vẫn đảm bảo tính bảo mật. Thì nay, VPN đang dần trở thành một dịch vụ quan trọng và phổ biến đối với hầu hết các người dùng cá nhân, nhằm bảo vệ họ khỏi sự tấn công khi kết nối với mạng công cộng.

VPN - An toàn, riêng tư

Sử dụng mạng không dây có nhiều nguy cơ về bảo mật, bởi kẻ xấu có thể dễ dàng kết nối và theo dõi lưu lượng web của người dùng, thậm chí là chiếm quyền điều khiển tài khoản các trang web không sử dụng giao thức bảo mật HTTPS. Bên cạnh đó, một số người dùng Wifi có thể lợi dụng, đưa quảng cáo vào các trang web và dẫn đến các hệ quả không mong muốn.

Mạng riêng ảo VPN giúp tất cả lưu lượng trong hệ thống mạng có thể được truyền đi một cách an toàn thông qua một máy chủ đặt tại nơi khác trên thế giới, qua đó giúp bảo vệ máy tính của bạn tránh khỏi các nguy cơ theo dõi, xâm nhập trái phép. VPN có thể giúp giấu địa chỉ IP máy tính thật của bạn khi truy cập một số trang web hay dịch vụ.

VPN có thể vượt tường lửa và không bị chặn về mặt địa lý

Người dùng cá nhân thường sử dụng VPN để mở các nội dung trực tuyến vốn không được phép truy cập trong khu vực của họ. Điều này hầu như phụ thuộc vào những quy định do nhà cung cấp dịch vụ mạng ISP đưa ra. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ VPN thường đặt máy chủ tại nhiều nước trên thế giới và cho phép người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa những máy chủ này với nhau. Ví dụ, người dùng một số nước châu Á có thể kết nối thông qua một máy chủ ở Mỹ để truy cập nội dung Netflix, vốn là dịch vụ hiện không được cung cấp rộng rãi tại khu vực này.

Ở một số quốc gia trên thế giới, chính phủ không cho phép người dùng truy cập một số trang web nhất định vì lý do kinh tế, chính trị, văn hóa,… Ngoài ra, một số trang web hay dịch vụ bán hàng trực tuyến thường ngăn chặn truy cập từ một số nước vì lý do an toàn. Tuy nhiên, vài người dùng vẫn có thể sử dụng VPN để truy cập và “qua mặt” những quy định này.

Nên dùng VPN miễn phí hay có phí?

VPN miễn phí thường đi kèm quảng cáo

Có rất nhiều sự lựa chọn dịch vụ VPN, tuy nhiên mỗi hình thức: miễn phí hay có phí đều có những ưu điểm khác nhau.

Nếu bạn chọn VPN miễn phí, bạn sẽ phải quen với việc nhìn thấy các hình ảnh quảng cáo, số lượng máy chủ hạn chế và tốc độ kết nối chậm hơn. Tuy nhiên, nếu nhu cầu của bạn chỉ là thường xuyên lướt web hay truy cập một vài dịch vụ nhất định thì VPN miễn phí là quá đủ đối với những nhu cầu thông thường đó. 

VPN miễn phí có một nhược điểm khác là có nhiều khả năng các địa chỉ IP mà người dùng sử dụng sau đó sẽ bị chặn hoặc lọc trên các trang web khác nhau. Thêm nữa, VPN miễn phí thường bị tin tặc, những người dùng có ý đồ xấu, các trang web gửi thư rác...lợi dụng để thực hiện các hành vi xấu.

Các dịch vụ VPN thương mại, có thu phí hoạt động trên mô hình đăng ký và có nhiều lựa chọn về tốc độ tải về hoặc giới hạn dữ liệu. Một vài nhà cung cấp phần mềm chống virus còn tích hợp dịch vụ VPN vào sản phẩm của họ, cung cấp cả phiên bản miễn phí lẫn thương mại. VPN có phí cung cấp các thiết lập bảo mật hợp lý hơn, vì vậy người dùng không phải lo lắng quá nhiều về việc cấu hình

Sự khác nhau về công nghệ VPN

Hiện nay, có nhiều công nghệ VPN khác nhau, với các thế mạnh mã hóa khác nhau. Ví dụ, VPN PPTP (Point-to-Point Tunneling Protocol) được đánh giá có tốc độ nhanh nhất nhưng ít an toàn hơn so với IPSec hay OpenVPN - vốn là những công nghệ sử dụng giao thức SSL/TLS (Secure Sockets Layer/Transport Layer Security). Tùy vào nhu cầu, tùy vào loại dữ liệu được chuyển, trường hợp cụ thể, người dùng có thể cân nhắc lựa chọn các công nghệ VPN khác nhau.

OpenVPN hỗ trợ nhiều thuật toán mã hóa kết hợp với nhau, các giao thức trao đổi khóa và thuật toán băm. Cách thực hiện phổ biến nhất được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ VPN cho các kết nối OpenVPN là mã hóa AES với trao đổi khóa RSA và chữ ký SHA. Các thiết lập được đề nghị là mã hóa AES-256 với một khóa RSA có độ dài ít 2.048 bit và SHA-2 (SHA-256), thay vì SHA-1. Ngoài ra, cũng nên lưu ý là trong các mạng VPN dựa trên giao thức TLS thì loại thuật toán mã hóa và độ dài khóa được sử dụng cũng rất quan trọng.

Có nên tự tạo VPN?

Hầu hết các router mới đều được tính hợp VPN

Tự tạo VPN là một lựa chọn thích hợp nếu bạn là một người yêu công nghệ, cần truy cập các thiết bị trong mạng gia đình ở bất cứ nơi nào, và muốn tránh các nguy cơ rò rỉ thông tin, đảm bảo bảo mật cho hệ thống mạng của mình. Các model router đời mới thường được tích hợp tính năng VPN, vì vậy bạn không cần phải xây dựng và thiết lập máy chủ VPN riêng biệt chuyên dụng. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung khi bạn sử dụng giải pháp VPN trên router đó là càng ít mở cổng trong router các tốt. Đồng thời bạn nên tắt tính năng UPnP (Universal Plug and Play) để những chiếc camera IP kém bảo mật không bị rò rỉ hình ảnh riêng tư cho cả thế giới cùng xem.

 

Tin liên quan

24/11/2023

Viettel IDC xây dựng giải pháp email server trên AWS cho Viettel Post

Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đến trải nghiệm của người dùng, Viettel Post đã bắt đầu thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành, quản lý, trong đó không thể không nhắc đến việc tích hợp các giải pháp tiên tiến vào hệ thống gửi email hóa đơn điện tử cho khách hàng.

22/11/2023

Live Streaming và mối liên kết không thể thiếu với công nghệ CDN

Live streaming đã trở thành xu hướng, được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hình thức này cho phép người dùng chia sẻ những trải nghiệm trực tiếp, tương tác với khán giả và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc, để đảm bảo một buổi phát sóng không gặp sự cố gián đoạn hoặc độ trễ thì công nghệ nào sẽ gián tiếp hỗ trợ?

15/11/2023

Tham gia Tiếp thị liên kết dễ dàng - Tăng thu nhập không giới hạn cùng Viettel IDC

Với việc trở thành Đối tác Tiếp thị liên kết của Viettel IDC (Publisher), bạn sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập thụ động không giới hạn với mức hoa hồng lên đến 4% tổng giá trị đơn hàng.

03/11/2023

Tích hợp ESG vào chiến lược phát triển trung tâm dữ liệu bền vững

Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp chuyển dịch sang năng lượng sạch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững...

03/11/2023

Green Cloud: Hiện thực hóa hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp

​So với giải pháp truyền thống hiện nay, giải pháp máy tính ảo trên đám mây giúp tiết kiệm năng lượng hơn 93% so với cơ sở hạ tầng thông thường.

23/09/2023

Dịch vụ Cloud Server - Sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp startup

Với dịch vụ Cloud Server, doanh nghiệp có thể giảm chi phí hiệu quả, tận dụng tính linh hoạt để mở rộng tài nguyên khi cần, đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin tối đa.

18/10/2023

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

13/10/2023

Object Storage - Giải pháp lưu trữ trong các hệ thống CNTT hiện đại

Object Storage được đánh giá cao nhờ linh hoạt, có khả năng mở rộng và đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu, phục vụ tối ưu cho việc lưu trữ dữ liệu lớn, phân tán trên đám mây. Đây cũng là lựa chọn thay thế cho các hệ thống lưu trữ truyền thống. Hãy cùng khám phá sâu hơn về tầm quan trọng và tính năng của dịch vụ này qua bài viết sau đây.

01/10/2023

Khám phá tiện ích và sự đa dạng của dịch vụ thuê máy chủ ảo tại Viettel IDC

Dịch vụ thuê máy chủ ảo tại Viettel IDC là giải pháp mang đến môi trường linh hoạt cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành. Với nền tảng điện toán đám mây chất lượng, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh tài nguyên máy chủ theo nhu cầu thực tế, giúp tối ưu hiệu suất làm việc.

12/09/2023

Viettel IDC đáp ứng Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Với gần 78 triệu người sử dụng internet (chiếm hơn 79% dân số), Việt Nam hiện đang xếp thứ 12 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet. Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và hạ tầng không gian mạng, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng.

// doi link