Những phương pháp ẩn mình của Ransomware là gì? Đâu sẽ là mục tiêu tấn công của Ransomware?

27/05/2022

Khái niệm về Ransomware là gì? Về cơ bản, nó có thể hiểu là phần mềm độc hại sử dụng mã hóa để giữ dữ liệu quan trọng của người dùng hoặc tổ chức để họ không thể truy cập tệp, cơ sở dữ liệu hoặc ứng dụng. Sau đó, hacker sẽ yêu cầu một khoản tiền chuộc để được cung cấp quyền truy cập. Vậy phương pháp ẩn mình của Ransomware là gì? Những ai có thể trở thành nạn nhân của nó? Hãy cùng Viettel IDC đi tìm câu trả lời trong bài viết Ransomware là gì này nhé.

Ransomware là gì? Phương pháp ẩn mình của Ransomware là gì?

Ransomware là gì? Phương pháp ẩn mình của Ransomware là gì?

Những phương pháp ẩn mình của Ransomware là gì?

Cách thức ẩn mình của virus Ransomware là gì? Có lẽ đây là câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm khi bắt đầu tìm hiểu về Ransomware là gì. Thực tế, để tránh cho người dùng và các giải pháp bảo mật phát hiện, các hacker đã trang bị cho nó nhiều thuật toán “ẩn mình” và phổ biến nhất vẫn là các thuật sau:

+ Detection: Phương thức tấn công Detection trong Ransomware là gì? Đây được hiểu là phương pháp do thám. Lúc này, các phần mềm độc hại sẽ dò xét môi trường để đề phòng nguy cơ chúng đang ở trong một môi trường bị ảo hóa và trốn tránh được sự phát hiện của các giải pháp bảo mật.

+ Timing: Cách thức chống Ransomware là gì? Bạn biết đấy, đó chính là việc sử dụng phần mềm diệt virus, tuy nhiên không phải tất cả mọi phần mềm đều hoàn hảo, dù chúng có thể liên tục phát ra các cảnh báo nhưng vẫn rất khó có thể bảo vệ mọi khía cạnh của hệ thống, nhất là khi đối mặt với loại tấn công nguy hiểm như Ransomware. Vậy vấn đề đặt ra lúc này là cách thức tấn công của Ransomware là gì khi thiết bị đã được cài phần mềm chống virus? Câu trả lời chính là việc nó sẽ tranh thủ xâm nhập vào khoảng thời gian “chết” khi thiết bị đang bật/tắt hoặc lúc các phần mềm diệt virus chưa kịp khởi động.

+ Communication: Nếu bạn biết mã độc Ransomware là gì, bạn sẽ thấy loại tấn công này có thể ẩn nấp vào file dữ liệu, do đó nếu bạn không cảnh giác khi download các file từ các nguồn không xác định sẽ rất dễ bị nhiễm Ransomware. Ngay lập tức, các Ransomware sẽ liên lạc với máy chỉ huy để nhận hướng dẫn. Tuy nhiên lợi dụng điểm này, các phần mềm diệt virus có thể phát hiện các địa chỉ IP cụ thể và ngăn chặn kịp thời các giao tiếp đó.

+ False Operation: Khi máy tính bị nhiễm Ransomware ngay lập tức một chương trình giả mạo có thể hiện ra. Nếu bạn không nắm rõ được về khái niệm Ransomware là gì và cách thức ẩn mình của Ransomware là gì thì rất dễ dàng bạn sẽ lầm tưởng đây là một chương trình bình thường của hệ điều hành và làm theo các hướng dẫn của chúng khiến các virus lây lan với tốc độ chóng mặt.

Những ưu điểm của dịch vụ bảo mật đám mây - Cloudrity tại Viettel IDC

>> Xem thêm: Botnet là gì? Cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết về 7 loại tấn công botnet

Những ai có thể trở thành nạn nhân của Ransomware?

Thứ nhất: Doanh nghiệp

Tác hại của Ransomware là gì chắc hẳn bạn cũng nắm bắt được rồi, nhưng nói gì thì nói, các doanh nghiệp vẫn luôn là mục tiêu hàng đầu của phần mềm tống tiền. Bởi lẽ, những doanh nghiệp này thường sở hữu cho mình tiềm lực tài chính ổn định và được coi là “miếng mồi béo bở” và thường sẽ chi trả cho hacker khi đứng trước những lời đe dọa xóa hoặc đánh cắp dữ liệu của khách hàng.

Thứ hai: Các tổ chức

Bên cạnh doanh nghiệp, các tổ chức như giáo dục, y tế, chính phủ,... đều là những đơn vị thường xuyên phải truy cập vào các cơ sở dữ liệu quan trọng và nhạy cảm. Chính vì thế, đây cũng có thể trở thành đối tượng bị tấn công vì hacker cho rằng họ có khả năng sẽ trả tiền chuộc trong thời gian ngắn để kẻ tấn công giữ im lặng.

Ngoài ra, hacker cũng có thể nhắm đến các trường đại học vì các đơn vị này thường có đội ngũ và giải pháp bảo mật còn hạn chế, trong khi lại sở hữu một nền tảng thông tin người dùng lớn.

Thứ ba: Cá nhân

Đối tượng cuối cùng mà Viettel IDC muốn chia sẻ đến độc giả trong bài viết Ransomware là gì chính là những người dùng cá nhân có quyền lực và tài chính đủ mạnh như CEO - Founder - Manager trong các doanh nghiệp và tập đoàn lớn.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa là những người dùng cá nhân bình thường sử dụng Internet thì không có nguy cơ bị tấn công bởi Ransomware. Trên thực tế, có rất nhiều loại Ransomware có thể tự động lan rộng khắp Internet và bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ về virus Ransomware là gì và tác hại của Ransomware là gì để có những giải pháp phòng tránh phù hợp.

>> Xem thêm: Ransomware là gì? Gợi ý 3 cách phòng chống Ransomware hiệu quả mà người dùng không nên bỏ qua

Lời kết

Để chuộc lại các file dữ liệu bị nhiễm Ransomware, người dùng phải trả tiền cho hacker qua các đồng tiền ảo như Bitcoin,... Do đó yếu tố cảnh giác và sử dụng các giải pháp bảo mật được coi là điều tối quan trọng để tránh bị nhiễm Ransomware. Mong rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về Ransomware là gì và phương pháp ẩn mình của Ransomware là gì. Tại Viettel IDC đang cung cấp đến khách hàng các dịch vụ bảo mật giúp ngăn chặn các cuộc tấn công Ransomware nguy hiểm như Cloud Firewall hay Cloud Security.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Firewall hay Cloud Security tại Viettel IDC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

19/07/2024

Backup và DR: Những biện pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu sau thảm họa

Ngày nay, dữ liệu được xem là nguồn tài sản quý giá, các nhà phân tích thị trường như Gartner và IDC đã gọi với một cái tên là "Kỷ nguyên dữ liệu". Tại Việt Nam, trong hành trình chuyển đổi số hiện nay, dữ liệu được coi là một thành phần căn bản, nếu không có dữ liệu thì sẽ không có chuyển đổi số.

16/07/2024

Viettel IDC được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Mới đây, Viettel IDC đã được trao danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" và là một trong những đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động chăm lo đời sống cho CBNV.

01/07/2024

Cùng nhìn lại dấu ấn Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure (DCCI) Summit 2024

Vào ngày 26.06.2024 vừa qua, DCCI Summit được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề "Phát triển tương lai số bền vững" đã diễn ra thành công tốt đẹp.

07/03/2024

Khám phá 3 ứng dụng nổi bật của mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang tạo nên những đột phá mới, mở ra cánh cửa cho vô số ứng dụng sáng tạo. Bài viết này sẽ giới thiệu 3 ví dụ điển hình về cách thức các mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang được ứng dụng, giúp bạn hiểu hơn về công nghệ AI này.

07/03/2024

SSL miễn phí và trả phí - Đâu là lựa chọn thông minh?

Với sự xuất hiện của nhiều loại SSL khác nhau, không ít người băn khoăn có nên lựa chọn SSL miễn phí hay không. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ điểm qua các thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ lợi ích và hạn chế khi đăng ký SSL miễn phí.

20/05/2024

NPU là gì? Khám phá lợi ích nổi bật của NPU có thể bạn chưa biết

Ứng dụng NPU được xem là công cụ giúp người dùng khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo hiệu quả hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về NPU là gì, bao gồm cách thức hoạt động, lợi ích cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc giải quyết các nhiệm vụ AI trong đời sống.

11/04/2024

Cyber attack là gì? Các loại hình tấn công và giải pháp ngăn chặn phổ biến

Cyber attack được xem là vấn đề an ninh mạng mà không một cá nhân, tổ chức nào có thể xem nhẹ. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu tổng quan Cyber Attack là gì cũng như giải pháp phòng chống đáng cân nhắc nhé.

18/04/2024

Hiểu về 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay

Với khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả, Cloud Storage - lưu trữ đám mây đang dần trở thành giải pháp linh hoạt và hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá về 3 loại lưu trữ đám mây chính hiện nay với bài viết sau nhé.

16/04/2024

Mức độ nguy hiểm của lỗ hổng Zero Day Attack có thể bạn chưa biết

Một trong những nguy hiểm tiềm ẩn mà người dùng cần đặc biệt lưu ý là lỗ hổng Zero Day Attack. Vậy Zero Day Attack là gì? Mức độ nguy hiểm của chúng có gì đáng lưu tâm? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau, giúp bạn nâng cao ý thức phòng tránh khỏi những mối đe dọa tiềm ẩn này nhé.

15/04/2024

Bí quyết tăng tốc website nhanh chóng và dễ dàng

Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ hướng dẫn bạn những bí quyết giúp tăng tốc website nhanh chóng và hiệu quả, giúp tối ưu hiệu suất, tốc độ website của mình, hãy cùng điểm qua nhé.

// doi link