Những thông tin nhất định phải biết về Ethereum mới phiên bản 2.0

11/10/2022
Ethereum 2.0, còn được biết đến là Eth2 hay “Serenity”, là một bản nâng cấp dành cho Ethereum Node, hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể chức năng và trải nghiệm của toàn bộ mạng. Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Với việc Ethereum là một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất trên hành tinh, việc tìm hiểu Ethereum 2.0 thực sự là gì và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ lĩnh vực tiền mã hóa vô cùng quan trọng. Ở bài viết này, Viettel IDC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin nhất định phải biết về Ethereum phiên bản 2.0 nhé!
 
1. Ethereum 2.0 là gì? 
Ethereum 2.0 là quá trình nâng cấp mạng lưới Ethereum chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS). Khi bản nâng cấp được hoàn thành, chuỗi Ethereum 2.0 sẽ được ra đời với sự hợp nhất giữa chuỗi Ethereum hiện tại và chuỗi Beacon.
Mục đích chính của Ethereum 2.0 là nâng cao tốc độ giao dịch, xử lý nhiều giao dịch, giảm thiểu nghẽn mạng và mở rộng mạng lưới cho các tránh tình trạng tắc nghẽn.

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật từ A - Z về dịch vụ Blockchain

2. Sự khác biệt giữa Ethereum và Ethereum 2.0
Khác biệt lớn nhất giữa Ethereum và Ethereum 2.0 liên quan đến việc sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS), chuỗi phân đoạn (Shard Chain) và chuỗi beacon. Chúng ta hãy xem xét những khác biệt này một cách chi tiết hơn.

Proof of stake
Proof of Work (PoW) là cơ chế đồng thuận của Ethereum (và nhiều Blockchain khác) để giữ cho mạng an toàn và cập nhật bằng cách thưởng cho những thợ đào vì đã tạo và xác thực các khối trên Blockchain. Thật không may, PoW không thể mở rộng vì khi Blockchain phát triển, nó đòi hỏi lượng sức mạnh tính toán ngày càng tăng.
Proof of Stake (PoS) giải quyết vấn đề này bằng cách thay thế sức mạnh tính toán bằng cơ chế “bỏ vốn vào trò chơi”. Điều đó có nghĩa là, miễn là bạn có tối thiểu 32 ETH, bạn có thể cam kết (tức là Stake), trở thành một trình xác thực và được thanh toán bằng cách xác nhận các giao dịch. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách hoạt động của PoS và hoạt động stake, hãy đọc thêm bài viết Proof of Stake (PoS) Là Gì?.

Sharding
Bất kỳ ai muốn truy cập vào mạng Ethereum đều phải thông qua một Node. Mỗi Node lưu trữ một bản sao của toàn bộ mạng, có nghĩa là Node phải tải xuống, tính toán, lưu trữ và xử lý mọi giao dịch kể từ khi Ethereum Node bắt đầu tồn tại. Chính điều này đã làm mọi thứ chậm lại.
Sharding cũng giống như bất kỳ Blockchain nào khác, ngoại trừ việc chúng chỉ chứa các tập con cụ thể của toàn bộ Blockchain. Điều này hỗ trợ cho các node vì chúng chỉ phải quản lý một phần hoặc một phân đoạn của mạng Ethereum. Điều này giúp tăng thông lượng giao dịch và năng lực tổng thể của Ethereum.

Chuỗi beacon
Với các chuỗi phân đoạn hoạt động song song, cần một thứ để đảm bảo rằng tất cả chúng luôn đồng bộ với nhau. Chuỗi beacon sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp sự đồng thuận cho tất cả các chuỗi phân đoạn đang chạy song song.
Chuỗi beacon là một Blockchain hoàn toàn mới đóng vai trò trung tâm trong Ethereum 2.0. Nếu không có nó, việc chia sẻ thông tin giữa các phân đoạn sẽ không thể được thực hiện và khả năng mở rộng sẽ không tồn tại. Vì lý do này, người ta đã tuyên bố rằng nó sẽ là tính năng đầu tiên xuất hiện khi chuyển sang Ethereum 2.0.
 
2. Các khả năng ưu việt của Ethereum 2.0
Một trong những lý do chính mà các nhà phát triển muốn nâng cấp lên Ethereum 2.0
là khả năng mở rộng của nó. Với Ethereum 1.0, mạng lưới chỉ có thể hỗ trợ khoảng 30 giao dịch mỗi giây, dẫn đến tình trạng chậm trễ và tắc nghẽn. Ethereum 2.0 hứa hẹn nâng số lượng giao dịch lên 100.000 mỗi giây thông qua triển khai các shard chains.
Chưa hết, Ethereum 2.0 được phát triển với trọng tâm là bảo mật, khi nó sẽ dựa vào các Shard và yêu cầu ít nhất 16.384 trình xác thực để vận hành mạng.

Xem thêm: Dịch vụ thuê Ethereum Blockchain Node uy tín chất lượng tại Việt Nam

3. Các giai đoạn nâng cấp Ethereum 2.0
Việc nâng cấp lên Ethereum 2.0 được chia làm 3 giai đoạn: 0, 1 và 2. Giai đoạn 0 bắt đầu vào ngày 1/12/2020, và các giai đoạn tiếp theo sẽ bắt đầu lần lượt trong các năm sau đó.
 
- Giai Đoạn 0: Giai đoạn đầu này sẽ được triển khai vào tháng 12 năm 2020, nhằm thực hiện Beacon Chain với mục đích là giới thiệu cơ chế PoS, lưu trữ và quản lý sổ đăng ký của trình xác thực. Điều đáng lưu ý là mạng PoW hiện tại và Beacon Chain sẽ chạy cùng lúc để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra liên tục.
 
- Giai Đoạn 1: Quá trình tích hợp các chuỗi shard và hợp nhất chuỗi Beacon vào Blockchain sẽ diễn ra trong Giai Đoạn 1 của Ethereum 2.0. Ban đầu, mạng sẽ khởi chạy với 64 shard không hỗ trợ Smart Contract và tài khoản. Tiếp theo sẽ đến Giai Đoạn 1.5 tạm thời khi mạng chính Ethereum trở thành một Shard và áp dụng PoS.
 
- Giai Đoạn 2 : Cuối cùng, dự kiến giai đoạn này sẽ được khởi chạy vào cuối năm 2021 hoặc nửa đầu năm 2022. Các Shard hỗ trợ Smart Contract nằm trong giai đoạn này và dần hoạt động đầy đủ, cùng với tài khoản, tính năng chuyển tiền, rút tiền, chuyển Shard chéo và quyền chọn mua hợp đồng. Ethereum WebAssembly (EWASM) sẽ thay thế Máy Ảo Ethereum (EVM) hiện tại. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này sẽ trải qua nhiều giai đoạn.
 
Cuối cùng, Ethereum sẽ trở thành môi trường có khả năng mở rộng cao hơn với nhiều tiềm năng phát triển hơn nếu thực hiện nâng cấp thành công. Theo kịch bản lạc quan nhất, Ethereum Node sẽ có thể xử lý khoảng 30 giao dịch mỗi giây và nhảy vọt lên 100.000, đây thực sự là điều đáng kinh ngạc.
 
Tổng kết
Có thể thấy, Ethereum đã trải qua một quá trình rất dài để có thể phát triển và trở thành Etherum 2.0 như hiện nay. Với đà tăng trưởng và khả năng ưu việt, chắc chắn rằng Ethereum 2.0 sẽ còn có thể mở rộng và tiên tiến hơn nữa. Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã có cho mình một lượng kiến thức nhất định về Ethereum 2.0. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi hay muốn tìm cho mình 1 nhà cung cấp Ethereum Blockchain Node, thì đừng ngần ngại gì mà hãy gọi ngay cho Viettel IDC nhé!
 
Để tìm hiểu thêm về các gói dịch vụ Viettel Blockchain Node, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
 
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

16/09/2024

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.

16/09/2024

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.

16/09/2024

Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?

Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?

16/09/2024

Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo

Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?

16/09/2024

CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU

Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?

16/09/2024

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.

16/09/2024

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.

16/09/2024

3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống

Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.

16/09/2024

13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay

Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.

16/09/2024

Tấn công chuỗi cung ứng là gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp không nhất thiết xuất phát từ hệ thống nội bộ, đôi khi chúng có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng bao gồm đối tác và nhà cung cấp. Do đó, hành động tấn công chuỗi cung ứng không chỉ là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia toàn cầu.

// doi link