Office 365 chính thức đổi tên thành Microsoft 365 với nhiều ứng dụng và tính năng mới

01/04/2020
22 tháng 4 tới, Office 365 sẽ được đổi thành Microsoft 365 nhưng không chỉ là tên gọi, Microsoft nhấn mạnh đây là một "Dịch vụ thuê bao dành cho cuộc sống của bạn" - ám chỉ nhiều hơn là một gói công cụ văn phòng. Vậy sẽ có những cập nhật gì mới?

Microsoft 365 cơ bản vẫn bao gồm những dịch vụ và công cụ của Office 365 nhưng Microsoft đã bổ sung nhiều thứ khác rất sáng tạo như Microsoft Editor và đặc biệt là những ứng dụng/dịch vụ bên ngoài. Hiện tại Microsoft đã hợp tác với những công ty như Adobe, Headspace, Bark,... để đưa thêm các dịch vụ và ứng dụng của họ vào Microsoft 365.

 
Microsoft 365

Microsoft 365 có hướng đi như Xbox Game Pass:

Yusuf Mehdi - lãnh đạo bộ phận Modern Life của Microsoft cho rằng dịch vụ Microsoft 365 sẽ thu hút người dùng khi kết hợp giữa những dịch vụ, công cụ phục vụ cho cuộc sống và công việc với nhau. Được biết Microsoft đã dành hơn 1 năm để chuẩn bị cho sự chuyển dịch này và nó đánh dấu bước chuyển mình vượt ra khỏi Office với những Word, Excel, PowerPoint hay Outlook vốn đã trở thành công cụ năng suất chủ lực của các doanh nghiệp trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh của Google với những Docs, Sheets, Slides miễn phí thì Microsoft cần phải thay đổi hướng tiếp cận.

Chẳng hạn như vào năm 2014, Microsoft đã bắt đầu phát hành Office cho các nền tảng khác như iPad, iPhone và Android. Công ty cũng đã biến OneNote thành công cụ ghi chú chuyên nghiệp miễn phí, cài sẵn trên mọi máy tính Windows 10 và có mặt hầu hết các nền tảng chính nhằm cạnh tranh với Evernote, Google Keep hay Apple Note. Cũng từ đây mà diện mạo của Microsoft thay đổi, thời của Satya Nadella thì công ty đang phát triển theo hướng cởi mở hơn là bảo thủ theo kiểu Steve Ballmer.

Hướng đi của Microsoft 365 sẽ giống như Xbox Game Pass - dịch vụ thuê bao game, trong đó người dùng có thể tiếp cận với hơn 260 tựa game đến từ Xbox lẫn các nhà phát triển ngoài như Square Enix với series Final Fantasy và Bethesda với DOOM,…

 

Các tính năng mới và ứng dụng mới trong Microsoft 365

Microsoft Editor là tính năng đáng chú ý nhất, hiện đã hỗ trợ 20 ngôn ngữ và sẽ được phát hành chính thức vào 22 tháng 4. Trình biên tập này sẽ tự động theo dõi những gì bạn gõ và gợi ý những từ, cụm từ khác nhau sao cho giảm biệt ngữ và khiến đoạn văn trở nên ngắn gọn hơn với cùng một ý muốn thể hiện. Nó sẽ được tích hợp trong bộ Office của Microsoft 365 với các tính năng như kiểm tra đạo văn và phê bình ngôn ngữ bằng cách gợi ý các thuật ngữ kiểu như "police officer" thay vì "policeman".

Ngoài ra, Microsoft Editor còn xuất hiện trên trình duyệt dưới dạng một extension nhưng hiện chỉ có một vài người đùn đang được xài thử. Có thể nói đây là một phiên bản Grammaly của Microsoft và có thể sẽ xịn hơn nữa.

Đối với PowerPoint, Microsoft bổ sung nhiều tính năng mới chẳng hạn như lắng nghe bạn khi tập thuyết trình và đưa ra các đề nghị thay đổi trên slide.

Đối với Excel, Microsoft sẽ bổ sung tính năng Money - liên kết với các ngân hàng, thẻ tín dụng để người dùng có thể lấy dữ liệu chi tiêu của mình xuống, từ đó lập ra kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn. Microsoft nói rằng những tính năng này có thể giúp bạn cải thiện thói quen chi tiêu bằng việc nhìn thấy được những khoản chi trong từng danh mục chẳng hạn như nhu yếu phẩm mỗi tháng, từ đó chủ động cảnh báo về sự thay đổi giá cả đối với các khoản thanh toán định kỳ, các loại phí ngân hàng, cảnh báo thấu chi,…

 

Microsoft 365 - Microsoft Teams:

Microsoft 365 sẽ bao gồm cả Microsoft  Teams - một nền tảng giống như Slack để quản lý, trao đổi công việc theo nhóm nhưng giờ đây mở rộng ra cho cả gia đình. Thông qua Teams thì gia đình có thể cùng nhau trò chuyện, lên kế hoạch thực hiện các công việc, cùng nhau xử lý, xây dựng các khoản ngân sách gia đình hay cha mẹ có thể giúp trẻ làm bài tập về nhà.

- Theo: Microsoft 365 -

Tin liên quan

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

06/04/2023

SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp

Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).

04/04/2023

​7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation

Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.

05/04/2023

Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)

Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.

04/04/2023

Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC

SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!

03/04/2023

Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?

Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!

02/04/2023

Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?

Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!

01/04/2023

Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?

Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.

// doi link