Kubernetes và Docker khác gì nhau? Nên lựa chọn công nghệ nào?

26/09/2024

Docker và Kubernetes là hai công nghệ đột phá đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và quản lý phần mềm trên môi trường đám mây. Đây đều là những nền tảng container hóa tiêu chuẩn nhất hiện nay, giúp tạo môi trường chạy ứng dụng ổn định và nhất quán, song giữa chúng lại có những đặc điểm, tính năng hoàn toàn khác biệt. Vậy Docker hay Kubernetes mới là sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp? Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC khám phá sự khác biệt giữa Docker và Kubernetes để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

so sánh Docker và Kubernetes

Để có góc nhìn tổng quan về nền tảng Docker và Kubernetes, trước tiên cần nắm rõ khái niệm về công nghệ container. Đây là công nghệ giúp đóng gói và cô lập ứng dụng trong một môi trường độc lập (được gọi là bộ chứa - container) có chứa đầy đủ các thành phần cần thiết để chạy phần mềm, đảm bảo hoạt động ổn định và đáng tin cậy khi chuyển giao giữa các môi trường máy tính khác nhau.

Hiện nay, các nhà phát triển đang ứng dụng nhiều loại công nghệ phổ biến để container hóa. Trong đó, Docker và Kubernetes là hai nền tảng không thể tách rời trong quá trình xây dựng và vận hành các ứng dụng trên container. Sự kết hợp giữa hai công nghệ này giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai và quản lý các ứng dụng, phần mềm một cách ổn định và hiệu quả.

So sánh Kubernetes và Docker

Docker là nền tảng container hóa mã nguồn mở, cho phép đóng gói và triển khai ứng dụng được container trên nhiều môi trường máy tính khác nhau. Các thành phần chính của docker bao gồm: Docker engine (tạo và quản lý các container), Docker images (mẫu chứa các thành phần cần thiết để chạy phần mềm, ứng dụng).

Kubernetes là nền tảng quản lý các container giúp điều phối và quản lý ứng dụng chứa trong nhiều môi trường khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi để cấu hình và tự động hóa triển khai ứng dụng.

Về cơ bản, Docker là công nghệ thực hiện container hóa và Kubernetes là bộ điều phối container cho các nền tảng container như Docker. Hai công nghệ này hoàn toàn khác nhau về chức năng cũng như cách thức hoạt động trong quá trình phân phối ứng dụng, phần mềm.

So sánh Kubernetes và Docker

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa Docker và Kubernetes:

 

Docker

Kubernetes

Chức năng

- Nền tảng nguồn mở để tạo và triển khai các container, giúp ứng dụng trong container hoạt động ổn định và nhất quán trong nhiều môi trường máy tính khác nhau; 

- Nhiều container chạy trên cùng một phần cứng, năng suất rất cao

- Nền tảng nguồn mở để quản lý, duy trì và điều phối các container ở quy mô lớn; 

- Sử dụng kết hợp với Docker để kiểm soát và cài đặt các ứng dụng trong container một cách tốt hơn

Ứng dụng

Đóng gói ứng dụng docker images (mẫu chứa mã ứng dụng, thư viện và các thành phần phụ thuộc cần thiết để chạy ứng dụng, phần mềm)

Điều phối nhiều container trên nhiều máy chủ

Khả năng mở rộng

Không hỗ trợ tự động mở rộng quy mô

Hỗ trợ tự động mở rộng container trong một cluster, khám phá dịch vụ và cân bằng tải

Độ phức tạp

Dễ dàng thiết lập và sử dụng

Thiết lập và cấu hình phức tạp hơn

Khả năng tương thích 

Cho phép chuyển đổi giữa các thời gian chạy container khác nhau mà không cần thay đổi cấu hình Docker daemon

Hỗ trợ nhiều thời gian chạy container, mang lại tính linh hoạt và khả năng tương thích cao hơn với các công nghệ container khác nhau

Xem thêm:

- Cách thức hoạt động của Docker container có thể bạn chưa biết

Kubernetes Pod là gì? Tìm hiểu chi tiết về Kubernetes Pod

HPA là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động trong Kubernetes

Trường hợp nào nên sử dụng Kubernetes và Docker?

Công nghệ Docker và Kubernetes được sử dụng trong các trường hợp cụ thể, phù hợp với chức năng và đặc tính riêng như sau:

- Tạo container: Docker đặc biệt hữu ích trong việc phát triển ứng dụng vi dịch vụ. Mỗi vi dịch vụ là một thành phần độc lập, thực hiện một chức năng riêng biệt trong ứng dụng và được đóng gói trong một container. Với Docker, các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng container image chứa đầy đủ mã nguồn, thư viện hệ thống và cấu hình cần thiết. Những hình ảnh này có thể được triển khai trên bất kỳ môi trường nào, giúp đảm bảo ứng dụng chạy nhất quán từ môi trường phát triển (coding) đến sản xuất (production).

- Quản lý container: Kubernetes được ứng dụng rộng rãi để quản lý container ở quy mô lớn với khả năng tự động hóa việc triển khai, mở rộng và quản lý container một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Kubernetes còn hỗ trợ điều phối nhiều container, lên lịch và điều chỉnh quy mô ứng dụng khi lưu lượng tăng cao. Khi một ứng dụng có hàng trăm hoặc hàng nghìn vi dịch vụ, Kubernetes giúp quản lý tự động, từ việc phân bổ tài nguyên, điều chỉnh quy mô đến việc đảm bảo ứng dụng luôn hoạt động ổn định. Đặc biệt, Kubernetes có khả năng quản lý container trên nhiều nền tảng đám mây khác nhau, tự động phát hiện và khởi động lại các container gặp sự cố, đảm bảo ứng dụng luôn hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn.

Có thể sử dụng Docker mà không có Kubernetes?

Trên thực tế, Docker có thể hoạt động độc lập mà không cần kết hợp với Kubernetes. Mặc dù Kubernetes mang lại nhiều lợi ích, song công nghệ này đòi hỏi thiết lập và cấu hình phức tạp cũng như chi phí triển khai tương đối cao. Với các ứng dụng nhỏ hoặc không yêu cầu quản lý phức tạp, Docker hoàn toàn đủ điều kiện đáp ứng. Ngoài ra, các dịch vụ đám mây như AWS, GCP đã được tích hợp khả năng điều phối, giúp đơn giản hóa việc sử dụng container mà không cần đến nền tảng quản lý như Kubernetes.

Có thể sử dụng Kubernetes mà không có Docker?

Ngược lại, Kubernetes cần một môi trường container để có thể hoạt động. Công nghệ này được ứng dụng trong bất kỳ môi trường container nào, song lại được sử dụng phổ biến nhất với Docker. Bên cạnh đó, một số môi trường container runtime có thể triển khai với Kubernetes bao gồm RunC, cri-o,...

Nên lựa chọn Kubernetes hay Docker?

Việc lựa chọn giữa Docker và Kubernetes phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể, ngân sách và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Mỗi nền tảng đều có những tính năng và ưu điểm phù hợp với đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp, song lại có mối quan hệ bổ sung chặt chẽ. Trong khi Docker tập trung tạo lập và đóng gói phần mềm, ứng dụng, Kubernetes lại đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều phối container trong nền tảng container hóa, đảm bảo thành phần trong container hoạt động ổn định. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn kết hợp cả hai công nghệ, tận dụng tối đa lợi ích của chúng để quản lý và phát triển phần mềm, ứng dụng.

Tổng kết

Docker và Kubernetes đều là nền tảng container hóa thiết yếu giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển và quản lý ứng dụng trên nhiều môi trường khác nhau. Hiểu rõ về sự khác biệt giữa Docker và Kubernetes sẽ giúp lựa chọn được nền tảng tối ưu phù hợp với nhu cầu, quy mô và mục tiêu của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp đang triển khai các ứng dụng quy mô lớn và phức tạp, dịch vụ Viettel Open Kubernetes Service (vOKS) đến từ Viettel IDC là sự lựa chọn hoàn hảo giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng, triển khai, nhân rộng và quản lý các ứng dụng được đóng gói theo hình thái container. Hiện nay, dịch vụ vOKS đã được phát triển và cập nhật các tính năng bổ trợ trong phiên bản 1.28, đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của doanh nghiệp trong thời đại số.

- Với tính năng Node group, vOKS hỗ trợ khởi tạo và quản lý các Worker nodes có cấu hình giống nhau trong cùng một cụm tài nguyên Kubernetes. Doanh nghiệp có thể phân chia Node group cho các ứng dụng phù hợp, phục vụ đa dạng nhu cầu sử dụng hạ tầng khi triển khai và quản lý ứng dụng dạng container. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn lên tới 10 cấu hình Worker node cho Node group trong 1 cụm tài nguyên Kubernetes.

- Tính năng Node group được cung cấp đa dạng theo cả hai hình thức thanh toán Saving plan & Pay-as-you-go, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

- Tích hợp tính năng Autoscale worker node theo chiều ngang (Horizontal Scaling) và chiều dọc (Vertical Scaling) giúp linh hoạt mở rộng quy mô sử dụng, tối ưu tài nguyên sử dụng theo tài nguyên người dùng truy cập thực tế.

- Tạo các thuộc tính Labels và Taints nhanh chóng cho các Worker nodes thuộc cùng node group.

- Khởi tạo các công cụ bổ sung hỗ trợ như Kubernetes Dashboard, Prometheus, Grafana một cách nhanh chóng và dễ dàng trên giao diện quản trị dịch vụ do Viettel IDC phát triển.

- vOKS hỗ trợ xem lịch sử thao tác trên cụm tài nguyên Kubernetes, giúp kiểm soát mọi thay đổi với dịch vụ.

- Viettel Open Kubernetes Service phiên bản 1.28 với những tính năng nổi bật đã được nâng cấp lên trạng thái ổn định như hỗ trợ khôi phục các workload stateful sau khi node bị tắt không chuẩn hoặc gặp lỗi không thể khôi phục, tự động cấp phát StorageClass mặc định cho các PersistentVolumeClaim (PVC),...

Với những tính năng đột phá mới, Viettel Open Kubernetes Service là sự lựa chọn hàng đầu để quản lý, triển khai và bảo vệ ứng dụng của doanh nghiệp.

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ Viettel Open Kubernetes Service, liên hệ Viettel IDC ngay hôm nay:

- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Tin liên quan

26/09/2024

VPS GPU là gì? Lưu ý khi thuê VPS có GPU

VPS GPU đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp và cá nhân yêu cầu khả năng xử lý mạnh mẽ cho các ứng dụng đặc thù. Từ việc huấn luyện trí tuệ nhân tạo, render video, đến dựng hình 3D,... VPS GPU mang lại hiệu suất vượt trội và khả năng xử lý đồ họa ấn tượng.

26/09/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn tấn công hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

25/09/2024

So sánh Generative AI và AI truyền thống

Generative AI là một bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo, được ứng dụng trong mọi lĩnh vực nhằm tối ưu hoá hiệu suất làm việc. Vậy Generative AI khác gì AI truyền thống? Xu hướng mới của hai công nghệ này là gì? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết về AI và Gen AI ngay trong bài viết dưới đây.

25/09/2024

Chuyên gia chia sẻ cách lựa chọn Data Center tiêu chuẩn

Data Center là cơ sở dữ liệu tập trung hệ thống máy tính, thiết bị lưu trữ và xử lý dữ liệu của doanh nghiệp. Cấu trúc của Data Center khá phức tạp, yêu cầu tính bảo mật và hệ thống lưu trữ dữ liệu khổng lồ nên doanh nghiệp thường thuê ngoài. Vậy làm cách nào để lựa chọn Data Center tiêu chuẩn, đáng tin cậy? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

25/09/2024

Tiêu chuẩn ISO là gì? 5 chứng chỉ ISO phổ biến ở Việt Nam

Tiêu chuẩn ISO là hệ thống quy tắc được chuẩn hoá quốc tế, nhằm đảm bảo chất lượng, mức độ an toàn và hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại. Vậy hiện nay có những tiêu chuẩn ISO phổ biến nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

25/09/2024

HPA là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động trong Kubernetes

HPA là một tính năng cho phép tự động scale số lượng Pod, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ HPA hiện nay vẫn còn xa lạ đối với nhiều người dùng. Vậy hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu định nghĩa chính xác HPA là gì cũng như cách thức hoạt động mà tính năng này mang lại thông qua bài viết sau đây.

27/04/2022

[Cẩm nang AI] Lịch sử của trí tuệ nhân tạo - Quá khứ, hiện tại và tương lai của AI

​Kể từ những năm 1880, từ khi một nhà khoa học vĩ đại đưa ra thuật ngữ này và cùng với rất nhiều cuộc cách mạng đã xảy ra trong lĩnh vực AI, chúng ta đã chứng kiến quá trình các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển vượt bậc. Nhưng, Rome không được xây dựng trong một ngày, và AI cũng vậy.

10/09/2024

HTML là gì? Nguyên lý hoạt động trong việc xây dựng website

HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.

24/05/2022

DoS là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa DDoS và DoS là gì?

Khi bị DoS hoặc DDoS tấn công hệ thống của bạn sẽ phải hứng chịu vô vàn những phiền toái. Vì vậy việc hiểu DDoS và DoS là gì sẽ giúp bạn có các giải pháp sẵn sàng để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp bị tấn công từ chối dịch vụ. Vậy điểm khác biệt giữa hai loại tấn công DDoS và DoS là gì? Hãy cùng Viettel IDC đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

// doi link