SOCK là gì và cách sử dụng SOCK hiệu quả nhất

02/01/2024

Nếu là một Fresher hay dân bán chuyên trong ngành IT, không ít người tò mò về khái niệm SOCK là gì cũng như đang muốn tìm hiểu về một số giao thức trên không gian internet. Vậy thì hãy cùng Viettel IDC khám phá khái niệm SOCK cùng những đặc điểm, chức năng nổi bật cũng như sự khác biệt so với các giao thức khác ở bài viết sau nhé.

SOCK là gì và cách sử dụng SOCK hiệu quả nhất
SOCK là gì và cách sử dụng SOCK hiệu quả nhất

SOCK là gì?

SOCKs là một giao thức protocol được sử dụng để định nghĩa cách dữ liệu truyền qua mạng thông qua một proxy server. SOCKs là viết tắt của SOCKet Secure. Giao thức này giúp bảo mật và ẩn danh dữ liệu khi truy cập internet thông qua mạng proxy.

Socket được quản lý và theo dõi kết nối thông qua SOCKs, với 2 loại phương thức: Client trực tiếp trên trình duyệt và Server kết nối qua Proxy Server.

Server SOCKs có nhiệm vụ chính là xử lý các lệnh từ Client của hệ thống mạng doanh nghiệp, tổ chức. SOCK cũng có chức năng cho phép hoặc từ chối các yêu cầu dựa trên cách nhận diện tài khoản từ người dùng. Khi có yêu cầu kết nối, Server trả lời theo giao thức bình thường và hiển thị kết quả cho người dùng.

Đặc điểm của SOCK là gì?

Đặc điểm của SOCKS bao gồm khả năng hoạt động ở cấp độ 5 trong mô hình OSI (Application Layer) và hỗ trợ cho nhiều giao thức mạng khác nhau như TCP, UDP. Cụ thể:

Đa dạng giao thức sử dụng

Điểm nổi bật của SOCK không thể bỏ qua đó là khả năng thực hiện và hoạt động trên nhiều giao thức khác nhau, vì SOCK là một Proxy cao cấp. Giao thức này hoạt động ở tầng 5 trong mô hình OSI và hỗ trợ chuyển tiếp thông qua gói tin TCP.

Khả năng vượt tường lửa ổn định nhờ tốc độ truy cập nhanh

Điểm nổi bật thứ hai của SOCK là khả năng vượt qua tường lửa một cách hiệu quả. Dữ liệu trong quá trình tải của SOCK được đóng gói an toàn và bảo mật, giúp tránh những thuật toán của tường lửa.

Với TCP kết nối trực tiếp đến máy chủ, SOCK không cần phải đi qua các tuyến giống như HTTP. Do đó, SOCK có khả năng chạy những nội dung mà tường lửa thường hay chặn và hạn chế.

Bị giới hạn trong việc xử lý yêu cầu so với HTTP

Một hạn chế của SOCK là khả năng xử lý yêu cầu không hiệu quả bằng HTTP Proxy. Điều này xuất phát từ việc HTTP Proxy thường cài đặt nhiều công cụ xử lý hơn, làm cho SOCK Proxy trở nên không đủ linh hoạt trong việc xử lý các yêu cầu.

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa HTTP và HTTPS

SOCKS với khả năng hoạt động ở cấp độ 5 trong mô hình OSI

SOCKS với khả năng hoạt động ở cấp độ 5 trong mô hình OSI

Chức năng của SOCK là gì?

Không ít người thắc mắc liệu chức năng của SOCK là gì? Như đã đề cập trước đó, SOCK là một loại Proxy có chất lượng cao hơn so với các Proxy thông thường, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cao. Thuật ngữ "SOCKs" được tạo ra bằng cách kết hợp từ "SocketS" và dần dần phát triển bởi NEC.

SOCKs là sự thiết lập với tiêu chuẩn tối ưu nhất của Internet thông qua ITEF và được mô tả trong các RFC (Request for Comment).

Chức năng chính của SOCKs là tạo nên kết nối trung gian giữa một đầu của Socks Server này và một đầu của Socks Server khác. SOCKs thường được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ Proxy Server và tường lửa.

Cách sử dụng SOCK hiệu quả 

Để sử dụng SOCK một cách hiệu quả nhất, trước tiên bạn cần nắm rõ khái niệm SOCK là gì. Sau khi đã tìm hiểu kĩ, người dùng có thể thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Chọn loại SOCK phù hợp với nhu cầu sử dụng, có thể là SOCK 4 hoặc SOCK 5 tùy thuộc yêu cầu cụ thể của ứng dụng hoặc dịch vụ đang sử dụng

- Bước 2: Mở trình duyệt cần tùy chỉnh, ở đây chúng ta sẽ mở IE

- Bước 3: Chọn More tools

- Bước 4: Chọn Internet Options

- Bước 5: Chọn tab Connections trong bảng Internet Options

- Bước 6: Tiếp tục chọn LAN setting trong tab Connections

- Bước 7: Đánh dấu chọn 2 ô cuối trong phần Proxy Server trong mục LAN Settings

- Bước 8: Chọn tiếp nút Advanced

- Bước 9: Tìm Socks ở ô cuối trong phần Proxy settings, sau đó điền địa chỉ vào trường đầu, Port ở trường thứ 2.

- Bước 10: Nhấn OK

Sự khác nhau giữa SOCKS Proxy và HTTP Proxy

SOCKS Proxy và HTTP Proxy là hai loại proxy phổ biến được sử dụng để định tuyến dữ liệu giữa người dùng và mục tiêu trên internet, nhưng chúng có những khác biệt như:

Giao thức

- SOCKS Proxy: Sử dụng SOCK (Socket Secure) protocol, chủ yếu là SOCKS4 và SOCKS5. Ngoài ra SOCK hoạt động với nhiều giao thức nên bản thân nó không phụ thuộc vào bất kỳ giao thức nào.

- HTTP Proxy: Sử dụng một giao thức duy nhất HTTP (Hypertext Transfer Protocol) cho nên chỉ phụ thuộc vào những gì giao thức này cung cấp.

Cấp quyền truy cập

- SOCKS Proxy: Cung cấp quyền truy cập cho cả giao thức UDP và TCP, thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi kết nối thời gian thực như trò chơi trực tuyến.

- HTTP Proxy: Thường chỉ hỗ trợ giao thức TCP và có thể gặp khó khăn khi xử lý các ứng dụng yêu cầu UDP.

Ghi Log

- SOCKS Proxy: Thường không ghi log thông tin về hoạt động của người dùng.

- HTTP Proxy: Có thể ghi log chi tiết về các yêu cầu và phản hồi HTTP.

Quyết định nội dung truyền tải

- SOCKS Proxy: Hoạt động ở mức đường dẫn thấp, không can thiệp quá nhiều vào nội dung truyền tải.

-  HTTP Proxy: Có thể can thiệp nhiều hơn, thậm chí làm thay đổi nội dung HTTP.

Bảo mật tường lửa

- SOCKS Proxy: Thường được sử dụng để vượt qua tường lửa và một vài hạn chế.

- HTTP Proxy: Bảo mật cấu hình trong môi trường doanh nghiệp để kiểm soát và giám sát lưu lượng web.

Hiệu suất

- SOCKS Proxy: SOCKS Proxy hình thành trong dạng thực thể duy nhất, vì vậy mà tốc độ truyền data cũng như tải xuống rất nhanh.

- HTTP Proxy: Được chia ra thành 2 dạng là công khai và riêng tư. Riêng tư giúp người dùng truyền tải dữ liệu nhanh chóng, còn dạng công cộng sẽ chậm hơn phụ thuộc vào lưu lượng người truy cập. Giao thức này thích hợp cho việc lướt web thông thường và tải xuống nội dung web.

Sự khác nhau giữa SOCKS Proxy và HTTP Proxy

Sự khác nhau giữa SOCKS Proxy và HTTP Proxy

Tổng kết

Trên đây là những nội dung giải đáp chi tiết SOCK là gì cũng như các đặc điểm, chức năng và cách sử dụng SOCK hiệu quả. Viettel IDC hy vọng bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích qua bài viết này.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn


 Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/05/2024

9 lý do doanh nghiệp cần chuyển từ VPS lên Cloud Server

Đều là máy chủ ảo nhưng hiện nay, Cloud Server đang được đánh giá cao hơn khi mang đến nhiều lợi ích vượt trội so với dịch vụ VPS.

09/05/2024

VIETTEL VIRTUAL SOC - VIETTEL IDC'S MANAGED SECURITY SERVICE EXCELS IN WINNING THE CYBERSECURITY EXCELLENCE AWARDS

The prestigious Cybersecurity Excellence Awards has recently recognized Viettel IDC's remarkable information security service, "Viettel Virtual SOC," with an outstanding Managed Security Service category award.

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

// doi link