SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website
07/04/2024SQL Injection đang được xem là mối đe doạ là rất lớn đối với tất cả các trang web. Trong đó, các ứng dụng web sử dụng cơ sở dữ liệu SQL để lưu trữ và xử lý dữ liệu đều dễ bị tấn công loại này, đặc biệt nếu chúng không được thiết kế và cấu hình an toàn. Vì vậy, việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa nói trên. Hãy cùng Viettel IDC khám phá những thông tin chi tiết của hình thức tấn công SQL Injection qua bài viết sau nhé.
SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website
SQL Injection là gì?
SQL Injection (hay SQLi) được biết đến là một kỹ thuật tấn công bảo mật ứng dụng web đã tồn tại từ rất lâu. Chúng xảy ra khi một ứng dụng web không xử lý đầu vào của người dùng đúng cách, cho phép tin tặc có thể chèn và thực thi mã SQL độc hại vào cơ sở dữ liệu.
Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu, đọc, sửa đổi hoặc xóa dữ liệu nhạy cảm. Các bước xảy ra trong một cuộc tấn công SQL Injection thường như sau:
- Tin tặc tìm cách đưa đầu vào độc hại (thường là những câu truy vấn SQL sửa đổi) vào ứng dụng web thông qua các trường dữ liệu như biểu mẫu, URL, headers, cookies,...
- Ứng dụng web không xác thực hoặc lọc đầu vào đó đúng cách, khiến câu truy vấn SQL độc hại được thực thi trên cơ sở dữ liệu.
- Tin tặc có thể truy cập, sửa đổi hoặc xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu hoặc thậm chí có thể thực thi các lệnh máy chủ khác.
Để hiểu cách phòng ngừa SQL Injection là gì, các nhà phát triển nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa như sử dụng câu truy vấn tham số hóa, tránh xây dựng câu truy vấn động và luôn xác thực, lọc toàn bộ đầu vào từ người dùng.
>> Xem thêm: Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng
Có những loại tấn công SQL Injection nào?
SQL Injection là một trong những phương pháp tấn công phổ biến nhất đối với các ứng dụng web dựa trên cơ sở dữ liệu. Dưới đây là một số loại hình tấn công SQL Injection phổ biến hàng đầu:
- In-band SQLi (Classic): Là loại SQLi truyền thống, kết quả của câu truy vấn bị tấn công được trả về dưới dạng phần của ứng dụng web. Ví dụ điển hình là tấn công thông qua các trường nhập dữ liệu như biểu mẫu.
- Inferential (Blind) SQLi: Khi dữ liệu nhạy cảm được lấy từ cơ sở dữ liệu mà không hiển thị trực tiếp trên ứng dụng web, tin tặc phải suy luận thông qua các phản hồi khác như HTTP response code.
- Out-of-band SQLi: Tin tặc có thể truyền dữ liệu nhạy cảm trực tiếp từ cơ sở dữ liệu tới một máy chủ khác thông qua kỹ thuật như DNS hoặc ghi vào một tệp.
- Union-based SQLi: Kết hợp nhiều câu truy vấn SQL lại với nhau bằng câu lệnh UNION để trích xuất nhiều dữ liệu hơn.
- Error-based SQLi: Khai thác các thông báo lỗi sinh ra bởi cơ sở dữ liệu để trích xuất thông tin và cấu trúc của cơ sở dữ liệu.
- Time-based Blind SQLi: Khi ứng dụng không trả về kết quả SQL Injection, tin tặc có thể suy luận thông qua sự chậm trễ trong thời gian đáp ứng để truy xuất dữ liệu.
Vì có nhiều loại SQLi khác nhau, do vậy cần phải có các biện pháp phòng ngừa tương ứng để bảo vệ ứng dụng web một cách toàn diện.
SQL Injection là một trong những phương pháp tấn công phổ biến nhất đối với các ứng dụng web dựa trên cơ sở dữ liệu
Các kỹ thuật phòng chống SQL Injection phổ biến
Để bảo vệ ứng dụng web của người dùng khỏi những cuộc tấn công SQL Injection thì điều quan trọng là phải triển khai các kỹ thuật phòng chống hiệu quả. Những cách thức phổ biến theo đó có thể kể đến như:
Sử dụng tham số
Thay vì truyền trực tiếp dữ liệu vào câu truy vấn SQL, hãy sử dụng câu truy vấn tham số hóa với các tham số được cung cấp riêng biệt. Cơ sở dữ liệu sẽ xử lý dữ liệu này như dữ liệu thô chứ không phải là một phần của câu truy vấn.
Lọc và xác thực đầu vào
Kiểm tra và lọc tất cả dữ liệu đầu vào từ người dùng, loại bỏ các ký tự đặc biệt hoặc chuỗi nguy hiểm có thể được sử dụng trong SQLi. Sử dụng các biện pháp như liệt kê trắng, liệt kê đen, escaping ký tự đặc biệt.
Bảo mật WAF
Doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc, triển khai Web Application Firewall (WAF) để giám sát và chặn các hoạt động đáng ngờ, bảo vệ ứng dụng web khỏi những cuộc tấn công SQLi.
Giám sát và ghi lại hoạt động
Giám sát và ghi lại hoạt động cũng là giải pháp phòng chống tấn công SQL Injection được nhiều người dùng áp dụng. Theo đó, cần ghi lại và giám sát các truy vấn SQL được thực thi để phát hiện hoạt động đáng ngờ, thực hiện kiểm toán và phân tích log thường xuyên.
Ngoài ra, người dùng cần phải giữ các phần mềm liên quan cập nhật bản vá bảo mật mới nhất để vá lỗ hổng bảo mật được phát hiện, đào tạo nhân viên để hiểu SQL Injection là gì cũng như xây dựng một kịch bản Backup dữ liệu phòng trường hợp bị tấn công website.
Chủ động bảo vệ dữ liệu với dịch vụ Viettel Cloud Backup từ Viettel IDC
Để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp, chủ động trước các cuộc tấn công có thể xảy ra, doanh nghiệp có thể cân nhắc, sử dụng các giải pháp sao lưu phù hợp cho đơn vị của mình.
Nếu khách hàng đang quan tâm, tìm kiếm giải pháp sao lưu dữ liệu linh hoạt và an toàn để bảo vệ dữ liệu quan trọng, Viettel Cloud Backup chính là lựa chọn đáng cân nhắc hàng đầu.
Với Viettel Cloud Backup, doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu an toàn trong cơ sở hạ tầng đám mây Viettel IDC, lên lịch sao lưu tự động, khôi phục dữ liệu nhanh chóng trong trường hợp hỏng hóc phần cứng, lỗi phần mềm hoặc thảm họa.
Viettel Cloud Backup sử dụng mã hóa AES 256 để đảm bảo dữ liệu an toàn, tự động sao lưu theo ngày, tuần, tháng hoặc năm, ngoài ra còn lưu trữ nhiều phiên bản dữ liệu, cho phép khách hàng khôi phục về thời điểm trước đó.
Nhìn chung, Viettel Cloud Backup được xem là giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô muốn bảo vệ dữ liệu và đảm bảo tính liên tục kinh doanh.
>> Xem thêm: Giải pháp sao lưu dữ liệu Cloud Backup - Lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp
Sử dụng các dịch vụ sao lưu sẽ giúp doanh nghiệp chủ động bảo vệ dữ liệu được tối ưu nhất, hạn chế những tổn thất có thể xảy ra
Tổng kết
Trên đây là tổng quan thông tin giải đáp cho câu hỏi SQL Injection là gì. Nếu bạn đang quan tâm đến hình thức tấn công SQL Injection cũng như các giải pháp bảo mật, sao lưu dữ liệu, cách thức phòng chống tốt nhất, hãy liên hệ Viettel IDC ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
Virtual Private Cloud (VPC) là gì? Lợi ích đối với doanh nghiệp
VPC (Virtual Private Cloud) là một đám mây riêng ảo biệt lập, hoạt động dựa trên cơ sở hạ tầng của Public Cloud với nhiều ưu điểm nổi bật. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm VPC là gì cùng những lợi ích của VPC đối với doanh nghiệp.
Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud
Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.
6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây
Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.
Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?
Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?
Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo
Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?
CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU
Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?
Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac
Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.
Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.
3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống
Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.
13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay
Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.