Sự khác nhau giữa HTTP và HTTPS

19/10/2019

Mỗi khi mở trình duyệt web ra và nhập vào đó bất kỳ địa chỉ nào, bạn thấy ở một số trang tự động thêm tiền tố https:// hoặc HTTPS:// vào đằng sau địa chỉ URL của website đó. Vậy chúng là gì, và tại sao có website  lại là HTTP và có website lại dùng HTTPS?

Theo ScienceABC, để biết được sự khác biệt giữ HTTP và HTTPS, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm HTTP và HTTPS là gì.

Định nghĩa về HTTP và HTTPS

HTTP là tên viết tắt của HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản), là một giao thức cơ bản dùng cho World Wide Web (www) để truyền tải dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và các tập tin khác từ Web server đến các trình duyệt web và ngược lại.

Còn HTTPS là viết tắt của từ HyperText Transfer Protocol Secure và chính là giao thức HTTP có sử dụng thêm các chứng chỉ SSL (secure Sockets Layer) giúp mã hóa dữ liệu truyền tải nhằm gia bảo mật giữa Web sever đến các trình duyệt web. Nói cách khác HTTPS là phiên bản HTTP nhưng an toàn hơn, bảo mật hơn.

Với nhận thức như hiện nay, việc bảo mật thông tin riêng tư, cá nhân là rất quan trọng. Do đó có rất nhiều website đã sử dụng HTTPS thay HTTP. Các trình duyệt web như Firefox, Chrome và IE như hiện nay đều hiển thị biểu tượng ổ khóa ở thanh địa chỉ để cho biết giao thức HTTPS có hoạt động trên trang web bạn truy cập vào hay không.

HTTP và HTTPS hoạt động như thế nào ?

HTTP hoạt động trên mô hình Client (máy khách) –Server (máy chủ). Các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ và chờ sự hồi đáp của máy chủ. Để có thể trao đổi thông tin được với nhau, các mảy chủ và máy khách phải thực hiện trên một giao thức thống nhất, đó chính là HTTP.

Nói dễ hiểu hơn khi bạn nhập một địa chỉ web và ấn Enter, một lệnh HTTP sẽ được gửi lên máy chủ để yêu cầu tìm website bạn đã nhập. Sau khi máy chủ nhận được yêu cầu , nó sẽ trả lại tìm đến website được yêu cầu đó, và trả lại kết quả cho bạn bằng việc hiển thị website đó lên trình duyệt web của bạn. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ Internet của bạn.

HTTPS hoạt động tương tự như HTTP nhưng được bổ sung thêm SSL và giao thức TSL. Các giao thức này đảm bảo rằng không ai khác ngoài các máy khách và máy chủ có thể hack thông tin, dữ liệu ra ngoài. Cho dù bạn sử dụng máy tính cá nhân hay công cộng đi chăng nữa, các chứng chỉ SSL vẫn đảm bảo thông tin liên lạc của máy khách với máy chủ luôn được an toàn và chống bị dòm ngó.

Port trên HTTP và HTTPS

Định nghĩa đơn giản Port chính là một cổng để xác định thông tin nhận được trên máy khách sau đó phân loại gửi đến máy chủ. Mỗi một Port có số hiệu riêng với chức năng riêng biệt. Ví dụ như để gửi và nhận email được thực hiện  qua Port 25, giao thức truyền tải file thực hiện qua Port 21. Còn HTTP sử dụng Port 80 trong khi HTTPS là Port 443.

Mã hóa trên HTTP và HTTPS

Như đã nói ở trên khi HTTPS được mã hóa thông tin, sử dụng SSL/ TSL tiêu chuẩn công nghệ bảo mật, truyền thông mã hóa giữa máy chủ Web server và trình duyệt. Với HTTP thì hoàn toàn không.

Mức độ bảo mật HTTP vs HTTPS

HTTPS hỗ trợ việc xác thực tính đích danh của website mà máy khách truy cập thông qua việc kiểm tra xác thực bảo mật (Security Certificate). Các xác thực bảo mật này được cung cấp và xác minh bởi các CA (Certificate Authority) uy tín. Khi được xác thực từ CA người dùng sẽ biết được mình đang truy cập vào đúng website cần tìm thay vì một web mạo danh nào đó. Việc bảo mật HTTPS không phải là 100% an toàn nhưng tốt hơn HTTP rất nhiều. Tất nhiên với HTTP không được mã hóa thông tin nên rất dễ bị Hacker tấn công.

Thay lời kết

HTTPS hiển nhiên là an toàn hơn so với HTTP rất nhiều trong việc mã hóa dữ liệu, bảo mật thông tin cá nhân. Tuy nhiên ưu điểm của HTTP là tốc độ phản hồi của website truy cập nhanh hơn HTTPS rất nhiều và được sử dụng cho các trang tin tức cần thông tin nhanh, còn phải nhập dữ liệu như tài khỏa ngân hàng, email cá nhân thì nên sử dụng HTTPS. Ngoài ra chúng ta cũng dễ dàng nhận biết với biểu tượng khóa ở thanh địa chỉ để phân biệt website đó có sử dụng HTTPs hay không.

VnReview

 

Tin liên quan

02/03/2023

Viettel Cyber Work - Hệ thống tự động hóa 4.0 mà doanh nghiệp nên trải nghiệm

Hiện nay, nhiều đơn vị đã dần áp dụng các dịch vụ tự động hóa doanh nghiệp như Viettel Cyber Work để mang lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng nhanh chóng và giảm thiểu sai sót hơn. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ Viettel Cyber Work và lý do tại sao chúng ta nên thử trải nghiệm dịch vụ này nhé!

01/03/2023

Tự động hóa doanh nghiệp là gì? Có nhất thiết phải sử dụng dịch vụ này?

​Các dịch vụ tự động hoá doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mà còn giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong vận hành và quản lý nhân sự. Đây là một trong những dịch vụ đáng được doanh nghiệp tìm hiểu và đầu tư trong năm 2023 này.

28/02/2023

5 bước quản lý quy trình trong tự động hóa doanh nghiệp

Việc ứng dụng các công việc tự động hóa vào thay thế nhân lực trong quản lý quy trình, có thể giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Trong quản lý quy trình doanh nghiệp, chúng ta có thể áp dụng tự động hóa trong nhiều mảng như chăm sóc khách hàng, logistics, sản xuất,...

27/02/2023

Chuẩn hóa quy trình trong doanh nghiệp - Lợi ích chúng ta cần biết

​Sắp tới, tự động hóa doanh nghiệp sẽ là một xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp nên tìm hiểu và áp dụng. Vậy, chuẩn hóa quy trình trong tự động hóa doanh nghiệp sẽ có những lợi ích gì, tại sao chúng ta cần ứng dụng nó? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết bên dưới đây nhé!

24/02/2023

Có nên quản lý công việc trong doanh nghiệp bằng tự động hóa?

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các công nghệ mới thời 4.0, quản lý công việc bằng tự động hóa không phải là một khái niệm quá mới đối với các doanh nghiệp nữa. Đây là giải pháp lý tưởng để doanh nghiệp có thể cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ vào chăm sóc khách hàng, vận hành doanh nghiệp,... để mang lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, giá cả phải chăng nhất với khách hàng.

23/02/2023

Quản lý kho tài liệu bằng tự động hóa, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp

Theo sự phát triển của doanh nghiệp, số lượng thông tin dữ liệu cần lưu trữ và xử lý sẽ ngày càng tăng cao. Lúc này, việc quản lý kho tài liệu bằng tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian hơn rất nhiều. Vậy, hệ thống quản lý kho tài liệu tự động là gì? Cụ thể thì chúng mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

22/02/2023

Có nên sử dụng dịch vụ thống kê báo cáo tự động cho doanh nghiệp?

Thống kê báo cáo tự động là một trong những công việc quan trọng giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên, đồng thời giúp quản lý doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tiến độ công việc để có thể đưa ra quyết sách trong các chiến lược Marketing, sản xuất,... sao cho phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ thống kê báo cáo tự động nhé!

21/02/2023

Chữ ký số là gì? Yếu tố quan trọng bắt buộc trong doanh nghiệp

Chữ ký số là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp bắt buộc cần phải có trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang chưa hiểu rõ về chữ ký số là gì, mục đích của chúng là gì, và lý do tại sao các doanh nghiệp cần phải có chữ ký số. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc này cho bạn nhé!

20/02/2023

Chuyển đổi số - Quá trình bắt buộc để thích ứng thời đại 4.0 cho doanh nghiệp

Hiện nay, chúng ta đều thấy được sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số. Cuộc cách mạng 4.0 đã ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống, và việc thích nghi, ứng dụng với chuyển đổi số là một trong những yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp có thể đứng vững và tăng tính cạnh tranh trong thời đại này.

17/02/2023

Số hoá hệ thống cho doanh nghiệp là gì? Lợi ích to lớn với doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, số hoá hệ thống là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để có thể tiếp tục phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với đối thủ. Vậy, số hoá hệ thống trong doanh nghiệp là gì? Chúng sẽ tạo ra những thay đổi nào cho doanh nghiệp?

// doi link