Sự khác nhau giữa máy chủ lưu trữ HDD và máy chủ SSD
26/11/2023Việc hiểu đúng và lựa chọn ổ cứng HDD hay ổ cứng lưu trữ SSD đối với dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server có thể giúp doanh nghiệp có được giải pháp phù hợp với mục đích, cũng như nhu cầu sử dụng của mình, với chi phí hợp lý. Bài viết này Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu hơn về HDD và SSD.
Dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server của Viettel IDC là dịch vụ cung cấp máy chủ trên nền điện toán đám mây. Mỗi máy chủ ảo là một hệ thống riêng biệt, hoạt động hoàn toàn độc lập như một máy chủ vật lý. Người dùng có toàn quyền điều chỉnh hệ thống như: cài đặt phần mềm, lựa chọn hệ điều hành cũng như sử dụng các chức năng bên trong của hệ thống.
Ổ cứng là bộ phận quan trọng trong máy tính và hệ thống máy chủ (server). Mọi dữ liệu đều được lưu trữ trong ổ cứng, chúng thường được truy xuất và cần độ an toàn bảo mật cao. Vai trò của ổ cứng đối với máy chủ thì càng quan trọng hơn, vì nó sẽ lưu trữ khối lượng dữ liệu thông tin rất lớn và yêu cầu độ an toàn bảo mật cao nhất.
Nên lựa chọn ổ cứng SSD phù hợp mục đích dùng
HDD và SSD là gì?
HDD (Hard Disk Drive) serverlà ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng HDD là loại bộ nhớ “non-volatile” giống như ổ cứng thể rắn SSD nhưng có cấu trúc hoàn toàn khác. Cấu trúc dữ liệu của ổ cứng HDD được phân chia thành Track (rãnh từ), Sector (cung từ), Cluster (liên cung).
SSD (Solid State Drive) server là một loại ổ cứng thể rắn, được nghiên cứu và chế tạo nhằm cạnh tranh với các ổ cứng HDD truyền thống. Là loại ổ cứng được cấu thành từ nhiều chip nhớ Non-volatile memory chip (chip nhớ không thay đổi), ổ cứng SSD ghi và lưu dữ liệu trong các chip flash, nhờ vậy việc truy xuất dữ liệu gần như được diễn ra ngay tức khắc cho dù ổ cứng có bị phân mảnh sau một thời gian sử dụng.
Tìm hiểu về ổ cứng HDD và SDD
Tuổi thọ ổ cứng?
Ổ cứng HDD server, một thiết bị cơ điện tử, phần cơ qua năm tháng vận hành sẽ mòn dần và dẫn đến sự cố. Thời gian làm việc tối ưu đối với ổ cứng HDD là khoảng 4 năm.
Nhưng ổ ứng SSD server thì lại khác. Các chip nhớ flash thông thường có thể ghi/xóa 300.000 lần và với loại chip nhớ flash tốt nhất tuổi thọ lên đến 1.000.000 lần ghi/xóa. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ổ SSD server cũng sử dụng nhiều giải pháp khác để kéo dài tuổi thọ. Vì thế, một ổ cứng SSD server có thể sử dụng tốt trong nhiều năm.
Kích thước
Được phát triển và sản xuất với mục đích dần thay thế cho ổ cứng HDD truyền thống, ổ SSD được chuẩn hoá thành các loại sau:
-
5,25 inch dùng trong các máy tính các thế hệ trước
- 3,5 inch dùng cho các máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ
- 2,5 inch dùng cho máy tính xách tay
- 1,8 inch hoặc nhỏ hơn dùng trong các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và PC Card
- 1,0 inch dùng cho các thiết bị siêu nhỏ (micro device)
Ngoài kích thước thì trọng lượng của ổ SSD server cũng được đánh giá là nhẹ hơn so với ổ HDD server.
Kích thước thì trọng lượng của ổ SSD nhẹ hơn HDD
Độ tin cậy
HDD server hoạt động dựa trên việc đọc ghi trên đĩa quay, có thể dễ có sai sót khi xảy ra lỗi cơ khí sau nhiều ngàn giờ hoạt động, các phiến đĩa có khả năng hư hỏng.
Trong khi đó SSD server không có sự chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, không có lỗi về mặt cơ khí. Đặc biệt ổ SSD server còn có thể lưu trữ được trong môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ từ – 60 độ C đến +95 độ C.
Điện năng tiêu thụ và tỏa nhiệt
SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 – 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts do không cần thêm điện năng để làm quay các phiến đĩa và dịch chuyển đầu đọc/ghi. Chính vì vậy đây là lựa chọn phù hợp cho các server lưu trữ dữ liệu, thêm vào đó còn tiết kiệm hơn khi không cần đến các hệ thống tản nhiệt, làm mát tốn kém.
Giá thành
Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn, SSD server đắt tiền hơn nhiều so với HDD server truyền thống. Đây chính là lợi thế cạnh tranh khiến ổ HDD server vẫn là lựa chọn chủ yếu của người sử dụng, và khiến SSD server chưa được sử dụng rộng rãi. Loại ổ ghi mới này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và các ngành công nghiệp đòi hỏi sự độ toàn dữ liệu cao. Các nhà phân tích đã nhận định, khoảng cách về giá giữa ổ đĩa cứng HDD server truyền thống và ổ cứng thể rắn SSD server mới sẽ ngày càng thu hẹp.
Tốc độ giữa SSD Server và HDD Server
Do SSD server là ổ cứng điện tử, không có bộ phận chuyển động nên không tốn thời gian chuyển động. Trong khi đó HDD máy chủ là ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ, khi khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 – 3 giây để khởi động động cơ này.
Tốc độ ổ SSD nhanh hơn ổ HDD gấp nhiều lần
Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: thời gian truy nhập trung bình của ổ SSD server là từ 3,5 – 10 micro giây còn ổ HDD server mất 5 – 10 mili giây. Dễ nhận thấy, tốc độ ổ SSD server nhanh hơn ổ HDD server đến cả trăm lần. Với chuẩn giao tiếp Sata 3 hiện nay (băng thông 6Gpbs), những ổ SSD server có thể đạt tốc độ đọc và ghi rất nhanh, lên đến hơn 500MB/giây.
>> Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng Cloud Server Việt Nam với doanh nghiệp
Thuê máy chủ ảo Cloud Server SSD ở đâu?
Viettel IDC là một trong những nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ trên nền điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam. Mới đây, nhà cung cấp này đã ra mắt dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server lưu trữ SSD với nhiều ưu điểm và giá thành hợp lý.
Dịch vụ máy chủ ảo Cloud Server SSD do Viettel IDC cung cấp nổi bật với các đặc điểm:
+ Tốc độ cao, bền vững
+ Hiệu suất trung bình: 2500 IOPS
+ Đáp ứng không giới hạn yêu cầu của khách hàng về IOPS
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin liên quan
Ransomware là gì? Cách ngăn chặn mã độc tống tiền hiệu quả
Ransomware là một loại phần mềm độc hại (malware) nguy hiểm, mã hóa dữ liệu quan trọng khiến người dùng không thể truy cập và yêu cầu tiền chuộc để lấy lại quyền truy cập
Viettel IDC xuất sắc giành giải thưởng tại ESG Business Awards 2024 hạng mục “Sustainable Infrastructure Award”
Hà Nội, ngày 25.09.2024 – Viettel IDC, nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây quy mô lớn nhất và xanh nhất Việt Nam đã xuất sắc giành giải thưởng danh giá tại ESG Business Awards 2024, hạng mục “Sustainable Infrastructure Awards”.
Cơ chế hoạt động của chuỗi khối Blockchain
Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba.
Google Cloud là gì? Các công cụ bên trong Google Cloud
Google Cloud Platform (GCP) là một bộ dịch vụ điện toán đám mây chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google cung cấp, sử dụng nội bộ cho các sản phẩm của người dùng cuối
Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?
Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm
Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động
Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.
Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng
Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.
VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động
Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!
ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider
Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.
Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN
Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.