Sự lên ngôi của đám mây và ngày tàn không xa của những doanh nghiệp truyền thống
19/10/2019Điện toán đám mây dường như đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, và số phận của những doanh nghiệp sản xuất phần cứng khó tránh khỏi một kết cục không vui.
Cho đến nay, sau mười năm thành lập, nền tảng đám mây Amazon Web Services (AWS) đã phát triển trở thành người chơi lớn nhất, thống trị thị trường điện toán đám mây đang tăng trưởng chóng mặt. Không còn nghi ngờ gì về việc Amazon đang mở khóa cho ngành công nghiệp về công nghệ cho các trung tâm dữ liệu, trị giá 140 tỷ USD.
Và trong quá trình đó, AWS đã làm rung động cả khu vực doanh nghiệp truyền thống. Trong cuộc phỏng vấn gần đây giữa Business Insider với ông Werner Vogels – CTO của Amazon, người phụ trách về AWS – ông đã giải thích tại sao các công ty phần cứng sẽ không thể yên tâm nghỉ ngơi trong thời gian sắp tới.
Ông Werner Vogels, CTO của Amazon, người phụ trách AWS.
Các nhà sản xuất phần cứng đang bị đẩy ra ngoài cuộc chơi
Ngay bây giờ đây, thay vì bỏ tiền ra mua toàn bộ máy tính, thiết bị mạng lưới, phần mềm, các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều đang chọn giải pháp thuê toàn bộ các trang bị đó từ những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Điều đó rõ ràng là một tin xấu cho các công ty như IBM, HP, Dell, EMC, Cisco, các nhà sản xuất phần cứng bán các máy chủ, thiết bị lưu trữ và các phần mềm quản lý.
Thông thường, các công ty IT sẽ chỉ đơn giản là chuyển nỗ lực bán hàng của mình sang thị trường mới, đang tăng trưởng. Họ sẽ cố gắng bán sản phẩm của mình cho các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thay vì chỉ các công ty bình thường khác. Các nhà cung cấp dịch vụ này đang xây dựng các trung tâm dữ liệu và lắp đặt thêm phần cứng với tốc độ nhanh chóng.
Tuy nhiên, vấn đề là các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đang tự tạo ra các thiết bị đó cho mình thay vì đi mua tất cả từ các nhà cung cấp thiết bị IT. Ngoài ra họ còn đang làm ra các thiết kế phần cứng mới, nhanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn. Facebook là ví dụ hàng đầu về việc này với Dự án Open Compute Project (OCP). Trong dự án này, các kỹ sư có thể chia sẻ những thiết kế phần cứng “cây nhà lá vườn” của họ cho bất cứ ai muốn, và chúng trở thành một hiệu ứng cho ngành công nghiệp.
Bên trong một trung tâm dữ liệu của Amazon.
Tương tự như vậy, Amazon cũng thiết kế và xây dựng các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng mạng lưới cho riêng mình, để tăng cường sức mạnh cho đám mây AWS.
“Để có thể vận hành với quy mô như chúng tôi đang có,” ông Werner Vogels giải thích. “Sẽ là hợp lý để bắt đầu thiết kế cơ sở hạ tầng máy chủ cũng như hệ thống mạng lưới của riêng bạn. Đó sẽ là lợi thế lớn khi làm như vậy.”
Amazon có hai lợi thế lớn khi làm như vậy: sự linh hoạt và chi phí.
“Nếu có thể tạo ra nhưng cách sắp xếp mạng lưới đặc thù cho hoạt động kinh doanh riêng biệt của chúng tôi” là cực kỳ hữu ích. Ông Vogels cho biết. “Hãy nhớ rằng, toàn bộ hoạt động này là việc chuyển từ chi phí vốn của hoạt động đầu tư ban đầu thành chi phí vận hành, nhưng Amazon vẫn đặt vấn đề chi phí vốn lên hàng đầu, và đây là một hoạt động tập trung vào xây dựng cơ bản cho chúng tôi. Vì vậy, bất cứ thứ gì chúng tôi có thể làm để tăng hiệu quả của hoạt động của chúng tôi, sẽ ngay lập tức chuyển thành lợi ích cho khách hàng.”
Để giải thích một chút cho lập luận của mình, ông cho biết, bằng cách sử dụng AWS, doanh nghiệp chuyển bộ phận IT của họ thành chi phí hoạt động hàng tháng. Nhưng Amazon vẫn phải đầu tư những khoản tiền mặt khổng lồ để chi trả trước cho các trung tâm dữ liệu của họ, vì vậy đó là động lực để công ty tìm cách làm mọi thứ rẻ nhất có thể.
Ông bổ sung thêm: “Tiêu chuẩn của chúng tôi là cao đến nỗi chúng tôi không thể chỉ tìm đến những tòa nhà, hệ thống mạng hay năng lượng có sẵn, chúng tôi thực sự cần đảm bảo rằng chúng tôi có mọi thứ với tiêu chuẩn cao nhất có thể.”
Và đó là lý do tại sao, khi các công ty IT chuyển sang đám mây của Amazon, những người chơi truyền thống chỉ với miếng bánh nhỏ trên thị trường thiết bị IT đang dần bị thu hẹp lại.
Xu hướng này sẽ chỉ tăng tốc
Thông điệp của Amazon là đặc biệt đáng lo ngại cho các nhà cung cấp thiết bị IT truyền thống, bởi vì nó không chỉ đúng cho riêng Amazon. Theo logic của ông Vogels, bất cứ công ty nào với quy mô nhất định, đều sẽ nhận ra tốt hơn họ nên bắt đầu xây dựng phần cứng cho riêng mình.
Điều đó đã được bắt đầu với dự án OCP của Facebook. Cho dù Amazon không công khai nói rằng họ tham gia vào dự án này, nhưng những công ty với nhu cầu đám mây lớn đều đã đăng ký tham gia. Bao gồm Apple, Microsoft, Google và vài doanh nghiệp quy mô rất lớn khác như Goldman Sachs.
Trong khi các nhà cung cấp như Dell và HP cũng tham gia vào OCP, nhưng họ không ở vị trí nắm quyền điều khiển. Ngay từ ban đầu, vị trí đó đã được lấp đầy bởi các công ty muốn sử dụng thiết bị, chứ không phải các nhà cung cấp muốn bán chúng. Ông Vogels tin rằng, việc chuyển sang điện toán đám mây sẽ diễn ra với cường độ mạnh hơn (và phần lớn các nhà nghiên cứu thị trường đồng ý với nhận định này của ông).
Nó đã định hình cách các startup khởi động.
“Thế giới startup hoàn toàn khác so chính nó với cách đây 10 năm. Một thương vụ đầu tư điển hình 10 năm trước, để có thể đưa một doanh nghiệp hoàn toàn cất cánh, sẽ cần quy mô theo cách này hay cách khác, vào khoảng 5 triệu USD. Ngày nay, chỉ với 50.000 – 100.000 USD, bạn có thể bắt đầu một doanh nghiệp khá tốt, … sự nổi lên của cả văn hóa startup này phần lớn được thúc đẩy bởi điện toán đám mây.”
Ngày nay, tất cả những gì bạn cần cho một startup có thể chỉ là một chiếc laptop.
Điều tương tự đang diễn ra với các công ty đã thành lập, ngay cả với những công ty trước đây đã từng chạy các trung tâm dữ liệu riêng của mình.
“Di chuyển sang đám mây cho phép các công ty đó có thêm những kỹ sư để tập trung vào những việc quan trọng cho hoạt động kinh doanh của họ.” Ông nói với chúng tôi.
“Đây không phải là cuộc chơi người thắng ăn cả.”
Vogels không suy nghĩ nhiều về các đối thủ cạnh tranh của mình, khi cho rằng tất cả bọn họ đều đang bỏ xa phía sau nhiều năm. Cho dù ông không nêu những cái tên cụ thể, phần lớn mọi người đều thấy điện toán đám mây đang là cuộc đua giữa những người dẫn đầu thị trường như Amazon, Microsoft và Google, kết hợp với những người chơi khác nhỏ hơn như IBM.
“Nếu bạn nhìn vào những nhà cung cấp đám mây khác trên thị trường, chỉ có vài người trong số bọn họ vẫn đang ở giai đoạn của AWS trong 5, 6 năm trước, những năm 2010, thời điểm mà chúng tôi vẫn tập trung nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng của mọi thứ hơn là bộ sưu tập phong phú của các dịch vụ.”
Số Một có thể không phải AWS.
Nhưng ông thừa nhận vẫn còn nhiều khoảng trống trên thị trường để các nhà cung cấp dịch vụ khác, tham gia vào bên cạnh AWS. Nhưng lại một lần nữa, ông không đề cập đến tên của họ.
“Đây không phải thị trường người thắng lấy tất cả.” Ông nói. “Tôi nghĩ với những thay đổi chúng ta đã thấy trong 10 năm qua, thật khó để dự đoán xem người chơi nào sẽ còn lại trên thị trường trong 10 năm tới, hay ai sẽ là người chơi chính trên thị trường. Tôi nghĩ chắc chắn rằng AWS sẽ vẫn ở đó và có một vai trò nổi bật trên thế giới đó.”
Nếu ông Vogels dự đoán đúng, từ góc nhìn của khu vực doanh nghiệp truyền thống, việc ai sẽ là người dẫn đầu không còn quan trọng với họ. Dù đó là ai đi nữa, họ vẫn sẽ kết thúc việc xây dựng công nghệ của riêng mình.
“Tôi có nghĩ rằng sẽ có ngày càng ít các trung tâm dữ liệu theo thời gian hay không?” Vogels nói. “Có chứ, chắc chắn rồi.”
Tham khảo BI
Tin nổi bật
Tin liên quan
Đăng Ký Tham Dự Hội Thảo Electric & Power Vietnam | HVACR Vietnam 2024
Tháng 9 này, cùng tham gia hành trình đổi mới và ứng dụng các giải pháp năng lượng bền vững trong chương trình hội thảo độc quyền xoay quanh ngành điện, HVAC, năng lượng tái tạo và trung tâm dữ liệu - trực thuộc triển lãm Electric & Power Vietnam | HVACR Vietnam 2024.
Lễ 2/9 được nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2024
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2024 của người lao động kéo dài 4 ngày liên tiếp từ thứ bảy (ngày 31/8) đến hết thứ ba (ngày 3/9) gồm 2 ngày nghỉ Lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn chương trình trải nghiệm Viettel CyberWork
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 thu hút hơn 1.900 người tham dự
Với hơn 1.900 người tham dự, hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit Vietnam 2023 do Viettel IDC tổ chức đã cho thấy sức nóng của sự kiện công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.
Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022
Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thanh lý tài sản hỏng, cũ 2022 của Viettel IDC.
Thư mời tham gia đề xuất thu mua thanh lý thiết bị Tháng 11/2022
Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thu mua thiết bị thanh lý Tháng 11/2022 của Viettel IDC.
Thư mời tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC
Viettel IDC mời Quý Công ty tham gia đề xuất thực hiện tư vấn lập báo cáo Nghiên cứu khả thi và thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án của Viettel IDC