Tại sao nên chuyển lên Cloud hay 10 lợi ích của điện toán đám mây

19/10/2019

Nói một cách đơn giản, điện toán đám mây là điện toán trên nền internet. Ngày xưa, con người thường khởi chạy các ứng dụng, phần mềm thông qua việc tải các bộ cài về máy tính cá nhân hoặc máy chủ rồi thực hiện cài đặt thủ công và sử dụng. Điện toán đám mây thì khác, nó cho phép người dùng tiếp cận những ứng dụng tương tự thông qua internet.

Khi bạn update trạng thái facebook là bạn đang sử dụng điện toán đám mây. Bạn kiểm tra số dư ngân hàng trên điện thoại? Tức là bạn cũng đang sử dụng Cloud. Điện toán đám mây có thể giúp bạn rất nhiều trong việc giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp, khi mà bạn có hàng đống email cần chuyển hay phải sử dụng cùng lúc hàng tá ứng dụng để quản lý công việc.

Tóm lại, Cloud đang phát triển nhanh chóng để trở thành một xu thế bình thường mới. Đến cuối năm 2015, có đến 90% doanh nghiệp tại Anh sử dụng ít nhất 1 dịch vụ Cloud.

Tại sao có nhiều doanh nghiệp chọn chuyển sang sử dụng các dịch vụ Cloud? Bởi vì Cloud giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí và mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 10 lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhìn thấy khi sử dụng Cloud:

1. Tính linh hoạt

Các dịch vụ trên nền điện toán đám mây là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp có nhu cầu về băng thông biến động và tăng trưởng. Sử dụng Cloud giúp bạn dễ dàng mở rộng/ thu hẹp hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế trong từng giai đoạn, thông qua các công cụ quản trị từ xa. Mức độ nhanh, linh hoạt có thể mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Không có gì ngạc nhiên khi các CIO và Giám đốc IT đã xếp hạng “tính linh hoạt” là một trong top những lý do hàng đầu để lựa chọn điện toán đám mây.

2. Khả năng khôi phục dữ liệu sau thảm họa

Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô nên chú trọng đầu tư vào việc khôi phục dữ liệu, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ, thiếu kinh phí và chuyên môn thì điều này khá xa vời. Điện toán đám mây giúp ngày càng nhiều doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào xu hướng này. Theo như tổ chức Aberdeen Group, các doanh nghiệp nhỏ có khả năng gấp 2 lần các doanh nghiệp lớn hơn về việc triển khai các giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí đầu tư và tăng sự tin tưởng của bên thứ ba.

3. Cập nhật phần mềm tự động

Ưu điểm của điện toán đám mây đó là server nằm ở ngoài hạ tầng cơ sở doanh nghiệp, được đặt tại một nơi an toàn và giúp doanh nghiệp an tâm. Các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt server, cho thuê server sẽ giúp bạn “chăm sóc” chúng và cung cấp các bản cập nhật phần mềm thông thường – bao gồm cả các cập nhật về bảo mật, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về việc bảo trì hay mất thời gian để tự bảo trì hệ thống. Hãy dành khoảng thời gian đó cho những việc khác, như việc làm thế nào để phát triển công ty vững mạnh hơn chẳng hạn.

4. Giảm chi phí đầu tư

Điện toán đám mây giúp cắt giảm đáng kể khối chi phí dành cho phần cứng. Bạn chỉ cần chi trả cho những gì bạn sử dụng và trải nghiệm mọi dịch vụ hàng đầu. Thêm vào đó, việc cài đặt, quản trị hệ thống sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp cho những dự án IT tưởng chừng như khó nhằn, đáng sợ của bạn trở nên thân thiện hơn bao giờ hết.

5. Tăng cường hợp tác

Khi bạn và đồng nghiệp có thể truy cập, chỉnh sửa và chia sẻ tài liệu bất cứ khi nào, từ bất cứ đâu, thì tần suất và hiệu quả làm việc sẽ tăng lên. Các ứng dụng làm việc, chia sẻ trên nền điện toán đám mây giúp họ cập nhật nhanh hơn trong thời gian thực và mang đến hợp tác cao hơn.

6. Làm việc ở bất cứ đâu

Với điện toán đám mây, bạn có thể làm ở bất cứ nơi nào có kết nối internet, trên nhiều nền tảng thiết bị: điện thoại, máy tính bảng, PC…

Và kết quả? Doanh nghiệp của bạn có thể làm việc linh hoạt hơn, nhân viên của bạn có thể tận hưởng sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Một nghiên cứu cho thấy rằng có đến 42% người muốn hoán đổi một phần chi phí cho việc làm việc từ xa. Trung bình họ sẽ sẵn sàng chấp nhận mức cắt giảm 6%.

 7. Kiểm soát dữ liệu

Việc càng nhiều đối tác, nhân sự tham gia thực hiện các dữ liệu, thì sự cần thiết trong việc kiểm soát mức độ an toàn của dữ liệu ngày càng cao. Trước khi Cloud xuất hiện, người dùng phải gửi dữ liệu qua lại như một tập tin đính kèm để có thể làm việc với từng người trong cùng một thời điểm. Và sớm hay muộn, và thường là sớm thôi, bạn sẽ kết thúc trong một mớ hỗn độn các dữ liệu, định dạng, tiêu đề file của từng version khác nhau.

Và ngay cả khi các công ty bé nhất cũng trở nên toàn cầu hóa, thì mức độ phức tạp trong trao đổi dữ liệu cũng tăng lên. Theo một nghiên cứu, hàng tháng có ít nhất 73% những người làm việc trong các doanh nghiệp phải cộng tác với người ở vùng miền khác.

Khi bạn chuyển lên hệ thống cloud, tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ tập trung và tất cả mọi người có thể nhìn thấy version “chuẩn”. Điều này cũng có nghĩa là việc hợp tác sẽ được cải thiện, nhân sự của bạn sẽ làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn.

8. Tính an toàn bảo mật

Mất máy tính cá nhân là vấn đề kinh doanh hàng tỷ đô-la. Bởi bạn không phải chỉ mất đi chiếc laptop mà còn mất tất cả những dữ liệu nhạy cảm bên trong nó. Điện toán đám mây sẽ giúp giải quyết một cách an toàn vấn đề nêu trên. Bởi toàn bộ dữ liệu của bạn được lưu trữ trên cloud, bạn có thể truy cập nó khi có bất cứ vấn đề về phần cứng. Và thậm chí, bạn có thể xóa dữ liệu từ xa, để tránh những tài sản của mình rơi vào tay người khác.

9. Năng lực cạnh tranh

Chuyển sang điện toán đám mây mang đến cho bạn các cơ hội kinh doanh lớn hơn, dành cho nhiều nhóm khách hàng hơn. Cloud cho phép các doanh nghiệp nhỏ hoạt động nhanh, hiệu quả hơn các đối thủ hay những doanh nghiệp lớn. Sử dụng các công nghệ “nhỏ nhưng có võ” như các dịch vụ chi trả theo nhu cầu sử dụng và các ứng dụng đám mây giúp các doanh nghiệp nhỏ tăng mức độ cạnh tranh hơn trên thị trường về mặt công nghệ.

10. Thân thiện với môi trường

Khi nhu cầu sử dụng cloud của bạn dao động, dung lượng máy chủ của bạn cũng phải tăng lên/giảm xuống để phù hợp. Vì vậy bạn chỉ cần sử dụng năng lượng cho đúng nhu cầu sử dụng và không gây lãng phí tài nguyên, giảm tối đa tác động đến môi trường.

Bạn đang phân vân về việc chuyển lên hệ thống Cloud?

Ba trong bất cứ những lợi ích nêu trên cũng đủ để thuyết phục nhiều doanh nghiệp chuyển hệ thống lên Cloud. Còn nếu bạn thấy cả 10 yếu tố trên đều thuyết phục thì chắc chắn là không còn gì phải suy nghĩ nữa rồi.

Chuyển ngay lên Cloud thôi!

Viettel IDC luôn sẵn sàng mang đến cho bạn hệ sinh thái các dịch vụ Cloud chuẩn quốc tế, đáp ứng mọi nhu cầu của bạn:

- Máy chủ ảo Cloud Server

- Lưu trữ trực tuyến Cloud Storage

- Sao lưu trực tuyến Cloud Backup

- Mạng phân phối nội dung CDN

- Dịch vụ an ninh mạng Cloud Security

Và rất nhiều các dịch vụ khác chờ bạn trải nghiệm.

Truy cập ngay: https://viettelidc.com.vn/ 

Hoặc gọi hotline: 1800 8088 để được tư vấn

 

Tin liên quan

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

31/03/2024

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

DMCA.com Protection Status
// doi link