​Tất tần tật kiến thức quan trọng về hạ tầng Blockchain

12/10/2022
Mọi hệ thống phức tạp đều yêu cầu cơ sở hạ tầng thích hợp, hoặc tài nguyên và một khuôn khổ cơ bản để hoạt động. Cũng giống như lưới điện, các trạm phát điện và đường ống bao gồm cơ sở hạ tầng năng lượng cần thiết để cung cấp điện cho một quốc gia. Do đó, các Node, phần mềm và hệ thống dựa trên đám mây hoặc phần cứng được yêu cầu để chạy các mạng Proof of Stake (PoS).

Các nhà cung cấp nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) của cơ sở hạ tầng Blockchain sẽ điều phối và duy trì quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng cho các Blockchain, chẳng hạn như các công cụ và Nodes dành cho nhà phát triển, cùng với cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết để vận hành hệ thống của họ, chẳng hạn như lưu trữ đám mây và bảo mật.
 
 
1. Cơ sở hạ tầng Blockchain là gì?
 
Cơ sở hạ tầng Blockchain thực chất chính là Blockchain lớp thứ 1 (layer 1) trong 5 lớp và nó giữ một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các lớp còn lại. Bởi vì, mọi hệ thống từ phức tạp đến đơn giản đều cần phải có cơ sở hạ tầng, hay nói cách khác là cần tài nguyên và khung nền cơ bản để vận hành.

Nếu như lưới điện, các trạm phát điện là cơ sở hạ tầng năng lượng để cung cấp điện cho một quốc gia, thì các nút, việc triển khai phần mềm và hệ thống dựa trên đám mây/ phần cứng… là cơ sở hạ tầng giúp vận hành các ứng dụng chạy trên nó.

2. Cơ chế hoạt động của Cơ sở hạ tầng Blockchain
Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng Blockchain sẽ thiết lập và cung cấp quyền truy cập cơ sở hạ tầng trực tiếp cho khách hàng – là các ứng dụng/ dự án muốn triển khai trên nền tảng blockchain.
Bằng cách vận hành trung tâm dữ liệu, xây dựng các tính năng bảo mật và duy trì máy chủ, các nhà cung cấp nền tảng cơ sở hạ tầng Blockchain có thể điều phối và duy trì quyền truy cập vào các tiện ích.
Đồng thời, nhà cung cấp Blockchain Node cũng phát triển mã code giúp xây dựng ứng dụng, tạo nền tảng truy cập, cung cấp công cụ phát triển, lưu trữ dữ liệu và hỗ trợ cộng đồng, đo lường và phân tích…
Tất cả sẽ giúp cho việc triển khai các ứng dụng trên cơ sở hạ tầng Blockchain được nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện.

Xem thêm: Tất tần tật từ A - Z  về dịch vụ Blockchain

3. Tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng Blockchain
Khi hầu hết các doanh nghiệp bị thu hút bởi công nghệ và muốn phát triển ứng dụng trên nền tảng Blockchain, họ sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để xây dựng một nền tảng Blockchain mới, sau đó mới có thể xây dựng ứng dụng trên đó.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ sở hạ tầng Blockchain đã phát triển hiện tại để xây dựng ứng dụng trên đó. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chỉ cần tập trung phát triển các ý tưởng, tiếp cận người dùng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ. Việc chuyên môn hóa cũng giúp cho hệ sinh thái của Blockchain Node phát triển thuận lợi và dễ dàng hơn.
Các cơ sở hạ tầng Blockchain có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như:
- Quản lý cấu ​​trúc nền tảng;
- Mạng và cơ sở hạ tầng theo mô-đun, cấu hình sẵn;
- Quản lý băng thông;
- Phân bổ tài nguyên;
- Bảo mật dữ liệu;
- Các công cụ giám sát và xây dựng ứng dụng;
- Hỗ trợ cho các hợp đồng thông minh (các thỏa thuận tự động được nhúng trong mã Blockchain);
- Bảng điều khiển để xem và phân tích mã code;
- Hồ sơ giao dịch có thể kiểm tra được;
- Kết nối tích hợp với các dịch vụ cần thiết;Tất cả các công việc này không chỉ tốn thời gian nghiên cứu mà còn phức tạp, đòi hỏi kiến thức công nghệ cao, nên việc các dự án mới sử dụng nền tảng cơ sở hạ tầng Blockchain sẵn có để phát triển dự án của mình là một việc mà đa số các dự án hiện nay đang làm.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thuê Ethereum Blockchain Node uy tín chất lượng tại Việt Nam

4. Điểm tên những cơ sở hạ tầng Blockchain nổi bật
Trong khi Ethereum là nền tảng cơ sở hạ tầng lớn nhất hiện nay, hàng trăm nền tảng khác cũng đã xuất hiện trong những năm qua. Hiện nay có hơn 100 nền tảng cơ sở hạ tầng Blockchain, đa số là Blockchain công khai (gần 100 nền tảng), một số ít còn lại là Blockchain Riêng tư hoặc tổng hợp.
Có rất nhiều cơ sở hạ tầng Blockchain ra sau nhưng lại có sự đổi mới rất tích cực, mang lại các thuật toán đồng thuận, kiến trúc Blockchain và môi trường thực thi mới. Các Blockchain Node này có rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Ethereum: là một cộng đồng mã nguồn mở cung cấp một trong những nền tảng Blockchain lâu đời nhất (ra mắt năm 2013) và là nền tảng có sự hỗ trợ nhiều nhất từ ​​các nhà phát triển và nhà cung cấp CNTT, như Cisco, Intel, JP Morgan, Mastercard, Microsoft, Samsung, Toyota và Visa tham gia vào liên minh hơn 250 thành viên. Nó định vị mình là một blockchain có thể lập trình được.
Hyperledger: là một cộng đồng mã nguồn mở khác được hưởng lợi từ sự hỗ trợ từ Linux Foundation, tập đoàn đằng sau hệ điều hành Linux phổ biến, cũng như từ Intel, SAP Ariba và IBM, sử dụng Hyperledger làm nền tảng cho việc cung cấp BaaS (Blockchain dịch vụ) của mình.

Corda: được định vị là một Blockchain riêng, từ Hiệp hội R3, được cấp phép cho các ứng dụng DLT. Mặc dù có những người cho rằng nó chưa thực sự là một Blockchain tiêu chuẩn vì nó không thực hiện hàng loạt các giao dịch trong các khối, nhưng R3 tuyên bố cách thức liên kết các giao dịch của nó hoạt động tốt hơn so với phương pháp truyền thống.

Tổng kết
Qua bài viết này, Viettel IDC mong rằng có thể giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về sự phát triển của Cơ sở hạ tầng Blockchain. Tuy nhiên, để đánh giá về một cơ sở hạ tầng Blockchain, bạn cần phải dựa vào rất nhiều tiêu chí đánh giá như: công nghệ kỹ thuật, đội ngũ phát triển, khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch, năng lượng tiêu thụ, khả năng tương thích và tương tác người dùng… Mỗi một nền tảng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, quan trọng là bạn cần hiểu và có sự đánh giá, lựa chọn phù hợp nhu cầu của mình. Cuối cùng, hy vọng bài viết này đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Nếu bạn đang cần tìm đơn vị cung cấp dịch vụ Blockchain Node, đừng quên liên hệ Viettel IDC để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
 
Để tìm hiểu thêm về các gói dịch vụ Viettel Blockchain Node, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

16/09/2024

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.

16/09/2024

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.

16/09/2024

Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?

Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?

16/09/2024

Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo

Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?

16/09/2024

CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU

Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?

16/09/2024

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.

16/09/2024

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.

16/09/2024

3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống

Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.

16/09/2024

13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay

Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.

16/09/2024

Tấn công chuỗi cung ứng là gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp không nhất thiết xuất phát từ hệ thống nội bộ, đôi khi chúng có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng bao gồm đối tác và nhà cung cấp. Do đó, hành động tấn công chuỗi cung ứng không chỉ là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia toàn cầu.

// doi link