Tìm hiểu kiến thức về Public Chain và Private Chain

14/10/2022
Nền tảng blockchain đã phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Các phân loại của blockchain như Private, Public mang những sự khác biệt dẫn đến trải nghiệm người dùng khác nhau và đa dạng hóa sự lựa chọn loại blockchain phù hợp. Hãy cùng CryptoLeakvn tìm hiểu sự khác nhau giữa Public và Private blockchain, cũng như tìm ra lựa chọn tối ưu nhất trong các loại blockchain này thông qua bài viết hôm nay.
 
 
Public Blockchain (Blockchain công khai) là gì?
Đây là một nền tảng mà bất kỳ ai cũng có quyền truy cập và ghi dữ liệu trên chuỗi. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay thậm chí là hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phí rất cao. Ví dụ về Public blockchain phổ biến như Bitcoin hay Ethereum,…

Blockchain công khai có khả năng chống lại sự kiểm duyệt cao hơn so với Blockchain riêng tư (hoặc bán riêng tư). Vì bất kỳ ai cũng có thể tham gia mạng, nên giao thức phải kết hợp một số cơ chế nhất định để ngăn chặn các tác nhân độc hại tấn công ẩn danh.

Tuy nhiên, cách tiếp cận theo định hướng bảo mật trên các chuỗi công khai thường phải đi kèm với sự đánh đổi về hiệu suất vận hành. Nhiều chuỗi khối gặp phải trở ngại về mở rộng và hiệu suất vận hành tương đối thấp. Hơn nữa, việc đưa ra các thay đổi trên một mạng mà không phân tách nó có thể là một thách thức, vì hiếm khi tất cả những người tham gia đồng ý về các thay đổi được đề xuất.
Ưu điểm của Public Blockchain
- Không cần tin tưởng: Blockchain công khai hoàn toàn không có sự tham gia của bên thứ 3 nên đã loại bỏ được những rủi ro do bên trung gian gây ra dưới bất kỳ hình thức nào. Vì vậy trên thực tế, những người tham gia giao dịch không cần phải đặt niềm tin ở bất kỳ ai mà yêu cầu vẫn được xử lý và bảo mật.
- Minh bạch: Tất cả các tính năng trên Public Blockchain đều công khai và vô cùng minh bạch. Dữ liệu liên quan đến giao dịch đều được mở cho cộng đồng xác minh. Ngoài ra, bất kỳ ai cũng có thể truy xuất dữ liệu để kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch đó.
- Không bị quản lý: Blockchain công khai có thể chống lại sự kiểm duyệt do quy mô mạng lưới quá rộng, hơn nữa còn đa quốc tịch. Chính phủ không thể nào điều khiển và kiểm soát được.
Nhược điểm của Public Blockchain
- Tốc độ xử lý chậm: Blockchain công khai phải mất thời gian cho toàn mạng để đạt được sự đồng thuận về một trạng thái giao dịch nên tốc độ xử lý sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra Public Blockchain còn giới hạn về số lượng giao dịch có thể phù hợp cũng như thời gian cần thiết để xử lý một khối duy nhất.
- Tiêu hao năng lượng: Các thuật toán đồng thuận của Public Blockchain yêu cầu tiêu hao một nguồn năng lượng đáng kể, điều này đã làm dấy lên những lo ngại về mặt môi trường. Đã từng có khảo sát cho thấy rằng, Bitcoin đang tiêu thụ số điện năng tương đương với của quốc gia Ireland.
- Không thể lưu trữ dữ liệu cá nhân: Không phải là không thể mà đúng ra là không nên. Ngay cả khi được mã hóa thì đây cũng không phải là điều được các chuyên gia khuyến khích.
Private Blockchain (Blockchain riêng tư) là gì?
Private Blockchain là nền tảng chỉ cho phép người dùng được đọc dữ liệu, không có quyền ghi. Quyền ghi này sẽ thuộc về một tổ chức thứ 3 hoàn toàn đáng tin cậy. Bên thứ ba này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Ví dụ Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.

Xem thêm: Node là gì? Thuê Node Blockchain tại đâu uy tín?

Các chuỗi riêng tư phù hợp với thiết lập doanh nghiệp, trong đó một tổ chức muốn tận hưởng các thuộc tính của Blockchain mà vẫn có thể bảo vệ mạng của họ không bị những người bên ngoài truy cập.
Yêu cầu Bằng chứng về công việc (Proof of Work) là hoang phí, nhưng nó đã được chứng minh là cần thiết cho một môi trường mở, dựa trên mô hình bảo mật. Tuy nhiên, trong một Blockchain riêng tư, PoW không thể ngăn chặn các mối đe dọa quá nguy hiểm – danh tính của mỗi người tham gia được tiết lộ và việc quản lý mang tính chất trực tiếp. 
Ưu điểm của Private Blockchain
- Tốc độ xử lý nhanh: So với Public Blockchain, số lượng giao dịch mà Blockchain xử lý được cao hơn rất nhiều. Nó có thể xử lý hàng ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn giao dịch mỗi giây so với 7 TPS của Bitcoin.
- Có thể mở rộng: Do chỉ có một vài nút ủy quyền và chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu, mạng có thể hỗ trợ mở rộng để tăng thêm tốc độ xử lý các giao dịch.
Nhược điểm của Private Blockchain
- Cần phải có sự tin cậy: Nếu như Blockchain công khai không yêu cầu bạn phải tin tưởng ai thì tính toàn vẹn của mạng riêng tư lại phụ thuộc vào độ tin cậy của các nút được ủy quyền. Ngoài ra, tính hợp lệ của một hồ sơ không thể được xác minh độc lập. Các tác nhân bên ngoài phải hoàn toàn tin tưởng Private Blockchain mà không có bất kỳ hình thức kiểm soát nào đối với quá trình xác minh.
- Bảo mật thấp: Cũng dễ hiểu thôi bởi vận hành càng với ít nút thì khả năng bị xâm nhập lại càng cao. Một mạng riêng dễ bị thao túng dữ liệu hơn nhiều so với mạng công khai.
- Tập trung hóa: Các Private Key phải được xây dựng và duy trì bởi một dự án, một doanh nghiệp hay một tập đoàn.
So sánh tương quan Private và Public Blockchain:
Điểm tương đồng giữa 2 loại chuỗi khối này là:
- Đều là mạng ngang hàng P2P (peer-to-peer), trong đó mỗi người tham gia có một bản sao của sổ ghi chép chi tiết gắn liền với các giao dịch số đã được ký số.
- Cả hai đều duy trì các bản sao đồng bộ thông qua giao thức đồng thuận – consensus.
- Public và Private Blockchain đều đảm bảo không thể thay đổi sổ cái, ngay cả khi một số người tham gia bị lỗi.

Xem thêm: Công nghệ Blockchain là gì? Lợi thế vượt trội khi doanh nghiệp ứng dụng Blockchain
 
Điểm khác biệt lớn nhất giữa private và publick Blockchain là:
Nếu private phải mất chi phí đầu tư để thiết kế, khởi tạo và quản lý thì public Blockchain bạn sẽ không phải chi thêm khoản phí khởi tạo và thiết kế. Chỉ cần tham gia vào hệ thống pulic, mọi dữ liệu về Blockchain của bạn sẽ được công khai với cộng đồng.
  Public Blockchain Private Blockchain
Truy cập Đọc/ Ghi: Không giới hạn Phân quyền đọc ghi
Tốc độ Chậm hơn Nhanh hơn
Bảo mật Proof-of-Work/ Proof-of-Stake Pre-approved participants
Xác định danh tính Ẩn danh Xác định danh tính
Loại giao dịch Giao dịch cơ bản Tất cả các giao dịch
Chi phí khởi tạo Rẻ hơn Đắt hơn
Chi phí giao dịch Đắt hơn Rẻ hơn

Để tìm hiểu thêm về các gói dịch vụ Viettel Blockchain Node, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

01/03/2024

Viettel IDC hợp tác cùng Radware mở rộng thị trường giải pháp bảo mật tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Triển lãm di động thế giới (Mobile World Congress - MWC) năm 2024 diễn ra tại Barcelona vào cuối tháng 2, Viettel IDC cùng Radware đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm nghiên cứu, phát triển, đẩy mạnh cung cấp các giải pháp bảo mật trên nền tảng đám mây tại Việt Nam và trong khu vực.

25/01/2024

Deep Web là gì? Có nên truy cập vào Deep Web không?

Trong thời đại CNTT phát triển như hiện nay, Deep Web là gì đang là chủ đề gây tò mò với không ít người dùng. Đây là một phần khác của Internet, không được public rộng rãi và là nơi diễn ra nhiều hoạt động với độ bảo mật thông tin cao.

05/02/2024

Viettel IDC đạt chứng chỉ ANSI/TIA-942-B:2017 Rated 3 Constructed Facilities, trong đó có một hạng mục đạt cấp cao nhất là Rated 4

Viettel IDC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có hạng mục đạt Rated-4 (hạng mục Viễn thông) của chứng chỉ ANSI/TIA-942-B:2017 Constructed Facilities.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

03/01/2024

DNS là gì? Nguyên tắc và cách cấu hình DNS trong hệ thống

DNS là gì? Nguyên lý hoạt động cũng như chức năng DNS ra sao? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới nhé.

23/09/2023

Dịch vụ Cloud Server - Sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp startup

Với dịch vụ Cloud Server, doanh nghiệp có thể giảm chi phí hiệu quả, tận dụng tính linh hoạt để mở rộng tài nguyên khi cần, đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin tối đa.

01/10/2023

Khám phá tiện ích và sự đa dạng của dịch vụ thuê máy chủ ảo tại Viettel IDC

Dịch vụ thuê máy chủ ảo tại Viettel IDC là giải pháp mang đến môi trường linh hoạt cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành. Với nền tảng điện toán đám mây chất lượng, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh tài nguyên máy chủ theo nhu cầu thực tế, giúp tối ưu hiệu suất làm việc.

05/10/2023

Cloud Computing và các mô hình dịch vụ phổ biến hiện nay

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Giải pháp này cho phép cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức truy cập, sử dụng các tài nguyên máy tính, dịch vụ qua internet thay vì phải xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng riêng.

01/01/2024

Khám phá mô hình bảo mật Zero Trust và mối liên kết cùng trí tuệ nhân tạo AI

Triết lý an ninh mạng Zero Trust đặt ra nguyên tắc không có bất kỳ người dùng nào trong hoặc ngoài hệ thống mạng đủ tin tưởng mà không cần thông qua sự kiểm tra chặt chẽ về danh tính.

02/01/2024

SOCK là gì và cách sử dụng SOCK hiệu quả nhất

Nếu là một Fresher hay dân bán chuyên trong ngành IT, không ít người tò mò về khái niệm SOCK là gì cũng như đang muốn tìm hiểu về một số giao thức trên không gian internet.

// doi link