Tìm hiểu về các thông số: IOPS, Latency và Throughput - Phần 2
19/10/2019Cùng Viettel IDC tìm hiểu về các thông số: IOPS, Latency và Throughput trong hệ thống Storage/Cloud Server/Private Cloud.
IOPS, Latency và Throughput là ba khái niệm mà bất cứ Sys Admin nào cũng cần quan tâm, khi bắt đầu xây dựng hệ thống Storage và cho những ai muốn cải thiện tốc độ Cloud Server/Private Cloud.
Tìm hiểu về các thông số: IOPS, Latency và Throughput - Phần 1
2. Latency - Thông số quan trọng nhất trong hệ thống lưu trữ
Latency là khái niệm về tốc độ xử lý 1 request I/O của hệ thống. Khái niệm này rất quan trọng bởi vì 1 hệ thống lưu trữ mặc dù chỉ có capacity 1000 IOPS với thời gian trung bình xử lý latency 10ms, vẫn có thể tốt hơn 1 hệ thống với 5000 IOPS nhưng latency là 50ms. Đặc biệt đối với các ứng dụng “nhạy cảm” với latency, chẳng hạn như dịch vụ Database.
Lấy 1 ví dụ thực tế, trong 1 siêu thị, nếu như các thu ngân (ổ cứng) phục vụ cho các khách hàng (I/O) với thời gian latency là 10ms. Vậy nôm na, có thể hiểu rằng thu ngân này phục vụ 100 khách/1 giây. Tuy nhiên, nếu có thời điểm 100 khách này tới cùng 1 lúc trong vòng 10ms thì sao? khách hàng sẽ phải đứng đợi. Và cũng tuỳ từng nhu cầu khách hàng (size I/O) mà latency có thể khác nhau, 15ms hoặc thậm chí 20 ms
Hình minh hoạ sau sẽ cho các bạn thấy tại sao khi ổ cứng tăng IOPS lại tốn latecy cao hơn. Sự thật là hệ thống lưu trữ sẽ nhìn vào hàng đợi (queu) và ra lệnh xử lý tuần tự cho các I/O, dẫn đến nếu hàng đợi dài hơn thì latency sẽ cao hơn, tùy thuộc vào hiệu năng yêu cầu của ứng dụng mà chúng ta có thể chấp nhận chuyện này hay không.
3. IOPS vs Latency : Yếu tố nào quyết định hiệu năng hệ thống Storage?
Để so sánh được hiệu quả hệ thống storage, các yếu tố về môi trường platform và ứng dụng cần phải giống nhau – điều này rất khó, vì hệ thống của doanh nghiệp cần phải chạy multi-workload. Trong một vài trường hợp, việc xử lý/transfer 1 lượng lớn data (high throughput) thì được xem là tốt, nhưng khi cần xử lý số lượng lớn các I/O nhỏ thật nhanh (cần IOPS), thì chưa chắc và ngược lại. Lúc này kích cỡ I/O, độ dài của hàng đợi (queu depth) và mức độ xử lý song song… đều có ảnh hưởng đến hiệu năng.
IOPS – Có lẽ hệ thống sử dụng các ổ cứng HDD hay SSD hiện nay thì đã quá cao rồi, khi đứng riêng lẻ 1 mình, con số này trở nên vô ích. Và vô hình chung nó trở thành 1 thuật ngữ để các nhà sản xuất marketing cho thiết bị của mình, các doanh nghiệp không nên vin vào đó làm thước đo quyết định hiệu năng hệ thống Storage.
Thay vì đặt câu hỏi: “hệ thống với bao nhiêu IOPS là được?” ta nên hỏi rằng: “Thời gian xử lý ứng dụng là bao nhiêu?” Latency nên được xem là thông số hữu ích nhất, vì nó tác động trực tiếp lên hiệu năng của hệ thống, là yếu tố chính nên dựa vào tính toán ra IOPS và throughput. Nghĩa là việc giảm thiểu latency sẽ giúp cải thiện chung hiệu năng của cả hệ thống
Tin nổi bật
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.