SQL là gì? Cách download và cài đặt SQL Server từ A - Z
23/09/2024SQL server là một trong nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ được sử dụng phổ biến hiện nay. Được phát triển bởi Microsoft, SQL server có đủ các phiên bản dành cho mọi nhu cầu phát triển của bạn và doanh nghiệp.
SQL server là gì?
SQL (Structured Query Language - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) là một ngôn ngữ lập trình chuyên dụng giúp người dùng giao tiếp với các cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL server là một dạng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System - Viết tắt là RDBMS). Nó được phát triển bởi gã khổng lồ trong làng công nghệ Microsoft vào năm 1989 và vẫn được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.
Có thể khi thấy chữ server thì nhiều bạn sẽ có những hiểu nhầm ở đây. Chúng ta sẽ cùng làm rõ về khái niệm SQL server bằng cách xem qua những đặc tính dưới đây của nó nhé:
+ Thứ nhất, server là một thiết bị phần cứng nhưng SQL server thì về bản chất nó là một sản phẩm phần mềm. Nó được các kỹ sư của Microsoft xây dựng và phát triển tử cách đây gần 30 năm rồi. Vì là sản phẩm phần mềm nên nó được cài trên các thiết bị phần cứng như server.
+ Thứ hai, nó có chức năng chính là lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo yêu cầu của các ứng dụng phần mềm khác. Chúng ta sẽ lưu trữ dữ liệu vào đó và sử dụng các câu lệnh để tìm kiếm dữ liệu khi cần.
+ Thứ ba, nó sử dụng câu lệnh SQL (Transact-SQL) để trao đổi dữ liệu giữa máy khách (máy Client) và máy cài SQL Server.
Cấu trúc cơ bản của SQL server
SQLOS
SQLOS là viết tắt của hệ điều hành SQL server. Đây là tầng cuối cùng trong kiến trúc tổng thể của SQL server. Tại đây sẽ chịu trách nhiệm xử lý các nhiệm vụ như quản lý bộ nhớ, lên lịch nhiệm vụ, khoá dữ liệu nhằm tránh các xung đột ngoài ý muốn có thể xảy ra mỗi khi thực hiện các thao tác cập nhật.
Database engine
Đây là một công cụ có chức năng quản lý việc lưu trữ, xử lý và bảo mật dữ liệu. Trong đây sẽ bao gồm rất nhiều các công cụ khác nhau như một công cụ lưu trữ quản lý các tệp, bảng, trang, chỉ mục, bộ đệm dữ liệu và giao dịch cơ sở dữ liệu.
External protocol
Đây là các giao thức được sử dụng để giao tiếp với Database engine. Nó bao gồm TCP/IP hay VIA (Virtual Interface Adapter),...
SQL server dùng để làm gì?
Tạo và duy trì cơ sở dữ liệu
Mục đích đầu tiên của SQL server đó chính là dùng để lưu trữ và duy trì cơ sở dữ liệu. Lúc này bạn có thể hình dung SQL server nó giống như một cái kho (hub) vậy. Dữ liệu được tổng hợp và đổ dồn vào cái hub đó.
Nhưng dữ liệu ở đây không phải là được lưu trữ một cách bừa bãi và không theo một quy luật nào cả. Để tiện cho các truy vấn của người dùng khi tìm kiếm dữ liệu trong hub này, dữ liệu khi được đưa vào SQL server được lưu trữ một cách có chủ đích. Người dùng sẽ tận dụng các công cụ lưu trữ hiện có để phân loại và sắp xếp dữ liệu cho hợp lý.
Xem thêm:
- Database là gì? Có những loại Database nào?
- Cơ sở dữ liệu đám mây (Database cloud): Lợi ích và cách hoạt động
- Chia sẻ dữ liệu là gì? Vai trò của chia sẻ dữ liệu
Phân tích dữ liệu và tạo báo cáo
Khi dữ liệu được đưa vào để lưu trữ trong SQL server theo một cách có chủ đích, chúng ta có thể thực hiện phân tích những dữ liệu đó sử dụng SSAS – SQL Server Analysis Services.
Ngoài ra một tính năng khác của SQL server đó là việc hỗ trợ khả năng xuất báo cáo cho những phần dữ liệu được lưu trữ đó. Đương nhiên lúc này chúng ta sẽ cần phải sử dụng các công cụ để tạo báo cáo riêng có tên gọi là SSRS – SQL Server Reporting Services.
Các phiên bản của SQL server
Trước khi bắt đầu với phần này, có một điểm chúng tôi muốn lưu ý với các bạn như sau. Bản chất hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) là nền tảng cho nhiều hệ cơ sở dữ liệu khác nhau chứ không chỉ riêng gì SQL server. Chúng ta có thể kể đến ở đây như IBM DB2, Oracle, MySQL và Microsoft Access.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào hệ cơ sở dữ liệu SQL server nhé. Do đó ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số phiên bản thường thấy của hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ này..
+ Enterprise (Bản Doanh nghiệp): Phiên bản này chứa gần như đầy đủ nhất các tinh hoa của SQL Server. Trong đó phải kể đến như nhân bộ máy cơ sở dữ liệu và các dịch vụ đi kèm cùng với các công cụ cho tạo và quản lý phân cụm SQL Server. Với phiên bản Enterprise, nó hướng đến các CSDL lớn tới 524 petabytes và hỗ trợ tới 640 bộ vi xử lý.
+ Standard (Bản Tiêu chuẩn): Phiên bản này rất thích hợp cho các công ty vừa và nhỏ. Một phần vì giá thành rẻ hơn nhiều so với phiên bản Enterprise, một phần vì những công ty vừa và nhỏ cũng chưa có lượng dữ liệu lớn đến thế.
+ Developer (Bản Developer): Phiên bản này có đầy đủ các tính năng của bản Enterprise nhưng nó được tuỳ biến để nhằm phục vụ cho việc phát triển và kiểm tra ứng dụng.
+ Workgroup (Bản Workgroup): Phiên bản SQL Server này chỉ bao gồm chức năng lõi cơ sở dữ liệu nhưng không có các dịch vụ đi kèm. Đặc biệt hơn từ phiên bản SQL server 2012, phiên bản này đã bị Microsoft khai tử.
+ Express (Bản Express): SQL Server phiên bản này được đánh giá là dễ sử dụng. Có thể nó hướng đến dùng cho việc quản trị cơ sở dữ liệu đơn giản. Microsoft tích hợp nó cùng với Microsoft Visual Studio, nên giúp dễ dàng để phát triển các ứng dụng dữ liệu. Đặc biệt hơn nữa đây là một phiên bản miễn phí. Bạn sẽ không lo bị giới hạn về số cơ ở dữ liệu hoặc người sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm là nó chỉ dùng cho 1 CPU với 1 GB bộ nhớ và 10 GB file cơ sở dữ liệu. Nếu như bạn làm nhà phát triển ứng dụng mới, hoặc bạn thường xuyên xây dựng các ứng dụng nhỏ thì đây sẽ là một sự hỗ trợ của Microsoft dành cho bạn.
Cách tải và cài đặt SQL Server
Bước 1: Tải SQL Server
- Truy cập trang web của Microsoft để tải SQL Server Express:
- Chọn phiên bản SQL Server Express và nhấn Download now.
Bước 2: Cài đặt SQL Server
- Khởi chạy file cài đặt SQL2022-SSEI-Expr.exe.
- Chọn Basic để thực hiện cài đặt cơ bản.
- Đọc và chấp nhận các điều khoản sử dụng của Microsoft > Nhấn Accept để tiếp tục.
- Chọn thư mục để cài đặt SQL Server hoặc giữ mặc định. Nhấn Install để bắt đầu quá trình cài đặt.
- Chờ quá trình cài đặt hoàn tất.
Bước 3: Cài đặt SQL Server Management Studio (SSMS)
SQL Server Management Studio (SSMS) là công cụ quản lý và phát triển SQL Server. Để cài đặt SSMS, bạn thực hiện theo các thao tác sau: Truy cập trang web chính thức của Microsoft để tải SQL Server Management Studio > Nhấn vào liên kết tải xuống để tải file cài đặt SSMS > Khởi chạy file cài đặt > Chọn thư mục cài đặt > Chờ quá trình cài đặt hoàn tất.
Bước 4: Kết nối với SQL Server bằng SSMS
Khởi chạy SSMS > Kết nối với SQL Server thông qua cửa sổ Connect to Server và nhập thông tin kết nối: Server type: Chọn Database Engine, Server name: Nhập tên máy chủ, Authentication: Chọn Windows Authentication hoặc SQL Server Authentication > Nhấn Connect để kết nối.
Những điều bạn cần nhớ về SQL server
Đến đây thì chắc hẳn tất cả mọi người đều hiểu được SQL server là gì và những phiên bản mà nó hiện có rồi đúng không? Trước khi kết thúc bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau điểm lại một số ý chính cần nhớ nhé:
+ Thứ nhất, SQL server là một trong nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Nó được sử dụng để lưu trữ và quản lý dữ liệu nhằm phục vụ cho việc phát triển, kiểm tra ứng dụng,... Với một số dịch vụ hiện có trong SQL server, bạn có thể dễ dàng tạo báo cáo hay đưa ra các phân tích đối với những dữ liệu được lưu trữ trong đó.
+ Thứ hai, hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ SQL server có rất nhiều phiên bản phù hợp với mục đích và nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Tuỳ vào nhu cầu của mình mà bạn có thể lựa chọn cho mình một phiên bản phù hợp.
Dữ liệu đối với mỗi doanh nghiệp như là nguồn sống. Và việc quản trị database hiệu quả sẽ giúp họ tiết kiệm và tối ưu chi phí cho các mục đích dài hạn. Hiểu được điều đó nên Viettel IDC đã nghiên cứu và phát triển hoàn thiện dịch vụ Viettel Database Service (vDBS), giúp các doanh nghiệp quản trị database một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn.
Hy vọng rằng với những thông tin vừa rồi phần nào Viettel IDC đã mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích về chủ đề này.
Tin liên quan
Ransomware là gì? Cách ngăn chặn mã độc tống tiền hiệu quả
Ransomware là một loại phần mềm độc hại (malware) nguy hiểm, mã hóa dữ liệu quan trọng khiến người dùng không thể truy cập và yêu cầu tiền chuộc để lấy lại quyền truy cập
Viettel IDC xuất sắc giành giải thưởng tại ESG Business Awards 2024 hạng mục “Sustainable Infrastructure Award”
Hà Nội, ngày 25.09.2024 – Viettel IDC, nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây quy mô lớn nhất và xanh nhất Việt Nam đã xuất sắc giành giải thưởng danh giá tại ESG Business Awards 2024, hạng mục “Sustainable Infrastructure Awards”.
Cơ chế hoạt động của chuỗi khối Blockchain
Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba.
Google Cloud là gì? Các công cụ bên trong Google Cloud
Google Cloud Platform (GCP) là một bộ dịch vụ điện toán đám mây chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google cung cấp, sử dụng nội bộ cho các sản phẩm của người dùng cuối
Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?
Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm
Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động
Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.
Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng
Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.
VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động
Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!
ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider
Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.
Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN
Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.