TOP 5 ứng dụng thực tế của Công nghệ đám mây (Cloud Computing)

16/08/2019

Công nghệ đám mây là một công nghệ đầy tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ. Theo một nghiên cứu của Forbes, điện toán đám mây được dự đoán sẽ tăng từ 67 tỷ đô la trong năm 2015 lên 162 tỷ đô la vào năm 2020. Với việc các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển sang công nghệ đám mây, những giải pháp này đã trở thành xu hướng chủ đạo trong kinh doanh c của chúng ta đến lưu trữ điện thoại, mọi thứ đều được lưu trữ và quản lý bằng công nghệ đám mây cũng như đời sống cá nhân của mọi người. Từ email hàng ngày.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 5 ví dụ hàng đầu ứng dụng công nghệ đám mây và hiểu được những tính năng nào của công nghệ đám mây đã dẫn đến sự phổ biến và cần thiết của nó trên thị trường hiện nay.

 

Top 5 ứng dụng thực tế của công nghệ đám mây

1. Mở rộng quy mô máy chủ

Công nghệ đám mây cung cấp các tài nguyên có thể mở rộng thông qua các mô hình đăng ký khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ cần trả tiền cho các tài nguyên máy tính mà bạn sử dụng. Điều này giúp quản lý các đột biến trong nhu cầu mà không cần đầu tư vĩnh viễn vào phần cứng máy tính.

Ví dụ như Netflix đã tận dụng tiềm năng của công nghệ đám mây này thành lợi thế của họ. Netflix là dịch vụ phát sóng trực tuyến nên họ thường xuyên phải đối mặt với sự gia tăng lớn về tốc độ tải trang và tốc độ máy chủ vào thời gian cao điểm, nhiều người dùng truy cập. Việc chuyển từ trung tâm dữ liệu nội bộ sang đám mây cho phép công ty mở rộng đáng kể cơ sở dữ liệu khách hàng của mình mà không phải đầu tư vào thiết lập, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng đầy tốn kém.

 

2. Chatbot

Sức mạnh tính toán diện rộng và khả năng của công nghệ đám mây cho phép chúng ta lưu trữ thông tin về sở thích của người dùng. Điều này có thể được sử dụng để cung cấp các giải pháp, tin nhắn và sản phẩm tùy chỉnh dựa trên hành vi và sở thích của người dùng.

Siri, Alexa và Google Assistant - tất cả đều là những con bot thông minh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên dựa trên đám mây. Các chatbot này tận dụng khả năng tính toán của công nghệ đám mây để cung cấp nhu cầu và sự trải nghiệm của khách hàng phù hợp với ngữ cảnh. Từ giờ, mỗi khi khi bạn nói “Hey Siri” hay “Ok Google” thì hãy nhớ rằng có một giải pháp AI dựa trên công nghệ đám mây đằng sau chúng.

 

3. Công cụ giao tiếp

Công nghệ đám mây cho phép người dùng sử dụng khả năng truy cập ứng dụng dựa trên mạng internet vào các công cụ giao tiếp như email và lịch. Hầu hết các ứng dụng nhắn tin và gọi điện như Skype và WhatsApp cũng dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ đám mây.

Tất cả tin nhắn và thông tin của bạn được lưu trữ trên phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải trên thiết bị cá nhân của bạn. Điều này cho phép bạn truy cập thông tin của bạn từ bất cứ đâu thông qua mạng internet.

 

4. Năng suất

Các công cụ văn phòng như Microsoft Office 365 và Google Docs sử dụng công nghệ đám mây, cho phép bạn sử dụng các công cụ một cách hiệu quả nhất qua mạng internet. Bạn có thể làm việc trên các tài liệu, bài thuyết trình và bảng tính của mình từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Với việc dữ liệu của bạn được lưu trữ trên đám mây, bạn không cần phải lo lắng về việc mất dữ liệu trong trường hợp thiết bị của bạn bị đánh cắp, bị mất hay bị hỏng. Công nghệ đám mây cũng giúp chia sẻ tài liệu và cho phép các cá nhân khác nhau làm việc trên cùng một tài liệu cùng một lúc.

 

5. Quy trình quản lý

Nhiều ứng dụng quản lý doanh nghiệp như quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cũng dựa trên một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Phần mềm như một Dịch vụ (SaaS) đã trở thành một phương pháp phổ biến để triển khai các phần mềm cấp doanh nghiệp.

Salesforce, Hubspot, Marketo,... là những ví dụ phổ biến của mô hình này. Phương pháp này có hiệu quả về chi phí và hiệu quả cho cả nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nó hỗ trợ việc quản lý miễn phí, bảo trì và bảo mật cho tổ chức của bạn.

Công nghệ đám mây đã cung cấp các giải pháp tinh vi cho các công ty cũng như các cá nhân. Có thể nói, công nghệ đám mây là một yếu tố cần thiết để các doanh nghiệp phát triển và bứt phá, đặc biệt là trong nền công nghiệp 4.0 như hiện nay. Nếu bạn đã sẵn sàng để tiết kiệm chi phí và đưa doanh nghiệp của bạn “lên mây”, hãy để Viettel IDC đồng hành cùng với bạn ngay hôm nay!

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ máy chủ đám mây Cloud Server của Viettel IDC, vui lòng liên hệ:

Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

03/01/2024

DNS là gì? Nguyên tắc và cách cấu hình DNS trong hệ thống

DNS là gì? Nguyên lý hoạt động cũng như chức năng DNS ra sao? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới nhé.

08/09/2024

Bản cập nhật của sản phẩm Viettel Open Kubernetes Service Có Gì Mới?

Viettel Open Kubernetes Service (vOKS) ra mắt tính năng Node Group và phiên bản 1.28 với các tính năng bổ trợ tiêu biểu như cấp phát StorageClass mặc định tự động, hỗ trợ khôi phục các workload stateful để đảm bảo dữ liệu không mất đi khi có sự cố

07/09/2024

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời đại số. Hãy cùng Viettel IDC khám phá hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng thông qua bài viết sau đây.

07/09/2024

Những thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng

Thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng là mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu lỗ hổng bảo mật và giải pháp hiệu quả để bảo vệ doanh nghiệp Đà Nẵng trước những cuộc tấn công mạng.

07/09/2024

VMware Workstation là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết

VMware Workstation là một giải pháp tối ưu dành cho máy tính, giúp người dùng dễ dàng tạo nhiều hệ điều hành để đăng nhập vào nhiều tài khoản khác nhau cho công việc.

07/09/2024

Blade Server là gì? Ứng dụng của máy chủ phiến

Dưới áp lực xử lý khối lượng dữ liệu lớn cũng như sự gia tăng của ảo hóa và các ứng dụng đám mây, những giải pháp máy chủ truyền thống như tower server hay rack server đã dần bộc lộ những hạn chế về không gian, năng lượng và khả năng mở rộng. Để giải quyết vấn đề này, Blade Server – một loại máy chủ có thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng, đã ra đời và nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp.

07/09/2024

Domain khác gì Hosting? Mua Domain và Hosting ở đâu?

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc xây dựng một trang web không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nội dung tốt mà còn cần đảm bảo rằng trang web của bạn có một nền tảng vững chắc để hoạt động. Trong đó, hai yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để tạo nên một trang web ổn định là Domain và Hosting.

07/09/2024

Những ví dụ nổi bật về điện toán đám mây (Cloud Computing)

Điện toán đám mây (Cloud Computing) đã và đang thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành và tối ưu hóa quy trình công việc. Các giải pháp điện toán đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô mà còn đảm bảo tính ổn định, bảo mật và tối ưu hóa chi phí.

07/09/2024

Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.

07/09/2024

Doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo an toàn thông tin trong thời đại số?

Trong thời đại số ngày nay, chuyển đổi số là một xu hướng quan trọng và tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng này đang tạo ra một “con dao hai lưỡi” cho các doanh nghiệp. Một mặt, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý, tăng hiệu quả, năng suất và tận dụng được dữ liệu thông tin. Mặt khác, xu hướng này lại vô hình trung kéo theo một rủi ro tiềm tàng cho các doanh nghiệp, đó là mất an toàn thông tin.

// doi link