Trí tuệ nhân tạo AI và tiềm năng ứng dụng đa lĩnh vực năm 2021
15/01/2021Công nghệ AI (Artifical Intelligence hay còn gọi là Trí tuệ nhân tạo) xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX bởi nhà khoa học máy tính Mỹ, John McCarthy.
Tuy nhiên phải đến thời đại công nghệ 4.0, AI mới bùng nổ thực sự và được ví như một công nghệ tuyệt vời giúp con người tối ưu hóa thời gian và sức lực, đặc biệt trong năm 2021 tới đây.
AI là gì?
Ngày nay, AI được định nghĩa là sự mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi.
Ứng dụng của AI trong các lĩnh vực
Với tốc độ phát triển không ngừng của công nghệ, không ít các công ty đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý và sản xuất. Do đó, AI đã có những đóng góp không nhỏ trong các lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội. Tiêu biểu như:
1. Lĩnh vực sức khỏe
AI góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe bệnh nhân, đồng thời giảm các chi phí điều trị. Một trong những công nghệ chăm sóc sức khỏe tốt nhất phải kể đến IBM Watson. Nó có khả năng hiểu được các ngôn ngữ tự nhiên và phản hồi các câu hỏi được yêu cầu. Hệ thống khai thác dữ liệu bệnh nhân và nguồn dữ liệu sẵn có khác để tạo ra giả thuyết.
Sau đó, nó sẽ trình bày một lược đồ điểm tin cậy. Các ứng dụng khác của AI bao gồm chatbot, chương trình máy tính trực tuyến để trả lời các câu hỏi và hỗ trợ khách hàng, sắp xếp các cuộc hẹn hoặc trợ giúp bệnh nhân thông qua quá trình thanh toán và các trợ lý y tế ảo cung cấp phản hồi y tế cơ bản.
2. Lĩnh vực kinh doanh
Tự động hóa quy trình bằng Robot được áp dụng cho các tác vụ thực hiện lặp đi lặp lại. Thuật toán Machine Learning được tích hợp trên các nền tảng phân tích và CRM để khám phá các thông tin về cách phục vụ khách hàng tốt hơn. Chatbots được tích hợp trên các trang web để cung cấp dịch vụ ngay lập tức cho khách hàng. Điều này giúp vừa tiết kiệm cho các doanh nghiệp vừa tối ưu những trải nghiệm của khách hàng.
3. Lĩnh vực giáo dục
AI có thể tự động phân loại, giúp người làm giáo dục tiết kiệm một khoảng thời gian đáng kể. AI có thể đánh giá sinh viên và thích ứng với nhu cầu của họ. Đồng thời AI có thể hỗ trợ làm thêm công việc gia sư, đảm bảo họ có đúng hướng đi.
4. Lĩnh vực sản xuất
Đây là một lĩnh vực đi đầu trong việc kết hợp robot vào luồng công việc. Robot được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ đơn lẻ và đã được tách ra khỏi con người. Nhờ đó, AI giúp tiết kiệm chi phí, công sức và mang lại năng suất cao. Dự báo từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học này sẽ phát triển lên tới đỉnh cao. Hãy cùng chờ đợi những thành tựu mới nhất của loài người về lĩnh vực này.
5. Lĩnh vực Marketing
Hiện nay, Marketing dần trở thành công cụ quan trọng đối với các ngành nghề sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất của Marketing chính là đưa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, AI sẽ giúp các doanh nghiệp phân tích đánh giá hành vi khách hàng qua những thuật toán được xử lý với độ logic cao. Qua đó, quá trình Marketing được tối ưu hóa để đạt được hiệu quả cao nhất.
6. Lĩnh vực tài chính
Công nghệ AI đã đưa thế giới vào cơn bão công nghệ lớn khi nó cho phép các công ty cắt giảm chi phí, tự động hóa quy trình, cũng như thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp.
Một số ứng dụng của AI trong FinTech có thể kể đến như: AI phân tích dữ liệu, đưa ra các kết quả được đề xuất, giúp các nhà lãnh đạo có quyết định tốt hơn, hỗ trợ khách hàng tự động thông qua chatbot, phát hiện gian lận và quản lý khiếu nại, trợ lý tài chính tự động hỗ trợ người dùng trong việc đưa ra quyết định tài chính, phân tích dự báo trong các dịch vụ tài chính,…
Nhìn chung, AI không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp và những người yêu thích công nghệ. Trong tương lai, cùng với các công nghệ như Big Data hay Learning Machine, chắc chắn AI sẽ được áp dụng và phát triển hơn nữa.
Để tìm hiểu thêm thêm về các dịch vụ Điện toán đám mây ứng dụng vào AI, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?
Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm
Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động
Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.
Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng
Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.
VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động
Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!
ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider
Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.
Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN
Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.
HTML5 là gì? HTML5 khác gì HTML?
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, HTML5 đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong thiết kế và phát triển web. Là phiên bản cải tiến của HTML, HTML5 không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mang lại nhiều tính năng mới cho các nhà phát triển web.
WWW là gì? Tìm hiểu về World Wide Web từ A - Z
World Wide Web (WWW) là hệ thống thông tin toàn cầu, cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết www là gì, lịch sử hình thành và vai trò của World Wide Web.
Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.