Ứng dụng của công nghệ Blockchain trong doanh nghiệp

15/10/2022
Blockchain đang ngày càng chứng tỏ được những tiềm năng to lớn và vai trò cực lớn trong doanh nghiệp. Mọi người rất mong muốn nhìn thấy những ứng dụng Blockchain trong doanh nghiệp tiềm năng được ra đời.
 
 
Ưu điểm khi ứng dụng Blockchain trong Doanh Nghiệp
 
+ Đảm bảo được sự minh bạch thông tin: Các chuỗi khối Blockchain được liên kết chặt chẽ với nhau và xác nhận bởi các thành viên trong mạng, đảm bảo tính minh bạch trong doanh nghiệp.
 
+ Giảm thiểu được sự gian lận lừa đảo: Nhờ các hợp đồng thông minh Smart Contract sẽ giúp thông minh bạch, bất biến và giảm được sự gian lận lừa đảo.
 
+ Hạn chế chi phí: Nhờ loại bỏ được bên thứ 3 nên sẽ giảm thiểu được sự can thiệp từ đó tiết kiệm chi phí.
 
Dưới đây là một số cách sử dụng thực tiễn của công nghệ Blockchain trong doanh nghiệp cũng như các ứng dụng của công nghệ này trong việc "cách mạng hóa" các ngành nghề khác nhau.
 
Thống kê đã ghi nhận sự tăng trưởng theo cấp số nhân về lượng vốn huy động của các dự án Blockchain trong những năm gần đây khi mà các ứng dụng mới của công nghệ này xuất hiện, trải dài từ lĩnh vực tư nhân đến các dịch vụ công. Trong vô vàn những ý tưởng mới này, có 6 ứng dụng thu hút nhiều sự chú ý nhất.

Xem thêm: Node Blockchain là gì? Thuê Node Blockchain uy tín ở đâu?
 
1. Quản lý chuỗi cung ứng
Một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay bắt nguồn từ việc quản lý chuỗi cung ứng, cụ thể hơn là sự thiếu minh bạch giữa các nhà cung cấp gây kho khăn cho những nhà môi giới. Với sự xuất hiện của cuốn sổ cái phân tán Blockchain, vấn đề này có thể được dễ dàng giải quyết.
 
Blockchain cho phép nhiều người cùng cùng truy cập vào một cơ sở dữ liệu, từ đó làm tăng tính minh bạch của toàn chuỗi cung ứng. Các thông tin trong cuốn sổ cái Blockchain cũng không thể bị thay đổi và tất cả những giao dịch hợp lệ đều được đóng dấu thời gian (timestamp), hỗ trợ rất nhiều trong quá trính kiểm tra và ngăn chặn các hành vị trộm cắp hay lừa đảo.
 
Việc ứng dụng Blockchain trong quan lý chuỗi cung ứng phần nào cải tiện tính tuân thủ quy định của các doanh nghiệp, giảm lượng cộng việc "bàn giấy" cũng như giảm chi phí một cách đáng kể. Ứng dụng Blockchain vào chuỗi cung ứng, IBM gần đây đã chính thức phát hình một sản phẩm dựa trên Blockchain mang tên Food Trust. Trước khi ra mắt sản phẩm này, IBM đã hợp tác cùng Walmart trong việc kiểm soát, theo dõi hành trình của các thực phẩm từ cánh đồng tới kệ bán hàng.
 
Việc ứng dụng Blockchain sẽ hỗ trợ người tiêu dùng trong việc xác thực thông tin sản phẩm, giúp họ biết liệu những thông tin in trên bao bì kia có đúng với sự thật hay không. Hệ thống Blockchain cũng có thể được ứng dụng trong ngành dược phẩm, khi mà chất lượng và nguồn gốc của các loại thuốc là điều đầu tiên người mua hàng quan tâm.
 

2. Bảo mật tính danh mạng

Trộm và giả mạo danh tính người dùng trên mạng là một trong những vấn đề nhức nhối của cộng đồng mạng hiện nay, nhất là khi những cái tiến về công nghệ vẫn không thể giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Blockchain với tính năng bất biến giúp người dùng yên tâm lưu trữ các thông tin cá nhân mà không lo bị trộm hay bị thay đổi. Nhờ có mạng lưới phân quyền, các dự liệu trên Blockchain gần như bất khả xâm phạm trước các cuộc tấn công mạng. Các ID quản trị có thể hỗ trợ người dùng truy cập dữ liệu của họ mà không gặp bất kì cản trở gì.
Nền tảng nhận dạng bảo mật của công ty Civic hỗ trợ xác thực sinh trắc học đa yếu tố đối với username và password. Người dùng phải trả qua quá trình xác thực tính danh trước khi có thể tạo ID và ID này có thể được chính phủ hay các ngân hàng sử dụng trong xác thực giao dịch.
Ngoài ra, ID này cũng có thể được sử dụng để lưu trữ thông tin  người dùng trên hệ thống blockchain, ví dụ như thông tin tài khoản trên mạng xã hội hay các hồ sơ y tế. Các ID kỹ thuật số này không những hỗ trợ người dùng xác thực các giao dịch trực tuyến một cách an toàn và nhanh chóng mà nó còn ngăn chặn các cá nhân, tổ chức thực hiện thu thập và kiếm lời trái phép từ thông tin cá nhân của người dùng.
 

3. Phân tích dự đoán chính xác hơn

Bên cạnh việc lưu trữ, bảo mật một lượng thông tin khổng lồ về các giao dịch trên hệ thống Blockchain, hệ thống này cũng hỗ trợ xử lí, phân tích, và đưa ra các dự đoán chi tiết từ các thông tin này. Người đam mê công nghệ hẳn không còn lạ gì về cụm từ AI - Artificial Intelligence, hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo.
Việc kết hợp AI với Blockchain giúp đưa ra những phân tích và dự đoán chính xác, phục vụ cho công tác lên kế hoạch và phát triển của doanh nghiệp. Endor, một AI dựa trên Blockchain, sử dụng  ngôn ngữ xử lý tự nhiên để trả lời các câu hỏi trong thời gian thực là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp nay.
Với sự hỗ trợ đến từ AI, các doanh nghiệp có thể tận dụng lượng dữ liệu từ hệ Blockchain trong cách dự án của mình mà không cần tiếp xúc trực tiếp với dữ liệu người dùng.
 

4. Y tế

Hiện nay, các ghi chép hay cụ thể hơn là các hồ sơ y tế của người dân đang không được lưu trữ hợp lý. Việc sử dụng các hồ sơ giấy truyền thống gây trở ngại rất nhiều khi cần chia sẻ thông tin giữa các phòng khoa hay bệnh viện.
Nếu ứng dụng Blockchain, hồ sơ y tế của từng cá nhận sẽ được lưu trữ trên một hệ thống sổ cái phân tán với độ bảo mật cao. Những dữ liệu này hoàn toàn có teher được truy cập một cách dễ dàng khi cần đến. Các bên liên qian khác nhau có loại quyền truy cập khác nhau nhảm đảm vảo sự riêng tư cho cá nhân.

Nhìn chung, Blockchain giúp theo dõi hồ sơ y tế của người dùng một cách dễ dàng, thậm chí tạo phương thức kiếm tiền cho cá nhân bằng cách cung cấp thông tin cho các dự án nghiên cứu.
Medicalchain, một công ty khởi nghiệp ứng dụng blockchain (Chưa được kiểm duyệt) , sử dụng công nghệ này để ghi lại một cách an toàn các hồ sơ sức khỏe của cá nhân. Các thông tin được lưu trữ sẽ được các bác sĩ, dược sĩ, hay các công ty bảo hiểm sức khỏe sử dụng. Người dùng có toàn quyền kiểm soát với các thông tin của họ được hệ thống ghi chếp lại.
 

5. Năng lượng

Blockchain có lẽ chính là giải pháp tối ưu cho thị trường năng lương. Bàng cách ghi chép lại các tiện tích của người dùng, năng lượng có thể được sử dụng như một loại nguyên liệu. Hiện nay, các tập đoàn lớn bán năng lượng thưo một mức giá cố định.

Khi ứng dụng Blockchain, năng lượng sẽ như các loại hàng hóa khác, chịu sự tác động của cung - cầu thị trường từ đó biến động về giá. Việc đo lường điện thông min sẽ giúp người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất giảm đảm kể các khoản phí tổn. 

Một doanh nghiệp khởi nghiệp tại Úc, Power Ledger ứng dụng Blockchain trong việc đo lượng điện năng sử dụng, từ đó hỗ trợ người dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch liên quan đến điện năng mà không cần thông qua lưới diện trung tâm, giảm bớt sự độc quyền trong thị trường điện năng.
 

6. Đăng ký quyền sử dụng đất

Từ lâu việc đăng kí quyền sử dụng đất đã gặp nhiều khó khắn, đặc biệt là về vấn đề giả mạo và lừa đảo. Nếu ứng dụng Blockchain, vấn đề này sẽ được giải quyết hoàn toàn do mọi hồ sơ sẽ được lưu trữ và bảo mật trong hệ thống, giảm tối thiểu khả năng gian lận.
Hơn nữa, nó cũng giúp cắt giảm bớt lượng nhân công không cần thiết cũng như lượng công việc giất tờ vốn từ lâu là gánh nặng cho các cơ quan hành chính. Có thể nó, đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay sau tiền ảo của Blockchain, nhất là khi ngày có càng nhiều các quốc gia tham gia kí kết với các nhà khởi nghiệp Blockchain trong vấn đề sở hữu đất đai. Gần đây, Trung Quốc, Ấn Độ, Thủy điện, Kenta, và nhiều quốc gia khác đều đang có động thái, thể hiện sự quan tâm tới ứng dụng này của Blockchain.
 

7. Ứng dụng hợp đồng thông minh

Nhờ các hợp đồng thông minh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Giúp mọi giao dịch được thực hiện một cách minh bạch và an toàn.
 

8. Ứng dụng bỏ phiếu điện tử bình chọn online

Một thế mạnh vô cùng to lớn của Blockchain chính là phi tập trung linh hoạt, các ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ vận dụng cho bỏ phiếu điện tử.
Thay vì tốn thời gian và tiền bạc cho bỏ phiếu thông thường thì việc bầu cử bằng phiếu điện tử qua công nghệ  Blockchain sẽ đem lại những ưu điểm tuyệt vời hiệu quả nhanh chóng, minh bạch và đảm bảo an toàn tránh gian lận.

Để tìm hiểu thêm về các gói dịch vụ Viettel Blockchain Node, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam
 

Tin liên quan

19/07/2024

Backup và DR: Những biện pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu sau thảm họa

Ngày nay, dữ liệu được xem là nguồn tài sản quý giá, các nhà phân tích thị trường như Gartner và IDC đã gọi với một cái tên là "Kỷ nguyên dữ liệu". Tại Việt Nam, trong hành trình chuyển đổi số hiện nay, dữ liệu được coi là một thành phần căn bản, nếu không có dữ liệu thì sẽ không có chuyển đổi số.

16/07/2024

Viettel IDC được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Mới đây, Viettel IDC đã được trao danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" và là một trong những đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động chăm lo đời sống cho CBNV.

01/07/2024

Cùng nhìn lại dấu ấn Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure (DCCI) Summit 2024

Vào ngày 26.06.2024 vừa qua, DCCI Summit được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề "Phát triển tương lai số bền vững" đã diễn ra thành công tốt đẹp.

07/03/2024

Khám phá 3 ứng dụng nổi bật của mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang tạo nên những đột phá mới, mở ra cánh cửa cho vô số ứng dụng sáng tạo. Bài viết này sẽ giới thiệu 3 ví dụ điển hình về cách thức các mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang được ứng dụng, giúp bạn hiểu hơn về công nghệ AI này.

07/03/2024

SSL miễn phí và trả phí - Đâu là lựa chọn thông minh?

Với sự xuất hiện của nhiều loại SSL khác nhau, không ít người băn khoăn có nên lựa chọn SSL miễn phí hay không. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ điểm qua các thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ lợi ích và hạn chế khi đăng ký SSL miễn phí.

20/05/2024

NPU là gì? Khám phá lợi ích nổi bật của NPU có thể bạn chưa biết

Ứng dụng NPU được xem là công cụ giúp người dùng khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo hiệu quả hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về NPU là gì, bao gồm cách thức hoạt động, lợi ích cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc giải quyết các nhiệm vụ AI trong đời sống.

11/04/2024

Cyber attack là gì? Các loại hình tấn công và giải pháp ngăn chặn phổ biến

Cyber attack được xem là vấn đề an ninh mạng mà không một cá nhân, tổ chức nào có thể xem nhẹ. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu tổng quan Cyber Attack là gì cũng như giải pháp phòng chống đáng cân nhắc nhé.

18/04/2024

Hiểu về 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay

Với khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả, Cloud Storage - lưu trữ đám mây đang dần trở thành giải pháp linh hoạt và hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá về 3 loại lưu trữ đám mây chính hiện nay với bài viết sau nhé.

16/04/2024

Mức độ nguy hiểm của lỗ hổng Zero Day Attack có thể bạn chưa biết

Một trong những nguy hiểm tiềm ẩn mà người dùng cần đặc biệt lưu ý là lỗ hổng Zero Day Attack. Vậy Zero Day Attack là gì? Mức độ nguy hiểm của chúng có gì đáng lưu tâm? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau, giúp bạn nâng cao ý thức phòng tránh khỏi những mối đe dọa tiềm ẩn này nhé.

15/04/2024

Bí quyết tăng tốc website nhanh chóng và dễ dàng

Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ hướng dẫn bạn những bí quyết giúp tăng tốc website nhanh chóng và hiệu quả, giúp tối ưu hiệu suất, tốc độ website của mình, hãy cùng điểm qua nhé.

// doi link