Vì sao bạn nên chuyển từ VPS lên máy chủ ảo Cloud Server?

14/06/2018

Bài viết này Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu về bản chất của VPS - Cloud Server và những ưu thế của máy chủ ảo Cloud Server so với VPS, để giúp bạn và doanh nghiệp có những cái nhìn tổng quan về dịch vụ trước khi quyết định sử dụng cho hệ thống CNTT của mình.

I. Máy chủ ảo VPS và Máy chủ ảo Cloud Server là gì?

- VPS (Virtual Private Server) là máy chủ ảo được khởi tạo từ một máy chủ vậy lý. Theo đó, từ một máy chủ vật lý nhà cung cấp có thể chia ra nhiều VPS cho nhiều khách hàng khác nhau sử dụng. 

- Cloud Server là máy chủ ảo được khởi tạo từ hạ tầng ảo hóa, bao gồm nhiều máy chủ vật lý liên kết với nhau. Mỗi máy chủ vật lý (hoặc cụm máy chủ vật lý) đóng một chức năng riêng biệt như lưu trữ, vận hành, sao lưu, dự phòng, tường lửa...và có thể tự động thay thế cho nhau trong trường hợp một trong các máy chủ vật lý khác gặp sự cố.

II. Những lý do bạn nên chọn sử dụng Cloud Server

1. An toàn dữ liệu

Nguy cơ hỏng hóc, mất dữ liệu từ máy chủ vật lý luôn hiện hữu quanh hệ thống CNTT của bạn. Đặc biệt, nếu VPS của khách hàng cùng node với bạn bị virus tấn công, thì chắc chắn rằng VPS của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Công nghệ đám mây từ Cloud Server giúp bạn yên tâm rằng dữ liệu của bạn được backup online và offline, đảm bảo dữ liệu được an toàn ngay cả khi hỏng ổ cứng, virus hay các tác động từ thiên nhiên.

2. Bảo mật hệ thống

VPS: Các biện pháp bảo mật của máy chủ vật lý

Cloud Server: Hệ thống bảo mật của hạ tầng ảo hóa, công nghệ cao.

3. Tự động dự phòng

Máy chủ ảo VPS được khởi tạo và phụ thuộc vào máy chủ vật lý, nên khi máy chủ vật lý gặp sự cố thì VPS của bạn sẽ ngừng hoạt động. Những lý do khiến máy chủ vật lý dừng hoạt động có thể từ: mất điện, hỏng hóc phần cứng, tấn công, thiên tai...

Máy chủ ảo Cloud Server có tính sẵn sàng cao, do Cloud Server không phụ thuộc vào máy chủ vật lý riêng biệt nào. Khi một máy chủ vật lý trong cụm máy chủ tạo nên hạ tầng cloud gặp sự cố thì cơ chế dự phòng đảm bảo các máy chủ vật lý khác tự động thay thế, giúp hệ thống luôn sẵn sàng hoạt động 24/7/365.

4. Tính linh hoạt cao

VPS: Nguồn tài nguyên của máy chủ vật lý là có giới hạn và thường phải chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau. Nếu muốn mở rộng/thu hẹp tài nguyên, bạn sẽ cần phải chuyển sang một máy chủ vật lý khác. Điều này sẽ gây gián đoạn dịch vụ, tốn chi phí và thời gian nâng cấp hệ thống.

Cloud Server: Việc mở rộng/thu hẹp tài nguyên được thực hiện nhanh, gọn, thời gian gián đoạn dịch vụ = 0, do tài nguyên Cloud Server là có sẵn và trên "mây".

5. Tài nguyên sử dụng thực

VPS: Bạn vẫn phải trả tiền cho lượng tài nguyên mà bạn không sử dụng đến trên máy chủ vật lý, chưa kể đến trường hợp nhu cầu của khách hàng trên cùng node với bạn cao hơn tài nguyên của họ được phép sử dụng, thì họ sẽ lấn sang VPS của bạn. Điều này khiến máy chủ của bạn bị thiếu hụt tài nguyên, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.

Cloud Server hoạt động độc lập, giúp tài nguyên của bạn sử dụng không bị chia sẻ với bất cứ ai và hệ thống của bạn không bị ảnh hưởng bởi những "hàng xóm" khác.

6. Hiệu suất hoạt động

Công nghệ điện toán đám mây của Cloud Server dựa trên kiến trúc phân phối, tận dụng các nguồn tài nguyên nhàn rỗi nơi này, để tập trung xử lý công việc đang có nhu cầu ở nơi khác. Tốc độ tính toán tuyệt vời của Cloud Server là điều mà VPS thông thường không thể mang đến cho bạn.

7. Quản lý dễ dàng

Ưu điểm của điện toán đám mây là bạn có thể truy cập bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Hệ thống của bạn sẽ luôn trong tầm mắt. CÁc nhà cung cấp Cloud Server sẽ cung cấp cho bạn các phương thức quản lý phù hợp, từ cổng website đến các giao thức API như Remote Desktop, SSH hay cả trên các thiết bị di động.

Tất nhiên, những điều đó thì VPS thông thường khó có thể làm cho bạn.

8. Hỗ trợ các hệ điều hành

VPS: Các VPS khác nhau trên cùng một máy chủ vật lý đòi hỏi bạn phải dùng chung một hệ điều hành. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng một hệ điều hành khác thì bạn sẽ phải chuyển sang một máy chủ vật lý khác, hoạt động của VPS sẽ bị gián đoạn.

Cloud Server cho phép tùy chọn hệ điều hành, vì nó hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào các máy chủ khác. 

9. Tiết kiệm chi phí

Tính linh hoạt, tính sẵn sàng của Cloud Server giúp bạn và doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí: nhân sự, hệ thống, thời gian downtime dịch vụ...

 

Tin liên quan

27/05/2022

Ransomware là gì? Cách ngăn chặn mã độc tống tiền hiệu quả

Ransomware là một loại phần mềm độc hại (malware) nguy hiểm, mã hóa dữ liệu quan trọng khiến người dùng không thể truy cập và yêu cầu tiền chuộc để lấy lại quyền truy cập

30/09/2024

Viettel IDC xuất sắc giành giải thưởng tại ESG Business Awards 2024 hạng mục “Sustainable Infrastructure Award”

Hà Nội, ngày 25.09.2024 – Viettel IDC, nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây quy mô lớn nhất và xanh nhất Việt Nam đã xuất sắc giành giải thưởng danh giá tại ESG Business Awards 2024, hạng mục “Sustainable Infrastructure Awards”.

13/10/2022

Cơ chế hoạt động của chuỗi khối Blockchain

Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba.

04/04/2022

Google Cloud là gì? Các công cụ bên trong Google Cloud

Google Cloud Platform (GCP) là một bộ dịch vụ điện toán đám mây chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google cung cấp, sử dụng nội bộ cho các sản phẩm của người dùng cuối

25/01/2024

Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?

Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm

27/08/2024

Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động

Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.

22/04/2022

Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng

Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.

08/05/2022

VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động

Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!

08/01/2022

ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider

Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.

06/09/2024

Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN

Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.