Viettel IDC hợp tác với Akamai cung cấp bộ sản phẩm bảo mật và phòng chống tấn công mạng

22/06/2020
Đảm bảo an toàn thông tin là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số. Với sứ mệnh đồng hành cùng khách hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Viettel IDC hợp tác với Akamai Technologies – công ty cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu thế giới, để mang tới cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ bảo mật và phòng chống tấn công hiện đại nhất.

Bộ sản phẩm Cloud Security của Akamai bao gồm nhiều sản phẩm nhỏ như: Kona Site Defender, Bot Manager, Fast DNS, Prolexic Route, Client reputation, SIEM, Analytics, Threat Intelligence,...

 

1. Kona Site Defender – Bao gồm WAF, AntiDDOS

1.1. Giải pháp tường lửa cho website và ứng dụng – Web Application Firewall

Xây dựng trên hạ tầng điện toán đám mây toàn cầu của Akamai, Web Application Firewall (WAF) của Akamai được gartner xếp vào nhóm Leader trên thế giới.

WAF giúp doanh nghiệp phòng chống được các tấn công độc hại, chẳng hạn như: SQL injection, Malicious file execution, Cross-site scripting,… Đây đều là các mối đe dọa xâm nhập, đánh cắp dữ liệu hoặc làm tê liệt website, giảm hiệu suất và khiến doanh nghiệp thiệt hại vô cùng lớn.

WAF là một mạng lưới server khổng lồ được triển khai chắn phía trước website, sử dụng các thuật toán, công nghệ tối tân giúp lọc và chặn tất cả các truy cập trái phép vào ứng dụng hay cơ sở dữ liệu.
WAF giúp doanh nghiệp phòng chống được các tấn công độc hại, chẳng hạn như: SQL injection, Malicious file execution, Cross-site scripting,… Đây đều là các mối đe dọa xâm nhập, đánh cắp dữ liệu hoặc làm tê liệt website, giảm hiệu suất và khiến doanh nghiệp thiệt hại vô cùng lớn.

WAF là một mạng lưới server khổng lồ được triển khai chắn phía trước website, sử dụng các thuật toán, công nghệ tối tân giúp lọc và chặn tất cả các truy cập trái phép vào ứng dụng hay cơ sở dữ liệu.

1.2. Giải pháp chống tấn công DDOS

Anti DDOS của Akamai được triển khai song song cùng với WAF, thừa hưởng lợi thế từ mạng lưới máy chủ trên hơn 150 quốc gia trên thế giới.

Akamai sử dụng thuật toán để phân tích và định danh các địa chỉ IP trên toàn cầu, từ đó xếp hạng theo mức độ tin cậy để sớm phát hiện chủ động các mối đe dọa.

Khác với các giải pháp chống DDOS truyền thống, Cloud anti DDOS của Akamai sẽ chặn luồng tấn công ngay tại vị trí gần với nguồn tấn công nhất, từ đó không làm ảnh hưởng tới hệ thống mạng lưới của doanh nghiệp, hay của cả nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP).
KONA SITE DEFENDER cung cấp cho quản trị viên giao diện giám sát trực quan theo thời gian thực (real-time) toàn bộ các sự kiện xảy ra trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ, đồng thời cũng cảnh báo ngay lập tức khi phát hiện bất cứ mối đe dọa hay tấn công nào hướng tới website/ứng dụng.

Akamai cũng cung cấp bộ API và toàn bộ Log của hệ thống trong trường hợp doanh nghiệp muốn phân tích sâu hơn hoặc tích hợp với các giải pháp quản trị bảo mật thông tin (SIEM) khác.

Không như các giải pháp bảo mật khác thường làm chậm quá trình phản hồi của website, KONA SITE DEFENDER được tích hợp nền tảng tăng tốc của Akamai (ION) giúp không những đảm bảo an toàn cho trang web mà còn tăng tốc độ phản hồi của ứng dụng so với trước khi sử dụng dịch vụ, mang lại sự cân bằng giữa Protection và Performance

2. BOT Manager

Trong thời đại bùng nổ kinh doanh trên nền tảng internet, thông tin về các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là tài sản vô cùng quý giá. Việc này cũng kéo theo sự xuất hiện của một loại Robot mạng làm nhiệm vụ truy cập vào trang web để tải các thông tin về phục vụ mục đích phân tích, so sánh, thường được gọi tắt là BOT.

Cũng từ đó, hacker cũng phát triển các BOT xấu, giả danh BOT tốt để lén xâm nhập vào hệ thống, từ đó tấn công vào các lỗ hổng bảo mật, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

BOT manager giúp quản trị viên phát hiện tất cả các BOT đang cố gắng truy cập trang web, ngăn chặn các BOT xấu, bảo vệ hệ thống máy chủ của doanh nghiệp.
Với lợi thế hạ tầng triển khai toàn cầu, Akamai liên tục cập nhật cơ sở dữ liệu về hơn 1200 loại BOT, qua đó giúp việc nhận dạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các BOT xấu được nhanh nhất và chính xác nhất.

Quản trị viên cũng sẽ có giao diện quản trị an toàn thông tin để kiểm soát và giám sát toàn bộ sự kiện diễn ra trên hệ thống của doanh nghiệp mình.

3. Edge DNS

Edge DNS của Akamai là một dịch vụ DNS có thẩm quyền (Authoritative DNS) để chuyển việc phân giải DNS từ hệ thống của Khách hàng sang hệ thống Edge server của Akamai.

Giải pháp Edge DNS bao gồm hai tính năng chính:

- Tăng tốc cho cụm DNS của khách hàng ngay cả khi có đột biến về lượng truy vấn.
- Ngăn chặn các cuộc tấn công vào hệ thống DNS, bao gồm các tấn công từ chối dịch vụ và các tấn công giả mạo để xâm nhập và bắt gói tin.

4. API Gateway

Mở rộng quy mô và tăng độ tin cậy cũng như tốc độ đáp ứng của các kết nối API, tạo điều kiện để các nhà phát triển xây dựng và triển khai các dịch vụ trên toàn cầu mà không cần lo lắng tới việc mở rộng hạ tầng hỗ trợ một cổng truyền thống.

API gateway giúp doanh nghiệp nhân rộng cổng API của ứng dụng lên hàng tram nghìn lần dựa vào mạng lưới server biên (edge server) trên toàn cầu của Akamai, qua đó không những đảm bảo khả năng phục vụ của hệ thống mà còn thách thức mọi cuộc tấn công từ các Botnet mạnh nhất.

 
Với hệ sinh thái sản phẩm Cloud Security từ Akamai, Viettel IDC tự tin cung cấp cho khách hàng những giải pháp bảo mật tốt nhất trên thế giới, giúp doanh nghiệp tự tin trong việc chuyển đổi dữ liệu lên Cloud, qua đó thành công trong chuyển đổi số.

 

Để tìm hiểu thêm về bộ sản phẩm bảo mật và phòng chống tấn công mạng từ Akamai, vui lòng liên hệ Viettel IDC để được tư vấn chi tiết:

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam.

Tin liên quan

17/05/2023

ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”

Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.

10/05/2023

Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3

Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

04/05/2023

Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam

Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.

06/04/2023

SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp

Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).

04/04/2023

​7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation

Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.

05/04/2023

Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)

Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.

04/04/2023

Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC

SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!

03/04/2023

Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?

Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!

02/04/2023

Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?

Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!

01/04/2023

Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?

Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.

// doi link