VPS – Máy chủ ảo: Nên lựa chọn hệ điều hành Windows hay Linux?

27/11/2018

Windows và Linux là hai hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay. Vậy nên lựa chọn VPS Windows hay VPS Linux? Ưu và nhược điểm của từng loại VPS dựa trên hai hệ điều hành này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu!

Kiến thức tổng quát về VPS Windows và VPS Linux

Sự ra đời của hệ điều hành Windows

Năm 1985, hệ điều hành Windows chính thức được Microsoft cho ra đời. Trước đó, vào năm 1981, dựa trên nền tảng MS-DOS, Phiên bản Windows đầu tiên đã được nghiên cứu nhằm cạnh tranh với hệ điều hành Apple.

Hiện tại, sau một hành trình phát triển, hệ diều hành máy tính cá nhân trên thế giới có tới 90% sử dụng hệ Windows. Tính đến nay Microsoft đã rất thành thông với các phiên bản điều hành Windows như Windows XP, Windows 7 và Window 8, Windows 10. Ngoài ra, các phiên bản khác như Window 98, Windows 2000, Windows Vista, Windows Sever...

Sự ra đời của hệ điều hành Linux

Xét về thời gian “chào đời”, hệ điều hành Linux “sinh sau, đẻ muộn” hơn. Năm 1991, nhà khoa học máy tính Linus Torvalds đã phát triển Linux dựa trên hệ điều hành Unix. Đây là hệ điều hành miễn phí được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở, cho phép nhà phát triển tự do sửa đổi và bổ sung mã nguồn của của nó.

Ban đầu, Linux được phát triển để chạy trên máy tính cá nhân dòng Intel 86x, nhưng sau đó được tiếp tục phát triển để chạy trên các dòng khác. Hiện tại, Linux đã được hỗ trợ bởi các tập đoàn công nghệ lớn như IBM.

Trên thực tế, Linux là hệ điều hành hỗ trợ nhiều loại phần cứng nhất cho tới thời điểm hiện tại. Đồng thời, nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền, đe dọa soán ngôi thống trị của Windows trong một số lĩnh vực.

So sánh ưu và nhược điểm của VPS Window và VPS Linux

VPS Window

Ưu điểm

- Ưu điểm chính của VPS Windows là giao diện dễ sử dụng và thoải mái đối với người dùng. Điều này đặc biệt hữu ích với những người sử dụng VPS vì hiện tại, đa số người dùng đã quen với giao diện các sản phẩm khác của Window.

- Hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng, hệ điều hành tùy chọn.

- Có thể chủ động nâng cấp cấu hình mà không phụ thuộc vào dịch vụ web hosting thông thường.

- Khi một máy chủ vật lý gặp sự cố, các máy VPS tự động được chuyển sang các máy chủ vật lý khác mà không hề làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.

- Tiết kiệm chi phí: Đây là vấn đề mà bất cứ khách hàng nào cũng quan tâm đến, vì vậy, với gói vps giá rẻ nhưng vẫn được những lợi ích tốt cho doanh nghiệp.

- Đảm bảo hiệu quả sử dụng. Bảo mật tuyệt đối an toàn.

- Tốc độ băng thông không giới hạn.

Nhược điểm

- Bảo mật: Chính độ phổ biến của Windows đã khiến hệ điều hành này trở thành tầm ngắm của các hacker. Windows thường xuyên dính mã độc, lỗ hổng bảo mật, virus… Chính vì vậy, đội ngũ kỹ sư của Microsoft luôn phải hoạt động để vá các lỗi xảy ra. Đó là lý do bạn thường xuyên nhận được thông báo cập nhật phiên bản Windows của mình.

- Bản quyền: Vì Windows là một hệ điều hành trả phí nên ở nhiều quốc gia, số lượng người dùng sử dụng Windows bản lậu rất cao. Nếu không muốn bỏ ra khoảng vài triệu cho hệ điều hành Windows và bộ Microsoft Office bản quyền, thì bạn phải dùng bản lậu, hoặc cài đặt các hệ điều hành có sẵn bản quyền như: Asus X451MAV, HP 14 r069TU, Lenovo S410, Dell Inspiron 3542…

-  VPS Windows có nhược điểm là phần mềm mã nguồn mở ít và hạn chế, mặc dù cộng đồng mã nguồn mở cho các ứng dụng Windows đã rất phát triển nhưng vẫn còn rất nhỏ bé.

VPS Linux

Ưu điểm

- Về giá thành: Chi phí của Linux rẻ hơn, với bộ mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Hầu hết, các ứng dụng dành cho Linux đều hoàn toàn miễn phí.

- Tính linh động: Linux linh động hơn, do đó, Linux là sự lựa chọn phổ biến trong giới kinh doanh và các nhà phát triển website. Ngoài ra, với mã nguồn mở Linux có khả năng hoạt động tốt mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi phần mềm độc hại và virus.

Nhược điểm:

- Kho ứng dụng hạn chế: Số lượng ứng dụng hỗ trợ trên Linux còn rất hạn chế.

- Không được nhiều nhà sản xuất hỗ trợ: Một số nhà sản xuất không phát triển Driver hỗ trợ nền tảng Linux.

-  Chưa thân thiện với người dùng: Cả về hình thức và các thao tác, Linux thực hiện trên các dòng lệnh nên sẽ gây khó khăn cho người dùng hơn so với Window.

Đối tượng khách hàng nào nên lựa chọn VPS Window và VPS Linux

Tùy vào nhu cầu và mục đích khác nhau mà với mỗi doanh nghiệp mà VPS Window hoặc VPS Linux sẽ là giải pháp phù hợp.

Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng một lượng lớn các ứng dụng phần mềm của Windows, VPS Windows có thể là một lựa chọn tốt dành cho bạn. Website được xây dựng với nền tảng ASP.NET đòi hỏi VPS Windows nếu bạn muốn đạt được tối đa hiệu suất. Windows phù hợp với lập trình Windows, windows phone với C#, visual basic.

Còn với những doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí, có tính linh động cao hơn thì VPS Linux là một phương án hữu ích. Linux phù hợp với các nhà phát triểu sử dụng ngôn ngữ lập trình C++, java, PHP và một số ngôn ngữ theo hướng mã nguồn mở hoặc các chuyên gia về backend, mạng máy tính.

Tin liên quan

21/08/2024

Virtual Private Cloud (VPC) là gì? Lợi ích đối với doanh nghiệp

VPC (Virtual Private Cloud) là một đám mây riêng ảo biệt lập, hoạt động dựa trên cơ sở hạ tầng của Public Cloud với nhiều ưu điểm nổi bật. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm VPC là gì cùng những lợi ích của VPC đối với doanh nghiệp.

16/09/2024

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.

16/09/2024

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.

16/09/2024

Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?

Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?

16/09/2024

Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo

Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?

16/09/2024

CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU

Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?

16/09/2024

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.

16/09/2024

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.

16/09/2024

3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống

Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.

16/09/2024

13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay

Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.

// doi link