Website là gì? Trang web là gì? Cấu tạo và phân loại

22/08/2024

Website và trang web là hai khái niệm cực kỳ quen thuộc nhưng vẫn thường gây nhầm lẫn. Vậy Website là gì? Trang web là gì? Hãy cùng Viettel IDC khám phá chi tiết trong bài viết sau đây.

website và trang web

Website là gì? Trang web là gì?

Website là tập hợp các trang có tên miền chung chứa nội dung dạng văn bản, hình ảnh, video,... được lưu trữ trên máy chủ và có thể truy cập thông qua internet. Website cũng chính là công cụ truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp,... đến khách hàng.

Trang web lại là một khái niệm khác website. Trang web hay web page là một phần tạo nên website. Một website sẽ chứa rất nhiều trang web.

Cấu tạo và hoạt động của website

Website chứa nhiều webpage mã hóa dưới dạng HTML hoặc XHTML (Extensible HyperText Markup Language) và được lưu trên các máy chủ (web server). Để có thể xem những gì được lưu trữ trong các máy chủ, người dùng cần sử dụng trình duyệt web (Google Chrome, Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Safari,...). Khi nhập địa chỉ của một website vào trình duyệt, trình duyệt sẽ kết nối đến máy chủ và tải về những đoạn mã HTML hoặc XHTML. Sau đó, trình duyệt sẽ dịch những đoạn mã này thành những gì bạn nhìn thấy trên màn hình, như văn bản, hình ảnh, video,...

Để hoạt động trên internet, website cần có:

- Source Code (mã nguồn): Đây là hệ thống các tập tin chứa ngôn ngữ lập trình tạo nên giao diện hiển thị trên website.

- Web hosting (lưu trữ web): Đây là nơi lưu trữ mã nguồn và các thành phần trên website như hình ảnh, video, nội dung,...

- Domain (tên miền): Là địa chỉ website hiển thị trên internet để người dùng có thể truy cập và website.

Các thành phần giao diện trên website

Dưới đây là các thành phần cơ bản của giao diện website (các thành phần có thể thay đổi tùy mục đích của website):

- Header: Được đặt tại vị trí đầu của hầu hết tất cả các trang trong website. Phần này thường hiển thị logo doanh nghiệp, menu điều hướng, ngôn ngữ, giỏ hàng, đăng ký/đăng nhập,... Một số trang web có thể sẽ không có phần header này để tránh làm người dùng không tập trung vào mục đích chính như điền form, đăng ký mua hàng,...

- Slider/Carousel: Là phần chứa các thông tin nổi bật về dịch vụ/sản phẩm của website dưới dạng thanh trượt.

- Content Area: Là nơi cung cấp nội dung cho người đọc dưới dạng văn bản, hình ảnh, video,... Thông qua nội dung này, Google có thể đánh giá website có hữu ích hay không. Đối với dự án SEO, Content Area là phần được quan tâm và đầu tư nhiều nhất.

- Sidebar: Được hiển thị bên phải, bên trái, bên trên hoặc bên dưới của trang web. Mục đích của sidebar là điều hướng người dùng truy cập nhanh vào các nội dung liên quan như khuyến mãi, trang sản phẩm/dịch vụ,...

- Footer: Nằm ở dưới cùng của website chứa các thông tin cơ bản như chủ sở hữu website, giấy phép, bản quyền, liên kết về fanpage, các chính sách của website,...

Các thành phần giao diện trên website

Các trang con (web page) quan trọng

Năm trang con quan trọng mà bạn đọc cần lưu ý khi xây dựng website gồm có:

- Trang chủ: Đây là trang đầu tiên người dùng tiếp cận khi truy cập vào tên miền của website. Do đó, trang chủ cần giới thiệu tổng quan về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Đồng thời, trang chủ cần được thiết kế chuyên nghiệp, nổi bật và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để thu hút khách hàng.

- Trang giới thiệu & liên hệ: Đây là nơi khách hàng có thể tìm hiểu chi tiết hơn về công ty, đội ngũ, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và những khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, cung cấp các phương thức liên hệ như email, hotline,... để tạo sự gắn kết với khách hàng tiềm năng. 

- Trang bán hàng: Đây là một phần không thể thiếu của website thương mại điện tử. Trang bán hàng cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm/dịch vụ, tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng.

- Trang nội dung: Cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến website, sản phẩm/dịch vụ mà website kinh doanh.

- Trang pháp lý: Bao gồm các nội dung liên quan đến chính sách, điều khoản, quy định,... đối với người dùng truy cập vào website.

Bên cạnh 5 loại trang cơ bản, các website có thể được tùy biến với nhiều loại trang khác để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu riêng biệt.

Phân loại website

Phân loại website theo cấu trúc

- Website tĩnh: Là loại website có nội dung cố định, rất ít khi được chỉnh sửa và thường không có tương tác từ người dùng. Website tĩnh chủ yếu sử dụng các ngôn ngữ mã hóa như HTML, CSS, JavaScript.

- Website động: Là website thường xuyên tùy chỉnh, cập nhật nội dung. Bên cạnh HTML, CSS, JavaScript, website động còn sử dụng các ngôn ngữ lập trình phức tạp như PHP hay ASP.NET kết hợp với cơ sở dữ liệu như SQL Server hay MySQL.

Phân loại website theo mục đích

- Website cá nhân: Được sử dụng để xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua việc chia sẻ thông tin về thành tựu, kinh nghiệm, thông tin,...

- Website công ty: Giới thiệu công ty, sản phẩm/dịch vụ, thông tin liên hệ,... của công ty.

Phân loại website theo lĩnh vực

Mỗi lĩnh vực sẽ có thiết kế website phù hợp với lĩnh vực đó, ví dụ như:

- Blog cung cấp kiến thức.

- Website giải trí cho phép người dùng chơi game, nghe nhạc,...

- Mạng xã hội cho phép người dùng kết nối, tương tác với nhau.

- Website giáo dục của các tổ chức giáo dục cung cấp thông tin về khóa học, tài liệu học tập,...

Lợi ích của website đối với doanh nghiệp

Trước khi quyết định mua hàng, đa số khách hàng hiện nay có xu hướng tìm kiếm thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ. Những thông tin họ quan tâm thường bao gồm: nguồn gốc xuất xứ, chất liệu, giá cả, cũng như thông tin về doanh nghiệp sản xuất và đơn vị cung cấp. Website chính là nơi lý tưởng để khách hàng tìm kiếm và so sánh những thông tin này.

Một website được xây dựng với đầy đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Khi khách hàng dễ dàng tìm thấy những thông tin họ cần, họ sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp và liên hệ để mua hàng.

So với các phương pháp quảng cáo truyền thống, website là một kênh tiếp thị hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng mọi lúc mọi nơi. Thông qua website, thông tin về sản phẩm, dịch vụ có thể được truyền tải một cách nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp.

Dưới đây là những lý do cho thấy doanh nghiệp cần phải xây dựng website:

- Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng: Thông qua website, doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng ở khắp mọi nơi, không bị giới hạn khu vực địa lý.

- Tăng cường khả năng tương tác với khách hàng: Website cung cấp thông tin đến khách hàng, đồng thời, thu nhận ý kiến và phản hồi từ khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.

- Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp: Website có thể giúp doanh nghiệp truyền tải giá trị cốt lõi, sứ mệnh và văn hóa đến khách hàng. Từ đó, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, khẳng định vị thế trên thị trường.

- Tăng hiệu quả kinh doanh: Việc vận hành website sẽ có chi phí thấp hơn một cửa hàng truyền thống, đồng thời website cũng giúp tiết kiệm chi phí in ấn quảng cáo. Bên cạnh đó, việc tiếp cận được nhiều khách hàng mới trên phạm vi rộng hơn sẽ giúp tăng doanh thu hiệu quả.

Tổng kết

Việc xây dựng website không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp. Một website chuyên nghiệp sẽ giúp bạn mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng cường tương tác với khách hàng và cuối cùng là đạt được mục tiêu kinh doanh.

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng website, hãy liên hệ ngay Viettel IDC. Viettel IDC cung cấp tổng thể các giải pháp giúp doanh nghiệp an tâm kinh doanh trên internet:

- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp trên Internet (Viettel Domain).

- Lưu trữ website trên hạ tầng điện toán đám mây (Viettel Web Hosting).

- Quản lý, lưu trữ email doanh nghiệp trên hạ tầng điện toán đám mây (Viettel Email Hosting).

- Bảo mật tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ và trình duyệt (Viettel SSL).

Viettel IDC cung cấp giải pháp xây dựng website

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC thông qua:

- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

18/09/2024

VPN có an toàn và bảo mật không? VPN an toàn đến mức nào?

VPN (Virtual Private Network) cho phép người dùng kết nối mạng internet thông qua máy chủ ảo, thông tin cá nhân sẽ được mã hoá và ẩn đi địa chỉ IP. Vậy VPN có an toàn không? VPN bảo mật như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

18/09/2024

Tấn công Man-in-the-Middle (MitM) là gì? Cách phòng chống

Man-in-the-middle là một kiểu tấn công mạng nghiêm trọng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn khách hàng. Vậy tấn công Man-in-the-middle là gì? Làm sao để tránh Man-in-the-middle attack? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

18/09/2024

AI camera là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong camera giám sát

Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, AI camera được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như an tinh, giáo dục, y tế, kinh doanh,... Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu công nghệ AI camera là gì, ưu điểm và cách ứng dụng như thế nào nhé!

18/09/2024

8 Loại tấn công giả mạo (Phishing attack) cực kỳ nguy hiểm

Kẻ tấn công thường giả danh các thực thể uy tín để lừa người dùng chia sẻ thông tin nhạy cảm thông qua các email hoặc tin nhắn giả mạo. Chính vì vậy, việc nhận thức và cảnh giác với phishing attack là vô cùng quan trọng để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân trên môi trường trực tuyến.

18/09/2024

Phân biệt tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS

Trong kỷ nguyên số, tấn công DDoS và DoS luôn là mối đe dọa thường trực với các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Dù cùng mục tiêu tấn công máy chủ, làm gián đoạn kết nối, nhưng DDoS và DoS lại khác nhau về cách thức và quy mô.

18/09/2024

VCPU là gì? Ứng dụng vCPU trong máy chủ của doanh nghiệp

vCPU (viết tắt của Virtual Central Processing Unit) là một thành phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ. Được thiết kế để phân chia tài nguyên xử lý, vCPU giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa sức mạnh của hệ thống mà không cần phải đầu tư vào phần cứng đắt đỏ.

18/09/2024

Block Storage là gì? Ưu nhược điểm của Block Storage

Với sự gia tăng của dữ liệu và nhu cầu truy cập dữ liệu nhanh chóng, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và quản lý thông tin hiệu quả. Trong đó, Block Storage là một giải pháp lưu trữ phổ biến, mang lại hiệu suất cao với khả năng linh hoạt vượt trội.

18/09/2024

File Storage là gì? Lợi ích của hệ thống lưu trữ File Storage

Bạn có bao giờ tự hỏi các doanh nghiệp lớn làm thế nào để lưu trữ và quản lý hàng triệu tệp dữ liệu một cách hiệu quả? Đó chính là lúc File Storage phát huy vai trò của mình. Với khả năng tổ chức thông tin linh hoạt, File Storage không chỉ giúp truy xuất dữ liệu nhanh chóng mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

18/09/2024

Uptime Tier là gì? 4 cấp độ trong đánh giá Data Center chuẩn quốc tế

Hiện nay, nhu cầu về lưu trữ và quản lý dữ liệu không ngừng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc các trung tâm dữ liệu (Data Center) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tính liên tục của các hoạt động kinh doanh. Do đó, để đánh giá mức độ an toàn, ổn định và khả năng phục hồi của một Data Center, các chuyên gia thường dựa vào hệ thống tiêu chuẩn Uptime Tier.

18/09/2024

Open XDR là gì? Tìm hiểu về giải pháp an ninh mạng

Open XDR là một giải pháp an ninh mạng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông minh để phát hiện bất thường và đưa ra cảnh báo khi có tác nhân xấu tấn công. Vậy định nghĩa chính xác của Open XDR là gì? Giải pháp này đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Viettel IDC tìm kiếm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây.

// doi link