WWW là gì? Tổng hợp kiến thức về World Wide Web

20/08/2024

World Wide Web (WWW) là hệ thống thông tin toàn cầu, cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết www là gì, lịch sử hình thành và vai trò của World Wide Web.

World Wide Web (WWW)

WWW là gì?

World Wide Web (WWW) là hệ thống thông tin toàn cầu, bao gồm các trang web được tìm thấy trên mạng máy tính internet. Những trang web này cung cấp thông tin đa dạng, từ văn bản, âm thanh, video, hình ảnh đến các loại dữ liệu khác.

WWW sẽ hỗ trợ người dùng trong quá trình truy cập 1 địa chỉ website bằng cách tìm nạp thông tin và dữ liệu cần thiết. Sau đó, gửi những nội dung này đến trình duyệt của bạn và hiển thị đầy đủ lên màn hình.

Lịch sử hình thành và phát triển của www

WWW được ra đời vào năm 1989 bởi một nhà khoa học người Anh - Sir Tim Berners-Lee, ông cũng là người đầu tiên phát triển trình duyệt web và web server trên thế giới. Mục đích của ông là tạo ra một hệ thống để chia sẻ thông tin, dữ liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. 

Dưới đây là bảng tóm tắt giai đoạn phát triển chính của World Wide Web (www):

Thời gian Sự kiện
Năm 1989

- Sir Tim Berners-Lee viết đề xuất phát triển World Wide Web

- Phát triển các công nghệ chính để World Wide Web hoạt động, gồm HTML, HTTP, URL

Năm 1991 - Sir Tim Berners-Lee tạo ra website www đầu tiên, thực hiện tại CERN (Thuỵ Sĩ)
Năm 1992

- Phát triển web server đầu tiên tại Mỹ

- Trên thế giới có 10 máy chủ web

Năm 1993

- World Wide Web thịnh hành và cho phép tất cả mọi người sử dụng miễn phí.

- Số lượng máy chủ trên toàn thế giới tăng lên 50.

Năm 1994

- Số lượng máy chủ tăng lên 623. Những công ty viễn thông cung cấp dịch vụ internet khiến lưu lượng người truy cập vào www ngày càng lớn.

- Sir Tim Berners-Lee thành lập tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) để tiếp tục phát triển www

Kể từ đó, www tiếp tục phát triển nhanh chóng, tạo ra môi trường giao tiếp, truyền tải thông tin và mang đến cơ hội kinh doanh cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Người dùng cũng dễ dàng mua sắm và tiếp cận dịch vụ trực tuyến hơn.

Phân biệt non-www và www

Điểm khác biệt giữa www và non-www là cách hiển thị địa chỉ trang web khi bạn tìm kiếm. WWW là những website có tiền tố “www" phía trước tên miền, còn non-www thì không có tiền tố này.  

Ví dụ:

- Non-www: https://viettelidc.com.vn/

- Www: https://www.viettelidc.com.vn/

Về bản chất, www hay non-www đều có thể đưa người dùng đến cùng 1 địa chỉ website. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, nếu trang web của bạn song song sử dụng www và non-www sẽ khiến google hiểu nhầm là hai website khác biệt. Do đó, website có thể bị đánh giá là duplicate content (trùng lặp nội dung), ảnh hưởng đến thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình tối ưu SEO, bạn nên redirect (điều hướng) www về non-www để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, đồng thời cải thiện thứ hạng cho website.

Vai trò của World Wide Web

World Wide Web (www) tạo ra một hệ thống để chia sẻ thông tin trên toàn cầu, mang đến nhiều lợi ích như:

- Phương tiện truyền thông và chia sẻ đa dạng thông tin như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,...

- Cung cấp nguồn tài liệu, sách báo, các bài nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới. Từ đó, giúp việc học tập và trao đổi kiến thức dễ dàng hơn.

- Là tiền đề phát triển ngành thương mại điện tử, tạo ra môi trường giao dịch trực tuyến cho doanh nghiệp và khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ các công việc truyền thông, quảng cáo sản phẩm và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

-  Nền tảng để phát triển các trang mạng xã hội trực tuyến như Instagram, Facebook, Twitter,... giúp người dùng kết nối với nhau và chia sẻ thông tin nhanh chóng.

- Cung cấp các định dạng hình ảnh, video,... và trang web hỗ trợ việc giải trí cho con người như xem phim, nghe nhạc, đọc truyện trực tuyến,...

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác, nổi bật nhất là ngành công nghệ với sự ra đời của trí tuệ nhân tạo, ứng dụng di động, điện toán đám mây

- Tạo ra nền tảng giáo dục trực tuyến, cho phép người dùng tiếp cận tri thức từ các tổ chức giáo dục nhanh hơn, tiện lợi hơn. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, học tập online giúp học sinh, sinh viên không bị gián đoạn lộ trình học tập. 

Vai trò của World Wide Web

Các công nghệ cần thiết để www hoạt động

Tiền đề của World Wide Web (www) chính là công nghệ HTML, HTTP và URL. Ngoài ra, web server cũng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy www ngày càng phát triển mạnh mẽ. Dưới đây là những thông tin chi tiết về các công nghệ giúp www hoạt động:

- HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản): Đây là ngôn ngữ dành riêng cho website, bao gồm các định dạng tài liệu văn bản, dạng bảng, frames và plugin.

- HTTP (Giao thức truyền siêu văn bản): Là công cụ kết nối, truyền tải HTML giữa trình duyệt và máy chủ.

- Web server: Là máy chủ lưu trữ các tập tin. Những tập tin này có thể được truy cập bằng cách sử dụng HTML thông qua internet.

- URL (Đường dẫn): Là địa chỉ duy nhất của các tài nguyên trên website, có thể là link web, tệp hình ảnh, landing page,...

Ví dụ quá trình hoạt động tương tác giữa các công nghệ này:

- Người dùng nhập một URL (ví dụ: https://www.viettelidc.com.vn/) lên trình duyệt, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu HTTP đến máy chủ chứa trang web đó.

- Máy chủ (web server) nhận yêu cầu, tìm kiếm và gửi mã nguồn HTML của trang đó cho trình duyệt.

- Trình duyệt nhận mã HTML và diễn giải nó để hiển thị thông tin lên màn hình. Các liên kết, hình ảnh, video trong trang web đều được xác định bởi các thẻ HTML và được tải về từ máy chủ thông qua giao thức HTTP.

Xem thêm: HTTPS là gì? HTTP và HTTPS khác nhau ở điểm nào?

WWW có phải internet không?

World Wide Web (WWW) không phải là internet, đây là 2 hệ thống hoàn toàn khác nhau và chỉ hoạt động chặt chẽ với nhau. Cụ thể, internet là hệ thống mạng và cơ sở hạ tầng, là công cụ để kết nối các máy tính với nhau. Trong khi đó, www là tập hợp các trang web được tìm thấy trong mạng máy tính internet. >> Xem chi tiết: Internet và World Wide Web có giống nhau không?

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, Viettel IDC đã cùng bạn tìm hiểu www là gì cũng như vai trò của www trong thời đại công nghệ số. Có thể thấy rằng, World Wide Web chính là môi trường lý tưởng để chia sẻ thông tin, giúp kết nối doanh nghiệp và khách hàng, khiến thương mại điện tử bùng nổ trong kỷ nguyên mới. Để nhanh chóng tận dụng nguồn tài nguyên này, bạn hãy thiết kế ngay một website chuyên nghiệp, vừa hỗ trợ quản lý dữ liệu, vừa tiếp cận được tệp khách hàng mục tiêu. 

Viettel IDC cung cấp giải pháp hosting hàng đầu, đảm bảo website của bạn bảo mật tốt, hoạt động ổn định trên các công cụ tìm kiếm. Cụ thể, gói dịch vụ hosting từ Viettel IDC gồm:

- Viettel Domain: Domain hay tên miền chính là địa chỉ vật lý của website, giúp khách hàng có thể truy cập đến website của bạn. Viettel IDC cung cấp tên miền chuyên nghiệp, đa dạng đuôi tên miền tuỳ theo nhu cầu và mục đích của khách hàng. Đặc biệt, quá trình mua tên miền rất đơn giản, nhanh chóng với chi phí hợp lý.

- Viettel Web Hosting: Hosting là dịch vụ không gian lưu trữ dữ liệu, các tập tin của website trên internet. Những dữ liệu này sẽ được chuyển từ server xuống trình duyệt khi người dùng truy cập vào địa chỉ website.  Web Hosting của Viettel IDC có thể tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình, hệ thống cơ sở nguồn dữ liệu phù hợp với hầu hết các mã nguồn hiện nay. Đặc biệt, cung cấp hệ thống máy chủ chất lượng hàng đầu, 5 TTDL đạt tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Hơn nữa, Viettel IDC còn cho phép mở rộng dung lượng lưu trữ và lưu lượng truy cập không giới hạn.

- Viettel Email Hosting: Đây là dịch vụ lưu trữ thư điện tử theo đuôi tên miền (@domain), giúp tạo cảm giác chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mắt khách hàng. Điểm nổi bật của Email Hosting từ ViettelIDC là có hệ thống antispam, antivirus 2 chiều với tính năng bảo mật cao, khởi tạo dịch vụ nhanh, không giới hạn băng thông sử dụng,...

- Viettel SSL: Chứng chỉ SSL tạo ra một liên kết được mã hoá giữa máy chủ và trình duyệt, đảm bảo quá trình trao đổi dữ liệu luôn được bảo mật và an toàn. Điều này cũng giúp người dùng xác thực độ tin cậy của website, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Viettel IDC cung cấp đa dạng chứng chỉ SSL phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp ngăn chặn lừa đảo, chuyên nghiệp hóa website và đặc biệt là hỗ trợ SEO trên các công cụ tìm kiếm.

Bên cạnh đó, Viettel IDC cũng cung cấp đa dạng lịch vụ khác liên quan đến điện toán đám mây, ứng dụng doanh nghiệp,... Để được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.

Tin liên quan

18/09/2024

VPN có an toàn và bảo mật không? VPN an toàn đến mức nào?

VPN (Virtual Private Network) cho phép người dùng kết nối mạng internet thông qua máy chủ ảo, thông tin cá nhân sẽ được mã hoá và ẩn đi địa chỉ IP. Vậy VPN có an toàn không? VPN bảo mật như thế nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

18/09/2024

Tấn công Man-in-the-Middle (MitM) là gì? Cách phòng chống

Man-in-the-middle là một kiểu tấn công mạng nghiêm trọng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn khách hàng. Vậy tấn công Man-in-the-middle là gì? Làm sao để tránh Man-in-the-middle attack? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

18/09/2024

AI camera là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong camera giám sát

Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, AI camera được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như an tinh, giáo dục, y tế, kinh doanh,... Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu công nghệ AI camera là gì, ưu điểm và cách ứng dụng như thế nào nhé!

18/09/2024

8 Loại tấn công giả mạo (Phishing attack) cực kỳ nguy hiểm

Kẻ tấn công thường giả danh các thực thể uy tín để lừa người dùng chia sẻ thông tin nhạy cảm thông qua các email hoặc tin nhắn giả mạo. Chính vì vậy, việc nhận thức và cảnh giác với phishing attack là vô cùng quan trọng để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân trên môi trường trực tuyến.

18/09/2024

Phân biệt tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS

Trong kỷ nguyên số, tấn công DDoS và DoS luôn là mối đe dọa thường trực với các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hoạt động kinh doanh. Dù cùng mục tiêu tấn công máy chủ, làm gián đoạn kết nối, nhưng DDoS và DoS lại khác nhau về cách thức và quy mô.

18/09/2024

VCPU là gì? Ứng dụng vCPU trong máy chủ của doanh nghiệp

vCPU (viết tắt của Virtual Central Processing Unit) là một thành phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ. Được thiết kế để phân chia tài nguyên xử lý, vCPU giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa sức mạnh của hệ thống mà không cần phải đầu tư vào phần cứng đắt đỏ.

18/09/2024

Block Storage là gì? Ưu nhược điểm của Block Storage

Với sự gia tăng của dữ liệu và nhu cầu truy cập dữ liệu nhanh chóng, việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và quản lý thông tin hiệu quả. Trong đó, Block Storage là một giải pháp lưu trữ phổ biến, mang lại hiệu suất cao với khả năng linh hoạt vượt trội.

18/09/2024

File Storage là gì? Lợi ích của hệ thống lưu trữ File Storage

Bạn có bao giờ tự hỏi các doanh nghiệp lớn làm thế nào để lưu trữ và quản lý hàng triệu tệp dữ liệu một cách hiệu quả? Đó chính là lúc File Storage phát huy vai trò của mình. Với khả năng tổ chức thông tin linh hoạt, File Storage không chỉ giúp truy xuất dữ liệu nhanh chóng mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

18/09/2024

Uptime Tier là gì? 4 cấp độ trong đánh giá Data Center chuẩn quốc tế

Hiện nay, nhu cầu về lưu trữ và quản lý dữ liệu không ngừng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc các trung tâm dữ liệu (Data Center) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất và tính liên tục của các hoạt động kinh doanh. Do đó, để đánh giá mức độ an toàn, ổn định và khả năng phục hồi của một Data Center, các chuyên gia thường dựa vào hệ thống tiêu chuẩn Uptime Tier.

18/09/2024

Open XDR là gì? Tìm hiểu về giải pháp an ninh mạng

Open XDR là một giải pháp an ninh mạng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông minh để phát hiện bất thường và đưa ra cảnh báo khi có tác nhân xấu tấn công. Vậy định nghĩa chính xác của Open XDR là gì? Giải pháp này đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Viettel IDC tìm kiếm câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây.

// doi link