Xu hướng mới - Các chuyên gia CNTT cần được đào tạo về "Ngôn ngữ kinh doanh"
27/10/2020Các hệ thống CNTT truyền thống đã bị phá vỡ và cách phân bổ ngân sách CNTT cũng bị thay đổi hoàn toàn. Và từ đầu năm 2020 đến bây giờ, điều này đã được minh chứng rõ rệt bởi một đại dịch lớn, bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi với tốc độ chưa từng có để hỗ trợ đồng thời cho cả khách hàng và nhân viên làm việc từ xa.
Các doanh nghiệp không còn coi việc chuyển đổi kỹ thuật số là một lựa chọn hay một kế hoạch nữa mà giờ đây nó là một nhu cầu cạnh tranh cần thiết. Và với một chương trình chuyển đổi kỹ thuật số, tập trung nhiều hơn vào đám mây và kiến trúc CNTT kết hợp là những việc đầu tiên cần làm.
Về phía nội bộ công ty, các nhân viên sẽ mong muốn các ứng dụng kinh doanh có thể truy cập được từ mọi thiết bị, mọi nơi, mọi lúc để có thể làm việc một cách thuận lợi nhất. Khi CNTT ngày càng ăn sâu vào cấu trúc của doanh nghiệp, cũng như được thúc đẩy bởi sự phát triển của không gian làm việc kỹ thuật số thì các chuyên gia CNTT càng trở thành những người quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc trong việc vạch ra các chiến lược và định hướng cho doanh nghiệp.
Trong môi trường công nghệ phong phú ngày nay, các chuyên gia CNTT được kỳ vọng sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ mới và mới nổi và đồng thời hiểu được được ngôn ngữ kinh doanh. Ngày nay, việc bị giới hạn trong việc thực hiện các yêu cầu của khách hàng do chưa hiểu được đầy đủ ngôn ngữ kinh doanh mà chỉ có sự hiểu biết sâu về công nghệ cần phải được cải thiện để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp phát triển hơn nữa, các chuyên gia CNTT ngày nay cần nói được "ngôn ngữ kinh doanh"
Các tổ chức đang đánh giá lại những sự ưu tiên trong của cuộc suy thoái có thể xảy ra sắp tới và nếu các chuyên gia CNTT muốn đảm bảo các yêu cầu CNTT của doanh nghiệp, họ phải học cách giao tiếp ở cấp độ kinh doanh và thường xuyên yêu cầu ban quản lý xác định năng lực CNTT cốt lõi của doanh nghiệp. Chuyên gia CNTT nên biết liệu tổ chức có đang ưu tiên chuyển đổi kỹ thuật số hay không và nếu có thì các chỉ số hiệu suất chính là gì để đánh giá những tác động thực sự của nó.
Các chuyên gia CNTT đóng vai trò là tiếng nói đáng tin cậy của trong tình huống này - cung cấp sự rõ ràng và hướng dẫn về các chi tiết, chức năng công nghệ. Thu hẹp khoảng cách về hiểu biết giữa lãnh đạo tổ chức và vai trò quan trọng của hoạt động CNTT sẽ giúp các chuyên gia CNTT tiếp cận với các nguồn lực kinh doanh để học hỏi và phân bổ ngân sách phù hợp để được học tập, đào tạo các kỹ năng mới.
Kỹ năng giao tiếp cá nhân là chìa khoá để các chuyên gia CNTT giữ vững tầm ảnh hưởng của mình
Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân đôi khi không may bị xếp vào nhóm kỹ năng mềm, điều này gây hiểu nhầm trong việc đánh giá năng lực của nhân sự. Đặc biệt, khi xem xét tầm quan trọng tổng thể của các chuyên gia CNTT đối với lãnh đạo và bộ máy quản lý, kỹ năng này là điều bắt buộc phải có.
Kỹ năng này giúp con người phá vỡ các khoảng cách ngôn ngữ để giải quyết những thách thức kinh doanh tốt hơn bằng cách liên hệ với những người khác và truyền đạt một cách rõ ràng. Cho dù đó là kỹ năng viết hay lời nói mạnh mẽ, tư duy cởi mở hay tính cách linh hoạt, thì kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân là rất quan trọng để làm việc, hợp tác trong nhóm. Nó cho phép họ giải quyết những thách thức mới một cách hiệu quả và cuối cùng, nhanh chóng áp dụng được các chuyên môn kỹ thuật của họ vào bài toàn kinh doanh thực tế một cách tốt nhất.
Chuyên gia CNTT không chỉ nói chuyện với các chuyên gia CNTT khác mà ngày nay, họ có thể sẽ phải gặp trực tiếp và trao đổi thông tin với khách hàng, với các phòng ban và các bên liên quan khác của doanh nghiệp. Và với tư cách là một chuyên gia CNTT, việc tham gia vào các dự án và đưa ra những sáng kiến với khả năng thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên càng làm cho kỹ năng giao tiếp hiệu quả trở nên cực kỳ quan trọng.
Nếu các chuyên gia CNTT muốn giúp thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp theo hướng linh hoạt hơn, muốn môi trường làm việc của mình dẫn đầu về CNTT, họ phải có khả năng điều chỉnh kỹ năng giao tiếp để đáp ứng các bên liên quan ở cấp độ của họ. Việc các chuyên gia có thể hỗ trợ cho cả cá nhân và toàn bộ công ty hay không sẽ rất cần thiết. CNTT sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự bỡ ngỡ của nhân viên khi họ áp dụng các công nghệ mới. Tất cả là để đảm bảo cơ sở hạ tầng hoạt động tốt và năng suất kinh doanh tăng cao.
Công nghệ ngày nay đã dần trở thành 1 yếu tố quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp đều xây dựng. Vậy tính cạnh tranh và sự khác việt giữa các doanh nghiệp là gì? Đó chính là cách các nhà CNTT giao tiếp và truyền đạt được hiểu biết, kiến thức của mình một cách dễ hiểu. Việc tạo ra, cung cấp các dịch vụ tuyệt vời, chất lượng tốt không còn đủ nữa mà họ cần phải hiểu cả yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp đã hiểu rõ điều này và từng bước thành công hơn bằng cách đào tạo các cán bộ CNTT để họ có sự hiểu biết về kinh doanh. Tuy nhiên, cần phải hiểu là họ không bỏ đi trọng tâm kỹ thuật chính của mình mà chỉ đang mở rộng bộ kỹ năng để trở nên linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của tổ chức hơn nữa. Hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp sắp tới có thể sẽ thay đổi mạnh mẽ khi bộ phận CNTT trên toàn thế giới đang cho thấy họ có khả năng thích nghi và nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của tổ chức.
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cloud giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin liên quan
Ransomware là gì? Cách ngăn chặn mã độc tống tiền hiệu quả
Ransomware là một loại phần mềm độc hại (malware) nguy hiểm, mã hóa dữ liệu quan trọng khiến người dùng không thể truy cập và yêu cầu tiền chuộc để lấy lại quyền truy cập
Viettel IDC xuất sắc giành giải thưởng tại ESG Business Awards 2024 hạng mục “Sustainable Infrastructure Award”
Hà Nội, ngày 25.09.2024 – Viettel IDC, nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây quy mô lớn nhất và xanh nhất Việt Nam đã xuất sắc giành giải thưởng danh giá tại ESG Business Awards 2024, hạng mục “Sustainable Infrastructure Awards”.
Cơ chế hoạt động của chuỗi khối Blockchain
Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba.
Google Cloud là gì? Các công cụ bên trong Google Cloud
Google Cloud Platform (GCP) là một bộ dịch vụ điện toán đám mây chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google cung cấp, sử dụng nội bộ cho các sản phẩm của người dùng cuối
Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?
Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm
Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động
Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.
Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng
Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.
VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động
Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!
ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider
Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.
Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN
Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.