Điện toán đám mây và vai trò trong tiêm chủng

02/08/2021

Công nghệ đã và đang giúp chúng ta giải quyết cuộc khủng hoảng COVID-19. Trước đó, công nghệ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu vi rút Ebola, cúm H1N1, và nhiều hơn nữa. Và hiện tại, các dịch vụ đám mây đang đóng góp hiệu quả vào việc nghiên cứu, phân tích và triển khai vắc-xin

 

Số lượng ca nhiễm COVID-19 ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu chững lại, với hơn 198 triệu người nhiễm, 4,2 triệu người đã tử vong (dữ liệu tạm tính đến đầu tháng 8/2021) đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết và ý nghĩa của việc tiêm chủng. Trong những ngày đầu của đại dịch, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhà khoa học y tế trên toàn thế giới đã bận rộn làm việc để tìm ra phương pháp chữa trị virus. Và ngày nay, hơn một năm sau khi đại dịch bắt đầu, việc triển khai tiêm chủng đã bắt đầu và các nghiên cứu để tìm ra các loại vắc xin khác cũng đang được tiến hành.

 

Sự đóng góp của điện toán đám mây trong việc này là rất đáng kể. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng điện toán đám mây đã và đang giúp đỡ nhiều nhà khoa học và nhân viên tuyến đầu từ những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêm chủng - từ thu thập, tập hợp và phân tích dữ liệu. Việc quản lý khối lượng lớn dữ liệu và hiểu nó để đi đến một giải pháp hữu dụng, đặc biệt là trong những tình huống sinh tử, đòi hỏi sự hỗ trợ của công nghệ.

 

 

Ernest Sampera, giám đốc phát triển kinh doanh Cloud của vXchnge, đã cung cấp một cái nhìn sơ lược về cách các trung tâm dữ liệu trao quyền phân tích dữ liệu lớn cho các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ông nhấn mạnh tính linh hoạt của việc triển khai đám mây lai (hybrid cloud) và đa đám mây (multi cloud) sẽ cho phép các công ty xây dựng các giải pháp mạng tùy chỉnh cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo nhiều cách để quản lý dữ liệu của họ một cách hiệu quả.

 

Ngày nay, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang áp dụng công nghệ đám mây ngày càng nhiều. Một ví dụ cho thấy, trước khi triển khai các dịch vụ đám mây để phát triển vắc-xin ngừa SARS CoV-2, công nghệ này đã được sử dụng trong nghiên cứu vi-rút về cuộc khủng hoảng Ebola vào năm 2014. Lúc đó, IBM đã ra tay “giải cứu” bằng cách triển khai phân tích dữ liệu bằng điện toán đám mây và công nghệ kiểm soát sự lây lan của Ebola ở Sierra Leone. Và ngay cả trước Ebola, trong đợt bùng phát H1N1 năm 2009, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã sử dụng công nghệ đám mây như một phần của nỗ lực không ngừng để chống lại bệnh cúm.

 

Sự phù hợp của điện toán đám mây trong việc giải quyết các chủng virus đột biến này liên quan đến việc có mặt tại thời điểm cần thiết. Có thông tin cập nhật về các chủng virus mới nhất cho phép các nhà nghiên cứu cộng tác hiệu quả hơn và phát triển vắc-xin. Ngoài ra, nó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh cúm và các đợt bùng phát khác trong thập kỷ qua.

 

Bây giờ Cloud đã giúp thế nào?

 

Theo Leonard Foster, Giáo sư và trưởng khoa sinh hóa và sinh học phân tử tại Đại học British Columbia, các thí nghiệm về coronavirus tạo ra bộ dữ liệu khổng lồ. Các bộ dữ liệu như vậy cần được phân tích và tính toán một cách chính xác, nếu dùng những công nghệ bình thường sẽ không đảm bảo được thời gian nghiên cứu.

 

Tuy nhiên, ông Foster đã cho biết, dự án nghiên cứu của ông đã được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp điện toán đám mây, vì thế, ông và nhóm của ông có thể nhanh chóng phân tích khối lượng lớn dữ liệu phức tạp bằng cách sử dụng các ứng dụng mạnh mẽ chạy trên nền tảng đám mây.

 

“Nếu ai đó sử dụng bút, giấy và máy tính, họ có thể vượt ra ngoài cuộc sống của vũ trụ để đưa ra kết quả. Với các nguồn lực hiện có, chúng tôi sẽ có kết quả nghiên cứu sau 5 đến 10 năm. Nhưng chúng tôi đã tiếp cận được sức mạnh điện toán đám mây, dẫn đến việc chúng tôi có thể nhìn thấy kết quả trong vòng vài tháng”, ông Foster giải thích.

 

Ông cũng nói rằng do cơ sở hạ tầng đám mây, tốc độ phát triển vắc-xin đã tăng lên, điều mà lẽ ra không thể tiến hành với các công nghệ hiện có và lỗi thời khác, giờ đây có thể được thực hiện một cách dễ dàng.

 

Các công ty lớn cũng tham gia trợ giúp, vào tháng 3 năm 2020, Amazon Web Services (AWS) đã cam kết hỗ trợ giải pháp đám mây trị giá 20 triệu USD cho những người nghiên cứu vi-rút, nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình phát triển các thử nghiệm đối với vi-rút. Ngoài ra, nó cho phép các nhà nghiên cứu chạy khối lượng công việc miễn phí trên đám mây của nó. Trước AWS, IBM cũng đã cung cấp miễn phí nhiều tài nguyên nghiên cứu AI (Artificial Intelligence - Trí tệ nhân tạo) dựa trên đám mây cho các chuyên gia y tế và nhà khoa học.

 

Ngoài ra, không chỉ IBM hay AWS, Google Cloud đã hợp tác với Bang Arizona, Massachusetts, North Carolina, Oregon và Virginia (một số bang tại Mỹ) để hỗ trợ các nỗ lực tiêm chủng hàng loạt. Công nghệ Tác động vắc-xin thông minh (Intelligence Vaccine Impact - IVI) của Google đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược khác nhau để tăng tốc quá trình tiêm chủng, chẳng hạn như hệ thống CNTT và các thiết bị khác để đáp ứng nhu cầu vắc-xin, quản lý phân bổ và lên lịch hẹn.

 

Công nghệ IVI giúp tăng tính khả dụng của vắc-xin và đảm bảo mọi người được tiếp cận công bằng. Bên cạnh đó, nó cũng nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin của người dân về tiêm chủng và giúp giải quyết tình trạng do dự đối với vắc-xin.

 

Nó cung cấp nhiều tính năng khác nhau, từ dự báo COVID (để giúp chính phủ đưa ra quyết định chính sách tốt hơn về COVID-19), cổng thông tin vắc-xin cho đến hệ thống quản lý lịch tiêm vắc-xin (để quản lý liên tục các đợt triển khai vắc-xin).

 

Tại Việt Nam, Hệ thống “Tờ khai y tế” (Vietnam Health Declaration) được Viettel hỗ trợ triển khai với mục đích hỗ trợ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trong việc chủ động nắm được lịch trình, tình trạng sức khỏe của mọi người đang sinh sống tại Việt Nam. Hệ thống dữ liệu này giúp các cơ quan chức năng nắm bắt, phân tích được dữ liệu trong thời điểm dịch COVID-19 đang bùng phát.

 

Viettel cũng đã sẵn sàng triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 trên toàn quốc. Nền tảng gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Cổng công khai thông tin tiêm chủng COVID-19, Hệ thống hỗ trợ công tác Tiêm chủng Quốc gia, Trung tâm đáp ứng (MCC). Với nền tảng này sẽ giúp ngành Y tế đảm bảo mục tiêu kép vừa triển khai tiêm chủng nhanh và rộng nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả, minh bạch, hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát và nghiên cứu.

 

Trên thế giới, rất nhiều nhà cung cấp đám mây khác cũng đang đóng vai trò của họ trong cuộc chiến COVID-19 theo nhiều cách khác nhau. Các nhà cung cấp điện toán đám mây đã cho thấy sự chủ động của họ trong việc hỗ trợ nghiên cứu chăm sóc sức khỏe dựa trên đám mây. Sẽ rất đáng chú ý khi quan sát cách những công nghệ này phát triển và phục vụ các ngành công nghiệp quan trọng trong tương lai.
 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Điện toán đám mây Cloud Server, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/04/2024

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam, triển khai công nghệ xanh, sẵn sàng cho phát triển AI

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc với công suất 30MW, lớn nhất tại Việt Nam.

07/04/2024

SQL Injection là gì? Tìm hiểu chi tiết về mối đe dọa tiềm ẩn của mọi website

Việc hiểu biết rõ về SQL Injection là gì cũng như nắm bắt được các biện pháp phòng ngừa, cách thức khắc phục là vô cùng quan trọng để bảo vệ trang web và dữ liệu của bạn khỏi những mối đe dọa này.

15/04/2024

Bật mí 5 giải pháp tăng cường sức mạnh chống Ransomware cho doanh nghiệp

Để bảo vệ dữ liệu và hệ thống an toàn, sẵn sàng trước những sự cố tấn công dữ liệu bất ngờ có thể xảy ra, hãy cùng Viettel IDC điểm qua 5 giải pháp phòng chống Ransomware đáng lưu tâm cho doanh nghiệp với bài viết sau.

01/04/2024

Generative AI: Cách mạng mới của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi nhất được quan tâm và nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về một nhánh con của AI có tên là Generative AI, còn gọi là trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về AI tạo sinh, tại sao giải pháp lại quan trọng và những ứng dụng tiềm năng trong thực tế.

03/04/2024

Những ứng dụng tiềm năng của mạng 5G trong tương lai

Với khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, truyền tải lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G mở ra tiềm năng cho vô số ứng dụng mới và cách mạng nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

08/04/2024

Bí quyết phòng chống tấn công Ransomware hiệu quả cho doanh nghiệp

Tấn công Ransomware đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp với các phương thức ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động và thực hiện các biện pháp phòng chống ransomware toàn diện để bảo vệ dữ liệu quan trọng, ngăn chặn gián đoạn hoạt động và duy trì lòng tin của khách hàng.

07/01/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn các đợt tấn công XSS hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

18/11/2023

Ransomware là gì? Khám phá chi tiết về giải pháp phòng chống mã độc chuyên dụng

Phương pháp ẩn mình của ransomware thường liên quan đến các email độc hại, trang web giả mạo hoặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật. Bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Do đó, việc tăng cường biện pháp an ninh và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin sẽ rất quan trọng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá thêm thông tin trong bài viết này.

31/03/2024

Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp

Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.

10/11/2023

Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.

DMCA.com Protection Status
// doi link