Viettel IDC lựa chọn chiến lược kép “Phát triển công nghệ số gắn liền chuyển đổi xanh bền vững”
27/03/2024Lựa chọn mục tiêu kép phát triển công nghệ số gắn liền chuyển đổi xanh bền vững được xem là chiến lược giúp thay đổi hoàn toàn cách mà doanh nghiệp vận hành trong tương lai.
Mới đây, trong báo cáo “Tình hình Kinh tế thế giới và Triển vọng 2024”, Liên hợp quốc đã đưa ra dự báo ảm đạm về kinh tế toàn cầu năm 2024 do xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và các thảm họa khí hậu gia tăng… Bối cảnh này đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định chính sách nhằm có thể tiếp tục tăng trưởng, đồng thời hướng tới phát triển một cách bền vững.
Quay về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến Lehman Brothers – Ngân hàng 158 tuổi lớn nhất nước Mỹ cùng nhiều đế chế tài chính lớn nhất thế giới sụp đổ, thì vẫn có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp khác vượt qua thời kỳ suy thoái này và trường tồn đến ngày nay, trở thành các Big tech Toàn cầu ở các lĩnh vực khác nhau như Accenture, Microsoft, SAP, Cisco, Salesforce, LG,..
Điểm chung lớn nhất giữa họ ở thời kỳ này chính là họ đã nhìn thấy và nắm bắt được cơ hội của mình trong lúc khó khăn nhờ sự chuẩn bị chủ động ứng phó bằng chiến lược ESG (Bộ chỉ số “xanh” đo lường định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp).
ESG được xem yếu tố thay đổi hoàn toàn cuộc chơi của doanh nghiệp thông qua việc vận hành doanh nghiệp theo cách có trách nhiệm hơn, minh bạch hơn và thân thiện với môi trường hơn dựa trên nguyên tắc và tiêu chuẩn rõ ràng.
Mặc dù đã trở thành chiến lược và được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, song tại Việt Nam hiện nay thì ESG dường như mới chỉ bắt đầu đi vào nhận thức.
Đại diện PWC chia sẻ về xu hướng ứng dụng phát triển bền vững trong doanh nghiệp
Theo một báo cáo của hãng tư vấn tiếp thị Edelman (Mỹ), hiện có tới 88% các nhà đầu tư trên thế giới tin tưởng vào việc tạo ra lợi nhuận tốt từ các công ty chú trọng đến các sáng kiến về ESG. Vào năm 2022, có 56% doanh nghiệp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) ứng dụng thành công ESG vào các kế hoạch đầu tư của mình.
Tuy nhiên tại Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có hơn 1.700 doanh nghiệp trên cả 3 sàn lớn HoSE, HNX, UPCoM, nhưng thực chất mới chỉ có khoảng 7 doanh nghiệp trong top vốn hóa lớn thực thi báo cáo đầy đủ ở cả 3 khía cạnh ESG.
Nhằm chia sẻ xu hướng phát triển bền vững trên thế giới, phương pháp triển khai tốt nhất tại Việt Nam, Viettel IDC tổ chức Hội thảo “Green Tech for Green Future” với sự góp mặt của đại diện đơn vị tư vấn chiến lược phát triển bền vững PWC, đại diện Hãng công nghệ Takadu, cùng các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã trao đổi, chia sẻ các góc nhìn mới hướng tới phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế với sự tăng trưởng mạnh về doanh thu, tạo ra việc làm cho lao động địa phương, đồng thời đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của các năng lượng tái tạo.
Đại diện Viettel IDC chia sẻ về báo cáo phát triển bền vững
Tuy nhiên, với dự báo quy mô Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đến 2030 đạt 1.266 triệu USD, tốc độ tăng trưởng kép bình quân 10,8%, thị trường này cũng đang tạo ra nhiều thách thức cần giải quyết như điện nước tiêu thụ, phát thải carbon, xử lý chất thải và các vấn đề về con người, để có thể đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Tại Hội thảo, Viettel IDC đã chia sẻ báo cáo phát triển bền vững của công ty ở cả 3 khía cạnh ESG, đồng thời cam kết thực hiện các hành động hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong hành trình 15 năm tiếp theo, gắn chặt với mục tiêu phát triển bền vững và cam kết của Việt Nam tại COP26 gồm tăng tỷ lệ tiết kiệm điện, nước; 100% Trung tâm dữ liệu và Dịch vụ Cloud đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và quy định tại Việt Nam; tiến tới 100% trung tâm dữ liệu đều sử dụng năng lượng tái tạo với tỷ lệ hơn 30% tổng lượng điện tiêu thụ; góp phần phát triển, nâng cao năng lực cho thay hơn 1 triệu nhân sự công nghệ số cho Việt Nam và các thị trường Viettel IDC đầu tư…
Ông Hoàng Văn Ngọc, CEO Viettel IDC cho biết: “Với vai trò dẫn dắt thị trường dịch vụ Trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây tại Việt Nam, Viettel IDC đặt mục tiêu phát triển kinh doanh luôn phải đi kèm với sự bền vững. Không chỉ chia sẻ những cam kết của mình để đảm bảo mục tiêu kép “phát triển công nghệ số đi kèm chuyển đổi xanh bền vững”, mà chúng tôi còn mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Việt cùng đồng hành và lựa chọn ứng dụng ESG một cách phù hợp để cùng tạo ra chuỗi giá trị phát triển bền vững.”
Đại diện Hãng TAKADU chia sẻ về showcase ESG cho lĩnh vực phát triển bền vững ngành nước
Tầm vóc của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào doanh thu và lợi nhuận mà nó còn phụ thuộc vào trách nhiệm mà doanh nghiệp ấy xác lập cho mình. Trách nhiệm càng lớn thì tầm vóc càng lớn. Trách nhiệm toàn cầu thì tầm vóc toàn cầu. Với “Công nghệ từ trái tim” - phổ cập công nghệ số, Viettel IDC đang xác lập một trách nhiệm quốc gia, trách nhiệm toàn cầu cho chính mình, kiên định với mục tiêu phát triển bền vững./.
Tin nổi bật
Tin liên quan
Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud
Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.
6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây
Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.
Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?
Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?
Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo
Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?
CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU
Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?
Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac
Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.
Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.
3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống
Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.
13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay
Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.
Tấn công chuỗi cung ứng là gì? Cách phòng tránh hiệu quả
Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp không nhất thiết xuất phát từ hệ thống nội bộ, đôi khi chúng có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng bao gồm đối tác và nhà cung cấp. Do đó, hành động tấn công chuỗi cung ứng không chỉ là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia toàn cầu.