Khám phá ngay - Chứng chỉ SSL có vai trò gì với website?

11/12/2023

Ngày nay, chứng chỉ SSL đã và đang được sử dụng rộng rãi bởi hàng triệu Website trên thế giới. Nó sẽ giúp Website được bảo mật một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đáng tiếc là không phải ai trong số chúng ta đều nắm rõ được tầm quan trọng của chứng chỉ số SSL. Vậy nên hãy cùng Viettel IDC theo dõi hết bài viết, để không bỏ qua những kiến thức quan trọng về chứng chỉ số SSL này nhé.
 

Khám phá ngay - Chứng chỉ SSL có vai trò gì với website?
Khám phá ngay - Chứng chỉ SSL có vai trò gì với website?​

Khái niệm về chứng chỉ số SSL

Về cơ bản, chứng chỉ số SSL - Secure Sockets Layer, là một công nghệ bảo mật đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Mục đích của nó là giúp việc truyền thông tin đã được mã hóa giữa máy chủ và trình duyệt. Chứng chỉ số SSL này được cài đặt trực tiếp trên Website, qua đó giúp người dùng có thể truy cập và xác minh được độ tin cậy của chính những Website đó. Bên cạnh đó, chứng chỉ số SSL còn là một công cụ hữu hiệu giúp thông tin, dữ liệu giữa khách hàng và Website được đảm bảo một cách tối đa thông qua các ký tự được mã hóa.

Cách hoạt động của chứng chỉ số SSL

Chứng chỉ số SSL hoạt động bằng việc tích hợp từ khóa đã được mã hóa vào thông tin định danh của các công ty hay doanh nghiệp. Do đó, mà chứng chỉ số SSL này có thể mã hóa được mọi thông tin truyền tải mà không ảnh hưởng đến Website hay dễ dàng bị bên thứ 3 chỉnh sửa. Chúng ta có thể mô phỏng cách thức hoạt động của chứng chỉ số SSL trong 5 bước dưới đây:

+ Bước 1: Đầu tiên, trình duyệt sẽ kết nối với máy chủ Web được bảo mật bằng SSL. 

+ Bước 2: Máy chủ sau khi nhận dạng sẽ gửi bản sao chứng chỉ số SSL, bao gồm cả hóa công khai (public key) của máy chủ. 

+ Bước 3: Trình duyệt sẽ kiểm tra nguồn gốc chứng chỉ số SSL đó. Nó dựa trên danh sách các CA (Certificate authority) đáng tin cậy để xem chứng chỉ đó đã hết hạn hay chưa hay hàng loạt các thông tin khác có hợp lệ với trang Web mà nó kết nối hay không? Nếu trình duyệt tin cậy chứng chỉ, trình duyệt sẽ tạo, mã hóa và gửi lại khóa phiên đối xứng bằng khóa công khai của máy chủ.

+ Bước 4: Máy chủ giải mã khóa phiên đối xứng bằng cách sử dụng khóa riêng của nó và gửi lại một xác nhận được mã hóa bằng khóa phiên để bắt đầu phiên được mã hóa.

+ Bước 5: Máy chủ và trình duyệt hiện mã hóa tất cả dữ liệu được truyền bằng khóa phiên.

Chứng chỉ số SSL hoạt động bằng việc tích hợp từ khóa đã được mã hóa vào thông tin định danh của các công ty
Chứng chỉ số SSL hoạt động bằng việc tích hợp từ khóa đã được mã hóa vào thông tin định danh của các công ty

Tầm quan trọng của chứng chỉ số SSL là gì?

Chứng chỉ số SSL mang đến các vai trò cụ thể gồm:

Mã hóa thông tin nhạy cảm

Việc để lộ các thông tin nhạy cảm (như dữ liệu khách hàng,...) là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn. Do vậy, với khả năng mã hóa những thông tin nhạy cảm chính là lý do chính để các Website lựa chọn sử dụng chứng chỉ số SSL. Lúc này, khi sử dụng chứng chỉ số SSL mọi thông tin mang tính nhạy cảm sẽ đều được mã hóa trước khi gửi lên Internet.

Cung cấp tính xác thực

Bên cạnh chức năng chính là mã hóa thông tin dữ liệu mà Viettel IDC đã trình bày ở trên, thì chứng chỉ số SSL còn có khả năng cung cấp các thông tin được xác thực. Cụ thể, khi người dùng thực hiện gửi thông tin thì chứng chỉ số SSL sẽ giúp họ gửi chúng đến đúng máy chủ cần thiết, chứ không phải bất kỳ người mạo danh nào đang có ý định đánh cắp thông tin của họ. Do đó, việc những Website có chứng chỉ số SSL sẽ giúp hạn chế được tối đa khả năng thông tin của bị đánh cắp.

Đảm bảo sự tin cậy

Khi sử dụng chứng chỉ số SSL, trên trình duyệt Website sẽ hiểu thị cho người truy cập những tín hiệu để giúp người dùng nắm bắt được việc kết nối của bản thân đang được bảo mật. Trên thực tế, người dùng có thể nhận biết được Website có sử dụng chứng chỉ số SSL bằng cách xem biểu tượng ổ khóa cùng giao thức “https://”. Chắc chắn rằng, với những Website có sử dụng chứng chỉ số SSL để nâng cao tính bảo mật, sẽ thu hút được nhiều lượng khách hàng sử dụng hơn. Ngoài ra, khi người dùng sử dụng Internet, các Website không hoặc chưa sử dụng chứng chỉ số SSL sẽ được một số ứng dụng cảnh báo là thiếu an toàn đến với người dùng.

>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí và trả phí mà người dùng nên biết

Đảm bảo độ an toàn cho website với chứng chỉ SSL

Đảm bảo độ an toàn cho website với chứng chỉ SSL

Tổng kết

Như vậy, với những gì mà Viettel IDC đã chia sẻ ở trên thì ta có thể thấy được vai trò và tầm quan trọng của chứng chỉ số SSL trong việc gia tăng bảo mật cho Website. Trong thời buổi phát triển bùng nổ của công nghệ như hiện nay, việc sử dụng chứng chỉ số SSL là vô cùng cần thiết để có thể đảm bảo sự bảo mật về dữ liệu trên internet. Mong rằng, bài viết này của Viettel IDC sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho độc giả.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn


 Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

26/09/2024

Kubernetes và Docker khác gì nhau? Nên lựa chọn công nghệ nào?

Docker và Kubernetes là hai công nghệ đột phá đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và quản lý phần mềm trên môi trường đám mây. Đây đều là những nền tảng container hóa tiêu chuẩn nhất hiện nay, giúp tạo môi trường chạy ứng dụng ổn định và nhất quán, song giữa chúng lại có những đặc điểm, tính năng hoàn toàn khác biệt.

26/09/2024

VPS GPU là gì? Lưu ý khi thuê VPS có GPU

VPS GPU đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp và cá nhân yêu cầu khả năng xử lý mạnh mẽ cho các ứng dụng đặc thù. Từ việc huấn luyện trí tuệ nhân tạo, render video, đến dựng hình 3D,... VPS GPU mang lại hiệu suất vượt trội và khả năng xử lý đồ họa ấn tượng.

26/09/2024

XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn tấn công hiệu quả

XSS là gì? XSS (Cross-site Scripting) là một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ tấn công chèn mã độc hại vào các ứng dụng website.

25/09/2024

So sánh Generative AI và AI truyền thống

Generative AI là một bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo, được ứng dụng trong mọi lĩnh vực nhằm tối ưu hoá hiệu suất làm việc. Vậy Generative AI khác gì AI truyền thống? Xu hướng mới của hai công nghệ này là gì? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết về AI và Gen AI ngay trong bài viết dưới đây.

25/09/2024

Chuyên gia chia sẻ cách lựa chọn Data Center tiêu chuẩn

Data Center là cơ sở dữ liệu tập trung hệ thống máy tính, thiết bị lưu trữ và xử lý dữ liệu của doanh nghiệp. Cấu trúc của Data Center khá phức tạp, yêu cầu tính bảo mật và hệ thống lưu trữ dữ liệu khổng lồ nên doanh nghiệp thường thuê ngoài. Vậy làm cách nào để lựa chọn Data Center tiêu chuẩn, đáng tin cậy? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

25/09/2024

Tiêu chuẩn ISO là gì? 5 chứng chỉ ISO phổ biến ở Việt Nam

Tiêu chuẩn ISO là hệ thống quy tắc được chuẩn hoá quốc tế, nhằm đảm bảo chất lượng, mức độ an toàn và hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại. Vậy hiện nay có những tiêu chuẩn ISO phổ biến nào? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

25/09/2024

HPA là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động trong Kubernetes

HPA là một tính năng cho phép tự động scale số lượng Pod, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ HPA hiện nay vẫn còn xa lạ đối với nhiều người dùng. Vậy hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu định nghĩa chính xác HPA là gì cũng như cách thức hoạt động mà tính năng này mang lại thông qua bài viết sau đây.

27/04/2022

[Cẩm nang AI] Lịch sử của trí tuệ nhân tạo - Quá khứ, hiện tại và tương lai của AI

​Kể từ những năm 1880, từ khi một nhà khoa học vĩ đại đưa ra thuật ngữ này và cùng với rất nhiều cuộc cách mạng đã xảy ra trong lĩnh vực AI, chúng ta đã chứng kiến quá trình các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển vượt bậc. Nhưng, Rome không được xây dựng trong một ngày, và AI cũng vậy.

10/09/2024

HTML là gì? Nguyên lý hoạt động trong việc xây dựng website

HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.

24/05/2022

DoS là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa DDoS và DoS là gì?

Khi bị DoS hoặc DDoS tấn công hệ thống của bạn sẽ phải hứng chịu vô vàn những phiền toái. Vì vậy việc hiểu DDoS và DoS là gì sẽ giúp bạn có các giải pháp sẵn sàng để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp bị tấn công từ chối dịch vụ. Vậy điểm khác biệt giữa hai loại tấn công DDoS và DoS là gì? Hãy cùng Viettel IDC đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

// doi link