AWS và tiến trình đến gần hơn với khách hàng Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản

23/02/2022
Nhân loại đang sống trong kỉ nguyên mà quá trình chuyển đổi số diễn ra với tốc độ chóng mặt và không ngừng cải tiến mỗi ngày. Trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản (viết tắt là APJ), các tổ chức và doanh nghiệp đang tích cực chuyển mình sang công nghệ kỹ thuật số nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng.

Khi quá trình số hóa toàn cầu ngày càng phát triển và các tổ chức ứng dụng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng trở nên phân tán, nhu cầu về độ trễ thấp (hay thời gian cần thiết để dữ liệu truyền từ điểm này sang điểm khác) càng trở nên quan trọng hơn. Bằng cách giảm độ trễ, các doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất ứng dụng, đẩy nhanh thời gian xử lý lượng lớn dữ liệu và thúc đẩy năng suất làm việc.

Để đáp ứng nhu cầu đó cũng như mang công nghệ đám mây đến gần hơn với khách hàng, mới đây, Amazon Web Services (AWS) đã thông báo đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng tại APJ với kế hoạch ra mắt 10 AWS Local Zones ở 6 quốc gia. AWS Local Zones được định nghĩa là triển khai cơ sở hạ tầng đặt AWS compute, storage, database và các dịch vụ khác của AWS gần hơn với khách hàng – cho phép họ xây dựng và triển khai các ứng dụng yêu cầu độ trễ single-digit milisecond gần hơn với người dùng cuối hoặc trung tâm dữ liệu tại chỗ (on-premises).

Theo đó, AWS sẽ được triển khai trên khắp nước Úc (Brisbane và Perth), Ấn Độ (Bengaluru, Chennai, Dehli và Kolkata), New Zealand (Auckland), Phillipines (Manila), Thái Lan (Bangkok) và Việt Nam (Hà Nội). Bên cạnh đó, 22 AWS Local Zones khác cũng dự kiến ra mắt tại 20 quốc gia khác trên thế giới trong hai năm tới – nhằm tiếp cận hàng trăm triệu người dùng cuối.

 
Chuyển đổi số dễ dàng với độ trễ thấp
Khả năng truy cập có độ trễ rất thấp mà AWS Local Zones cung cấp hỗ trợ khách hàng với các ứng dụng như real-time gaming, media và sáng tạo nội dung giải trí, live video streaming, mô phỏng kỹ thuật, thực tế ảo… Cơ sở hạ tầng mới này sẽ cho phép khách hàng nhanh chóng triển khai các dịch vụ và sản phẩm mới hỗ trợ trải nghiệm khách hàng nhanh hơn và tốt hơn. Bằng cách áp dụng các khả năng sẵn có mà không cần đầu tư cơ sở hạ tầng trả trước, các doanh nghiệp thuộc khu vực APJ nắm lợi thế dẫn đầu trong một thế giới không ngừng thay đổi, nơi những gì hoạt động hôm nay có thể sẽ không còn khả dụng vào tuần tới.

Để giúp khách hàng dễ dàng khai thác các lợi ích của cơ sở hạ tầng mới, AWS quản lý và hỗ trợ AWS Local Zones, nghĩa là các doanh nghiệp không cần phải chịu chi phí và nguồn lực mua sắm, vận hành hay duy trì cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các ứng dụng độ trễ thấp.
 

Đóng góp cho cộng đồng địa phương
Trong 15 năm qua, AWS đã xây dựng một cơ sở hạ tầng toàn cầu ấn tượng trải dài trên 26 vùng địa lý và 84 Availability Zones (AZ), bao gồm AWS Regions ở Singapore, Sydney, Mumbai, Osaka, Tokyo, Seoul và Jakarta và các khoản đầu tư tiếp theo được lên kế hoạch ở Auckland, Hyderabad và Melbourne.

Theo đó, AWS cam kết giúp các nền kinh tế địa phương khai phá tiềm năng của đám mây bằng cách tăng cường đầu tư tại địa phương và triển khai cơ sở hạ tầng đám mây mới - mang lại cho chính quyền địa phương và doanh nghiệp khả năng khai thác nền tảng đám mây toàn diện nhất, bất kể mọi quy mô và trên tất cả các ngành. Tác động kinh tế của đám mây tạo ra hiệu ứng cấp số nhân, từ việc tạo việc làm và cải thiện năng suất, đến tăng cường khả năng phục hồi hoạt động và cho phép sự nhanh nhẹn hơn. Tác động kinh tế của đám mây tạo ra hiệu ứng cấp số nhân, từ việc tạo việc làm và cải thiện năng suất, đến tăng cường khả năng phục hồi hoạt động.

Khai thác toàn bộ tiềm năng của đám mây đòi hỏi các doanh nghiệp và cộng đồng phải có các kỹ năng phù hợp. Nghiên cứu được AWS ủy quyền gần đây do AlphaBeta thực hiện cho thấy nhu cầu về kỹ năng nâng cao về cloud computing và data tại khu vực APJ dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2025 - mức tăng lớn nhất được dự báo trên tất cả các năng lực kỹ năng kỹ thuật số. Kể từ năm 2017, AWS đã đào tạo 2,5 triệu người về cloud trên khắp APJ và cam kết tiếp tục nỗ lực giúp đỡ những người lao động nâng cao trình độ. Các bước triển khai bao gồm ra mắt AWS Skill Builder – trang portal đào tạo trực tuyến, bổ sung các khóa học AWS vào trang web Amazon.com, mở rộng chương trình đào tạo lại kỹ năng toàn cầu AWS re/Start và giới thiệu AWS Skills Center - không gian học tập trực tiếp trên đám mây chuyên dụng đầu tiên.
 

Hướng đến tương lai bền vững
Để phục vụ khách hàng và người dân tốt hơn, các tổ chức và doanh nghiệp toàn cầu phải xây dựng tính bền vững trong các kế hoạch kinh doanh của họ. Điều quan trọng là các chiến lược kỹ thuật số củng cố sự phát triển bền vững và điện toán đám mây đã được chứng minh là có thể giúp đạt được mục tiêu này.

Theo báo cáo của 451 Research thuộc S&P Global Market Intelligence, điện toán đám mây tiết kiệm năng lượng gấp 5 lần so với các trung tâm dữ liệu tại chỗ ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) - bao gồm cả ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc và Ấn Độ - và việc chuyển khối lượng công việc điện toán từ các trung tâm dữ liệu tại chỗ sang đám mây có thể làm giảm hơn 78% lượng khí thải carbon từ các doanh nghiệp.

Để xây dựng tương lai bền vững cho khách hàng và cho cả hành tinh, Amazon cam kết giảm lượng khí thải carbon trên các hoạt động kinh doanh. Đó là lý do tại sao, cùng với Global Optimism, Amazon thành lập The Climate Pledge và cam kết đạt tới mức không carbon ròng vào năm 2040, trước 10 năm so với Thỏa thuận Paris. Để thực hiện cam kết này, Amazon đang trên tiến trình cung cấp cho các hoạt động toàn cầu bằng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2025. Điều này được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư liên tục vào các dự án năng lượng tái tạo ở APJ, bao gồm Úc và Singapore.

Kể từ năm 2019, Amazon đã công bố ba dự án năng lượng mặt trời và gió ở Úc (Trang trại gió Hawkesdale ở Victoria; Trang trại năng lượng mặt trời Gunnedah và Trang trại năng lượng mặt trời Suntop ở New South Wales). Dự án Singapore là một dự án năng lượng mặt trời 62 MW được tạo thành từ một loạt các tấm pin mặt trời gắn trên một hệ thống mặt đất. Khi hoàn thành vào năm 2022, dự án sẽ là một trong những hệ thống năng lượng mặt trời di động tổng hợp lớn nhất được thiết kế và lắp đặt ở Singapore, đồng thời nó sẽ đóng góp năng lượng tái tạo hoàn toàn mới cho lưới điện quốc gia.

Cùng với nhau, các dự án này tại APJ đóng góp khoảng 346 MW công suất lắp đặt và sẽ cung cấp thêm hơn 800.000 MWh năng lượng tái tạo cho lưới điện địa phương.

Thông báo mở rộng AWS Local Zones ở APJ và các khoản đầu tư liên tục vào cơ sở hạ tầng và kỹ năng kỹ thuật số thể hiện cam kết lâu dài, sâu sắc của AWS đối với khu vực và sự hiểu biết sâu sắc về điều gì là quan trọng đối với khách hàng. Bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng hàng đầu thế giới, AWS sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi số đang diễn ra trên khắp các quốc gia này và giúp thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế.

Viettel IDC là đối tác chính thức của Amazon Web Services (AWS) tại thị trường Việt Nam, cung cấp dịch vụ AWS Managed Services nhằm giúp các doanh nghiệp không đủ nhân sự thực hiện các công việc Managed service và giúp các doanh nghiệp đó tối ưu chi phí cho các công việc này.
 
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ AWS Managed Services, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
 
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
 
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/09/2024

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.

16/09/2024

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.

16/09/2024

Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?

Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?

16/09/2024

Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo

Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?

16/09/2024

CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU

Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?

16/09/2024

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.

16/09/2024

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.

16/09/2024

3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống

Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.

16/09/2024

13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay

Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.

16/09/2024

Tấn công chuỗi cung ứng là gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp không nhất thiết xuất phát từ hệ thống nội bộ, đôi khi chúng có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng bao gồm đối tác và nhà cung cấp. Do đó, hành động tấn công chuỗi cung ứng không chỉ là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia toàn cầu.

// doi link