Cloud Camera - Khi mà điện toán đám mây cũng “không tha” cho các thiết bị IoT
01/10/2020Nhắc đến điện toán đám mây, chúng ta đã nghe quá nhiều đến các dịch vụ liên quan đến nó rồi. Có thể kể đến như Cloud Server, Cloud Storage, Cloud PC,... Những tưởng mức ảnh hưởng của điện toán đám mây sẽ chỉ dừng lại ở đó. Nhưng không, trên thực tế điện toán đám mây đã được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Theo lẽ đó, các sản phẩm về IoT cũng không phải là ngoại lệ.
Với Cloud Camera, liệu rằng camera truyền thống còn “có cửa” trong thời gian tới hay không? Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp Cloud Camera nhé. Trước khi bắt đầu, các bạn đừng quên giải pháp Cloud Camera của Viettel IDC đã vinh dự nhận các giải thưởng lớn như Sao Khuê - 2017, Chuyển đổi số - 2019 (Vietnam Digital Awards 2019). Chi tiết về giải pháp Cloud Camera tại Viettel IDC, các bạn có thể tham khảo thêm tại đường dẫn ở cuối bài viết này nhé.
Trong tương lai không xa, Cloud Camera có thể thay thế camera truyền thống
Cloud Camera ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với camera truyền thống
Bạn đã từng nghe nói Cloud Camera là gì hay chưa? Nếu chưa thì Viettel IDC cũng đã có bài viết khá chi tiết về Cloud Camera rồi. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm để hiểu hơn về giải pháp này nhé. Chúng tôi sẽ tóm gọn lại trong một vài ý sau đây.
+ Thứ nhất, Cloud Camera có chức năng như mộ camera truyền thống: Nghĩa là các chức năng như ghi hình, ghi âm, quay video,... như chúng ta vẫn thấy trong camera truyền thống thì Cloud Camera cũng tương tự như vậy. Điểm khác biệt không nằm ở phần tính năng. Nó được tập trung chủ yếu ở phần công nghệ ẩn sau mỗi một giải pháp về Cloud Camera.
+ Thứ hai, Cloud Camera với cơ chế lưu trữ sử dụng công nghệ điện toán đám mây: Nếu như là camera truyền thống, ngoài hệ thống camera ra chúng ta sẽ cần một hệ thống lưu trữ như ổ cứng hay thẻ nhớ,... Có thể nói, camera truyền thống có phần hơi “low tech”. Mỗi khi cần xem trực tuyến sẽ mất khá nhiều thời gian. Nhưng với Cloud Camera thì khác. Cloud Camera được kết nối với Internet, dữ liệu sau khi được ghi lại sẽ được mã hoá và tải lên các máy chủ đám mây. Như vậy, cho dù ở bất cứ đâu, chỉ cần có Internet là bạn có thể truy cập hệ thống camera của mình bất cứ lúc nào.
Như vậy, chúng ta có thể thấy Internet và công nghệ điện toán đám mây là những thứ mang lại sức mạnh cho Cloud Camera. Với tốc độ phát triển của Internet như hiên nay, liệu rằng Cloud Camera có thể thay thế được camera truyền thống hay không? Ở phần tiếp theo trong bài viết, chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này nhé.
>> Xem thêm: Cloud Camera là gì? So sánh Cloud Camera và Camera truyền thống?
Cloud Camera đang dần “ăn mòn” thị phần của camera truyền thống?
Nếu như xét về khía cạnh công nghệ, Cloud Camera có thể nói là một giải pháp camera của tương lai. Khi mà công nghệ giúp cuộc sống của chúng ta trở nên đơn giản và tiện lợi hơn thì không chỉ riêng Cloud Camera mà nhiều sản phẩm khác đều giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Hãy tưởng tượng, thay vì đầu tư một hệ thống camera với dây rợ lằng nhằng, với đủ loại thẻ nhớ ổ cứng,... thì giờ đây điều đó đã được tối giản hoàn toàn với Cloud Camera. Một chiếc camera có chức năng wifi và một hệ thống máy chủ điện toán đám mây là đủ giải quyết tất cả. Như thế nó vừa tiện lợi mà hiệu quả lớn hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, vì lý do “sinh sau đẻ muộn” so với camera truyền thống nên Cloud Camera vẫn còn khá mới lạ so với đại bộ phận mọi người. Với họ, Cloud Camera sẽ là một giải pháp gì đó “thần thánh”, phức tạp và tốn kém lắm. Nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải vậy.
Có thể bạn không biết nhưng với dịch vụ Cloud Camera do chính Viettel IDC cung cấp có thể tích hợp và tái sử dụng lại được nhiều loại camera và đầu ghi truyền thống hiện nay. Thêm vào đó, với công nghệ điện toán đám mây, chúng tôi sẽ “hô biến” hệ thống camera cũ kỹ thành một giải pháp tiên tiến và hiệu quả.
Nhưng xét về một khía cạnh khác, chính sự ra đời sau như vậy khiến cho Cloud Camera vẫn chưa quá phổ biến. Hiện nay, Cloud Camera đang được sử dụng rộng rãi hơn trong những đơn vị có sẵn những hạ tầng như trường học, bệnh viện, toà nhà,... Đa phần khách hàng sử dụng Cloud Camera của Viettel IDC đều đến từ những nhóm khách hàng trên.
Do đó, với những người dùng phổ thông hoặc cá thể thì Cloud Camera có phần chưa phù hợp. Bởi lẽ, đa phần mọi người đều chưa có nhiều nhận thức về công nghệ điện toán đám mây nên Cloud Camera sẽ không phải là một ý tưởng hay đối với họ. Nhưng khi mà Internet phát triển, cách mà nhà nhà biết đến Cloud Camera cũng sẽ tương tự như cách mà họ đã làm quen với camera truyền thống trước đây mà thôi. Tới lúc đó là thời điểm camera truyền thống thoái vị, Cloud Camera lên ngôi.
Cloud Camera sẽ dần “ăn mòn” thị phần của camera truyền thống
Nếu là bạn, bạn có chọn Cloud Camera hay không?
Chúng ta không phủ nhận vai trò cũng như tính ứng dụng của camera truyền thống trong cuộc sống. Minh chứng là ngày nay nó vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Nhưng khi công nghệ mới xuất hiện, camera truyền thống sẽ mất dần thị phần của nó. Cloud Camera sẽ trở nên phổ biến và ưa chuộng hơn. Lúc đó, nếu là bạn, liệu rằng bạn có sẵn sàng chuyển đổi từ camera truyền thống sang Cloud Camera hay không?
Ở thời điểm hiện tại, Cloud Camera cũng đang dần chiếm được lòng tin của người dùng. Với lợi thế về công nghệ, thời gian đầu những tổ chức như trường học, bệnh viện, toà nhà,... đang là nhóm khách hàng mục tiêu mà Cloud Camera hướng tới. Vẫn với một hệ thống cũ, kết hợp với công nghệ do Viettel IDC triển khai, Cloud Camera sẽ không còn quá xa lạ nữa.
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cloud Camera, hay các dịch vụ Cloud khác vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
Trung tâm dữ liệu Hoà Lạc Viettel IDC nhận Danh hiệu Năng lượng xanh 5 sao
Viettel IDC nằm trong danh sách “Danh hiệu năng lượng xanh 5 sao dành cho 07 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong công trình xây dựng.
HTML là gì? Nguyên lý hoạt động của HTML trong việc xây dựng website
HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.
Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS
Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.
Những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023
Để tạo hành lang pháp lý vững chắc, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đủ cơ sở để thực hiện công cuộc số hóa nêu trên, ngày 22/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 kế thừa có sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử 2005.
Viettel IDC xây dựng giải pháp email server trên AWS cho Viettel Post
Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đến trải nghiệm của người dùng, Viettel Post đã bắt đầu thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành, quản lý, trong đó không thể không nhắc đến việc tích hợp các giải pháp tiên tiến vào hệ thống gửi email hóa đơn điện tử cho khách hàng.
Live Streaming và mối liên kết không thể thiếu với công nghệ CDN
Live streaming đã trở thành xu hướng, được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hình thức này cho phép người dùng chia sẻ những trải nghiệm trực tiếp, tương tác với khán giả và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc, để đảm bảo một buổi phát sóng không gặp sự cố gián đoạn hoặc độ trễ thì công nghệ nào sẽ gián tiếp hỗ trợ?
Tham gia Tiếp thị liên kết dễ dàng - Tăng thu nhập không giới hạn cùng Viettel IDC
Với việc trở thành Đối tác Tiếp thị liên kết của Viettel IDC (Publisher), bạn sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập thụ động không giới hạn với mức hoa hồng lên đến 4% tổng giá trị đơn hàng.
Tích hợp ESG vào chiến lược phát triển trung tâm dữ liệu bền vững
Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp chuyển dịch sang năng lượng sạch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững...
Green Cloud: Hiện thực hóa hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp
So với giải pháp truyền thống hiện nay, giải pháp máy tính ảo trên đám mây giúp tiết kiệm năng lượng hơn 93% so với cơ sở hạ tầng thông thường.
Dịch vụ Cloud Server - Sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp startup
Với dịch vụ Cloud Server, doanh nghiệp có thể giảm chi phí hiệu quả, tận dụng tính linh hoạt để mở rộng tài nguyên khi cần, đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin tối đa.