Hệ thống Trung tâm dữ liệu của Viettel IDC đáp ứng Rated 3 – TIA 942 như thế nào?
23/12/2019Vậy hệ thống Trung tâm dữ liệu của Viettel IDC đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế như thế nào?

1. Telecommunication (Rated -3) – Hạ tầng mạng
Các điểm chính:- Có phân chia hạ tầng giữa Viettel và các nhà cung cấp khác
- Điểm truy cập và đường cáp truy cập vào tòa nhà được chia làm 02 tới 02 phòng Carrier Room (Meet Me Room hoặc Entrance Room) khác nhau. Trong đó phòng chính được chia làm 3 vùng có bảo vệ riêng biệt, phòng dự phòng đặt ở phía bên kia tòa nhà với vách tường chống cháy 1-giờ
- Hệ thống tiếp địa cho Rack phù hợp với tiêu chuẩn TIA 607C
- Hệ thống tiếp địa cho thang cáp đồng phù hợp với tiêu chuẩn TIA 907C
- Có hệ thống tài liệu đầy đủ về hạ tầng mạng, các thiết bị, hệ thống tiếp địa, rack đã được gán nhãn đầy đủ trước và sau với chất lượng nhãn phù hợp
2. Architectural (Rated -3) – Kiến trúc
Kiến trúc tòa nhà đạt cấp độ 3 cả về vật lý và vận hànhCác điểm chính như sau:
- Hệ thống CCTV bảo vệ toàn diện tòa nhà
- Mặt trước tòa nhà được bảo vệ bằng hàng rào
- Nhà bảo vệ - Có bảo vệ trực 24/7 tại nhà bảo vệ, cung cấp lớp bảo vệ đầu tiên cho người và phương tiện truy cập tòa nhà
- Bồn dầu ngày của máy phát điện được bảo vệ bởi hàng rào, bồn dầu ngầm được giám sát bởi hệ thống CCTV và được khóa
- Tòa nhà và sàn nâng có khả năng chịu địa chấn tốt. Phần hạ tầng chính cũng được gia cố bảo vệ tốt bởi địa chấn. Tuy nhiên tủ Rack đang được lắp đặt không được gia cố để chịu được địa chấn
- Tường chống cháy và chống cháy lan truyền đã được lắp đặt đầy đủ
- Các bình chống cháy đã được đánh dấu và hướng dẫn giúp định vị nhanh
3. Electrical (Rated-3) – Hệ thống điện
Các điểm chính:- Gồm trạm biến áp 2 x 2500KVA cung cấp 02 lộ điện A và B cho TTDL
- Gồm 4 máy phát điện cấu hình N+1 cung cấp nguồn dự phòng cho TTDL. Tải hiện tại chỉ cần yêu cầu 03 máy phát điện để cung cấp nguồn dự phòng cho TTDL
- Gồm 02 hệ UPS A và B (600KVA) với thời gian dự phòng đáp ứng tiêu chuẩn TIA Rated 3
- Hệ thống giám sát BMS và cảnh báo đã được trang bị cho tất cả các điểm quan trọng
4. Machanical (Rated – 3) – Hệ thống cơ khí
- Hệ thống lạnh gồm 1 hệ thống Chiller giải nhiệt nước và hệ thống điều hòa thổi sàn, dự phòng cho nhau- Đường ống cấp nhiên liệu cho máy phát điện được chia riêng biệt cho từng bề dầu ngày
- Hệ thống chữa cháy đã lắp đúng và đủ cho phòng máy chủ. Phòng Carrier Room (Entrance Room) chỉ bao gồm các thiết bị không dùng nguồn nên không cần hệ thống VESDA/HSSD hoặc Phát hiện rò rì nước
Như vậy, các Trung tâm dữ liệu của Viettel IDC đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của tiêu chuẩn Rated 3 - TIA 942 với hệ thống 5 trung tâm dữ liệu trên toàn quốc. Hệ thống Data Center của Viettel IDC luôn được đảm bảo về chất lượng và khả năng bảo mật, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cá đơn vụ sử dụng, từ Chính phủ, Ngân hàng cho đến các tổ chức tài chính, các công ty đa quốc gia, cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ số.
Tin nổi bật
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.