Triển khai dịch vụ CDN đâu là thời điểm thích hợp?
26/07/2018CDN là gì?
CDN là viết tắt của Content Delivery Network, có thể tạm dịch là mạng phân phối nội dung. Với hệ thống các máy chủ được đặt tại nhiều nơi sẽ giúp tối ưu tốc độ website cho người truy cập, cải thiện chất lượng website.
CDN giúp các nhà phát triển nội dung, website và ứng dụng có thể đưa những sản phẩm của họ tới khách hàng ở những nơi có khoảng cách xa về địa lý một cách nhanh nhất, thông qua việc truy cập từ những máy chủ ở gần đó.
Ví dụ như bạn có một website được lập và lưu trữ dữ liệu trong máy chủ tại Hà Nội, thì một người dùng tại Hồ Chí Minh sẽ tốn nhiều băng thông và thời gian hơn để truy cập vào các dữ liệu đó. Tuy nhiên nếu một máy chủ tại Hồ Chí Minh được sao lưu các dữ liệu này, việc truy cập sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Triển khai CDN đâu là thời điểm thích hợp?
Nếu website bạn đang sở hữu là một blog nhỏ, lượng truy cập chủ yếu đến từ bạn bè, người quen và một ít người dùng vãng lai, bạn chắc hẳn sẽ có suy nghĩ không cần trang bị hệ thống CDN – Content Delivery Network, vốn có tác dụng truyền tải và phân phối số lượng lớn dữ liệu hình ảnh, video và các tập tin khác. Tuy nhiên, không ít những trường hợp một website nhỏ vào thời gian đầu, sau vài tháng phát triển nội dung có thể nhanh chóng “nhảy vọt” thành một cộng đồng lớn với hàng nghìn lượt truy cập mỗi ngày và hàng nghìn GB nội dung. Khi đó, người sỡ hữu website đấy thường ước gì đã đầu tư một hệ thống CDN bài bản ngay từ đầu, trước viễn cảnh website của mình lag, giật và người dung than trời vì thời gian tải trang quá lâu.
Vậy, câu hỏi đặt ra là: đâu là thời điểm thích hợp để triển khai sử dụng dịch vụ CDN?
Đầu tiên, như bất kì quyết định quan trọng nào liên quan tới website, mọi thứ cần được cân nhắc bằng những số liệu cụ thể. Nếu website của bạn hiện đang có số lượng user hoạt động sôi nổi, download nội dung liên tục, điều này chắc chắn sẽ thể hiện trong số liệu traffic của website. Việc cần làm là kiểm tra số liệu băng thông và kiểm tra xem bao nhiêu băng thông bị chiếm dụng bởi lượng content đang có của site. Lượng content càng lớn thì thời gian tải của website càng lâu và càng làm giảm trải nghiệm người dung. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể đưa content lên hệ thống CDN để phân tải phối nội dung tới nhiều nguồn khác nhau, giúp việc truy cập của người dùng nhanh hơn.
Một yếu tố thúc đẩy việc cân nhắc sử dụng CDN nữa là tốc độ tải trang. Ngay cả khi website của bạn không bị thất thoát băng thông do chứa quá nhiều content, một CDN sẽ đóng vai trò như một liều “doping” tốc độ cho website của bạn thông qua việc hỗ trợ các “điểm kết nối” ở các vị trí địa lý khác nhau (từ chuyên ngành là Point of Presence) để người dùng truy cập website của bạn nhanh chóng dù đang ở bất cứ đâu. Mặc dù điều này không giúp bạn tiết kiệm chi phí băng thông nhưng nó sẽ khiến cho website của bạn “nhanh như 1 cơn gió”, dễ sử dụng hơn với khách hàng và người dùng.
Kết hợp 2 yếu tố này lại, so sánh điểm lợi và hại, và bạn sẽ có một bức tranh tổng thể để trả lời câu hỏi liệu website của bạn đã sẵn sàng cần trang bị CDN, hay bạn đã hoãn việc này lại quá lâu. Một khi đã quyết định chọn sử dụng CDN, bạn có thể chuyển tới bước chọn loại CDN thích hợp với nhu cầu của mình.
Viettel IDC đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ mạng phân phối nội dung CDN. Giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn:
- Giảm tải hệ thống máy chủ vận hành chính: Các file tĩnh được bố trí trên các cụm máy chủ phân phối, giúp giảm tải máy chủ chính.
- Cải thiện tốc độ truy cập website từ bất kỳ nơi đâu: Cơ chế xác định vị trí máy chủ gần nhất so với client, giúp việc truyền tải dữ liệu được thực hiện nhanh hơn, tốc độ truy xuất nhanh hơn dù ở bất kỳ đâu.
- Tăng vị trí xếp hạng website - Google Ranking, cải thiện vị trí tìm kiếm: Google ưu tiên các website có tốc độ truy xuất cao hơn so với các website khác. Việc cải thiện tốc độ giúp website có ranking cao hơn và có lợi thế kinh doanh cao hơn so với các đối thủ.
- Mở rộng phạm vi truy cập website, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống máy chủ
- Chi trả theo lưu lượng băng thông sử dụng.
Chi tiết về dịch vụ tham khảo tại: https://viettelidc.com.vn/mang-phan-phoi-noi-dung
Hotline: 18008088 ( miễn phí cuộc gọi)
Hoặc nhắn tin trên fanpage chính thức của Viettel IDC : https://www.facebook.com/viettelidc.offical/
Tham khảo: ServerSchool.com
Tin nổi bật
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.