Viettel IDC là một trong 10 nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu tốt nhất châu Á
06/11/2020Thông tin này được công bố trên tạp chí CIO Outlook (tạp chí uy tín về công nghệ thông tin được xuất bản từ thung lũng silicon của Mỹ). Trước đó, tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường hàng đầu thế giới Frost & Sullivan cũng công bố Viettel IDC là Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu tốt nhất Việt Nam năm 2020.

Viettel IDC được đánh giá và trao giải thưởng dựa trên các yếu tố về công nghệ, quy mô đầu tư hiện tại, khả năng mở rộng trong tương lai, số lượng khách hàng và năng lực nhân sự.
Cụ thể, Viettel IDC hiện đang sở hữu 5 trung tâm dữ liệu quy mô lớn nhất Việt Nam, với tổng diện tích 25.000 m2 ++ với 15.000 khách hàng, độ phủ trên 70% và khả năng sẵn sàng mở rộng. Viettel IDC cũng là nhà cung cấp duy nhất của Việt Nam được cấp chứng nhận ANSI/TIA 942 Rated 3 Constructed Facilities về xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu, và một loạt chứng nhận về bảo mật an toàn thông tin (ISO 27017), quản lý an toàn thông tin (ISO 27001), quản lý chất lượng (ISO 9001), quản lý năng lượng (ISO 50001), bảo mật dữ liệu thẻ (PCI DSS).
Bên cạnh đó, Viettel IDC còn được đánh giá cao về tiêu chí kiểm soát tốt nhất mức độ tiêu thụ năng lượng và quy mô của từng phòng máy, hệ thống bảo mật tiêu chuẩn, 5 lớp an ninh, đội ngũ nhân sự vận hành giàu kinh nghiệm…
Chính thức được thành lập vào năm 2008, với việc đầu tư 30 triệu đô la xây dựng trung tâm dữ liệu đầu tiên theo tiêu chuẩn quốc tế, Viettel IDC hiện đang chiếm 40% thị phần đồng thời cũng là nhà cung cấp đầu tiên triển khai dịch vụ lưu trữ, vận hành dữ liệu "5 sao" cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
"Viettel IDC hiện đang mở rộng quy mô Trung tâm dữ liệu lớn (Hyperscale) tại Hà Nội và Tp.HCM. Thực hiện chiến lược chuyển đổi số của Tập đoàn, chúng tôi ứng dụng mạnh mẽ những công nghệ mới để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tối ưu nhiên liệu, giảm phát thải ra môi trường, hướng tới phát triển bền vững," ông Hoàng Văn Ngọc - Giám đốc Viettel IDC chia sẻ.
APAC CIO Outlook nhận định rằng: "Việt Nam nay đang dần vươn lên như một điểm đến hấp dẫn và đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT). Trên thực tế, quốc gia này đang rất nỗ lực để trở thành một điểm nóng về Trung tâm dữ liệu vào cuối năm 2020.
Đặt trong bối cảnh này, nếu có một công ty thực sự được ghi nhận vì sự tiến bộ trong ngành điện toán đám mây, lưu trữ, xây dựng mạng lưới, bảo mật và dịch vụ trung tâm dữ liệu, thì không ai khác chính là Viettel IDC."
Tin nổi bật
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.