Công nghệ ảo hóa là gì? Một số công nghệ ảo hóa phổ biến hiện nay
03/05/2022Nhiều người có lẽ đã nghe qua nhiều về công nghệ ảo hóa, nhưng có lẽ vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm công nghệ ảo hoá là gì, cũng như một số loại công nghệ ảo hoá phổ biến. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn những thông tin liên quan, để bạn làm rõ được 2 vấn đề này.
Top công nghệ ảo hóa phổ biến nhất hiện nay
Tìm hiểu về công nghệ ảo hoá là gì?
Trước tiên, bạn cần phải hiểu rằng, ảo hóa chỉ đơn giản là việc tạo ra một phiên bản ảo của một thứ, một vật thể vật lý nào đó trong đời sống thực. Vậy, những vật thể ảo có thể tạo ra từ công nghệ ảo hoá là gì? Một số ví dụ có thể kể đến ở đây là hệ điều hành, máy chủ hoặc những thiết bị hỗ trợ trong việc lưu trữ các loại thông tin, tài nguyên trên mạng.
Các công nghệ ảo hoá sẽ sử dụng các phần mềm có chức năng mô phỏng các loại phần cứng, từ đó tạo ra một hệ thống ảo với các tính năng tương tự như hệ thống vật lý thực. Dựa vào công nghệ ảo hóa, các doanh nghiệp có thể dễ dàng chạy nhiều hệ điều hành cũng như nhiều hệ thống ảo, nhiều ứng dụng khác nhau chỉ trên một máy chủ duy nhất. Điều này giúp mang lại lợi ích cực kỳ cao về tính kinh tế cho các doanh nghiệp.
Dành cho những ai chưa biết, công nghệ ảo hoá hệ điều hành đã bắt đầu xuất hiện từ rất lâu trước kia, giúp các quản trị viên hoặc lập trình viên có thể tiết kiệm được công sức và giảm sự lãng phí những nguồn sức mạnh xử lý đắt tiền.
>> Xem thêm: Cùng nhìn lại phiên bản SQL Server 2012 sau 8 năm phát hành
Cách hoạt động của công nghệ ảo hoá
Sau khi đã hiểu về khái niệm công nghệ ảo hoá là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược qua về cách thức hoạt động của công nghệ này. Cụ thể, trong ảo hóa, hệ điều hành khách trên máy chủ ảo sẽ được trừu tượng hóa khỏi các phần cứng vật lý thực tế. Công nghệ ảo hóa trên thực tế chính là việc ảo hóa máy chủ, dựa trên lớp phần mềm siêu giám sát (còn có tên gọi là Hypervisor). Lớp Hypervisor này có tác dụng mô phỏng hoạt động của các phần cứng trong thực tế.
Cách hoạt động của công nghệ ảo hóa
Các phần cứng trong thực tế mà chúng tôi kể đến ở đây có thể là bộ nhớ của CPU, các yếu tố đầu vào Input đầu ra Output, hoặc thậm chí là lưu lượng mạng. Các lớp giám sát sẽ lấy những tài nguyên của máy chủ vật lý và chia tách chúng ra sao cho phù hợp, có thể sử dụng trong các môi trường ảo. Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ ảo hoá có thể cài đặt lớp siêu giám sát này trực tiếp vào phần cứng hoặc cho chúng chạy trên hệ điều hành ảo.
Cụ thể, quá trình hoạt động của công nghệ ảo hoá sẽ tuân theo các bước sau:
Bước 1: Lớp giám sát Hypervisor sẽ tách các tài nguyên vật lý từ máy tính vật lý ra sao cho phù hợp
Bước 2: Các tài nguyên sẽ được phân chia và cung ứng cho máy chủ ảo hoặc máy chủ vật lý khi cần
Bước 3: Người dùng sẽ thực hiện các thao tác trên môi trường ảo, ví dụ như trên máy chủ ảo
Bước 4: Lúc này, hệ thống ảo sẽ gửi lệnh tương ứng đến môi trường vật lý. Và sau đó, các Hypervisor sẽ chuyển tiếp thông báo này đến các hệ thống vật lý và lưu lại các thay đổi. Quá trình này diễn ra với tốc độ cực kỳ nhanh, gần như thời gian chờ bằng 0, giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
>> Đọc thêm: Microsoft Azure - Giải pháp “đám mây hoá” cho các doanh nghiệp Việt Nam
Phân loại các công nghệ ảo hoá
Phân loại các công nghệ ảo hóa hiện nay
Có 4 loại công nghệ ảo hóa phổ biến nhất mà bạn cần biết:
- Ảo hóa mạng: Đây là công nghệ ảo hoá có kết hợp các tài nguyên trong mạng, bằng cách phân chia băng thông thành nhiều kênh khác nhau.
- Ảo hóa bộ nhớ: Đây là tập hợp gồm nhiều thiết bị lưu trữ trên mạng Internet thành một thiết bị duy nhất, có thể được điều khiển từ 1 bảng điều khiển trung tâm
- Ảo hóa máy chủ: Đây là công nghệ ảo hoá cực kỳ phổ biến hiện nay, cho phép người dùng có thể thuê máy chủ ảo từ bên thứ ba và sử dụng mà không cần đầu tư hệ thống phần cứng vật lý đắt tiền, phức tạp.
- Ảo hóa dữ liệu: Đây là quá trình sử dụng công nghệ ảo hóa để trừu tượng hóa những chi tiết liên quan đến kỹ thuật truyền thống của hệ thống dữ liệu.
Trên đây là 4 loại phổ biến nhất của công nghệ ảo hoá. Ngoài ra, chúng ta còn có một số loại hình ảo hóa khác như ảo hóa máy tính để bàn, ảo hóa ứng dụng,... và chúng tôi sẽ đề cập đến các loại hình này ở bài viết sau.
Tổng kết
Phía trên là toàn bộ các thông tin liên quan đến công nghệ ảo hoá mà Viettel IDC muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và tìm hiểu bài viết của chúng tôi. Hãy theo dõi blog tin công nghệ của Viettel IDC để được cập nhật nhiều kiến thức bổ ích về công nghệ nhé!
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ VPS, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
HTML là gì? Nguyên lý hoạt động trong việc xây dựng website
HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.
Hosting, Web Hosting là gì? Phân loại & cách thức hoạt động
Dịch vụ Web Hosting đang đóng vai trò như một chiếc chìa khóa cho Website để doanh nghiệp phát triển marketing online của mình. Cùng giải đáp thắc mắc Web Hosting là gì và chúng đóng vai trò ra sao đối với doanh nghiệp ngày nay dưới bài viết sau nhé
Backup dữ liệu là gì? Tại sao phải backup dữ liệu?
Backup dữ liệu là quá trình tạo ra bản sao của dữ liệu gốc và lưu trữ tại một vị trí khác để khôi phục lại khi mất dữ liệu gốc do sự cố máy tính, virus, lỗi người dùng.
Bản cập nhật của sản phẩm Viettel Open Kubernetes Service Có Gì Mới?
Viettel Open Kubernetes Service (vOKS) ra mắt tính năng Node Group và phiên bản 1.28 với các tính năng bổ trợ tiêu biểu như cấp phát StorageClass mặc định tự động, hỗ trợ khôi phục các workload stateful để đảm bảo dữ liệu không mất đi khi có sự cố
DNS là gì? Nguyên tắc và cách cấu hình DNS trong hệ thống
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền, giúp người dùng không cần nhập IP khi truy cập website
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời đại số. Hãy cùng Viettel IDC khám phá hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng thông qua bài viết sau đây.
Những thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng
Thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng là mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu lỗ hổng bảo mật và giải pháp hiệu quả để bảo vệ doanh nghiệp Đà Nẵng trước những cuộc tấn công mạng.
VMware Workstation là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết
VMware Workstation là một giải pháp tối ưu dành cho máy tính, giúp người dùng dễ dàng tạo nhiều hệ điều hành để đăng nhập vào nhiều tài khoản khác nhau cho công việc.
Blade Server là gì? Ứng dụng của máy chủ phiến
Dưới áp lực xử lý khối lượng dữ liệu lớn cũng như sự gia tăng của ảo hóa và các ứng dụng đám mây, những giải pháp máy chủ truyền thống như tower server hay rack server đã dần bộc lộ những hạn chế về không gian, năng lượng và khả năng mở rộng. Để giải quyết vấn đề này, Blade Server – một loại máy chủ có thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng, đã ra đời và nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp.
Domain khác gì Hosting? Mua Domain và Hosting ở đâu?
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc xây dựng một trang web không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nội dung tốt mà còn cần đảm bảo rằng trang web của bạn có một nền tảng vững chắc để hoạt động. Trong đó, hai yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để tạo nên một trang web ổn định là Domain và Hosting.