Edge Computing - Giải pháp xử lý dữ liệu nhanh chóng, tối ưu trong thời đại số

04/12/2020
Edge Computing (Điện toán ranh giới) đã trở thành một trong những xu hướng lớn nhất trong IoT những năm gần đây. Những ông lớn trong lĩnh vực đám mây như AWS, Rackspace, Google và Microsoft ngày càng quan tâm đến các giải pháp “ranh giới” để giảm chi phí khổng lồ cho điện toán trung tâm (Central computing).

The Egde - Ranh giới

Khái niệm "ranh giới" đề cập đến khía cạnh cơ sở hạ tầng tính toán mà nó tồn tại gần với nguồn gốc của dữ liệu. Nó được phân phối bởi kiến trúc và cơ sở hạ tầng IT, nơi mà dữ liệu được xử lý ở ngoại biên của hệ thống mạng, nơi gần nhất dữ liệu gốc.
 
Edge Computing

Điện toán ranh giới là gì?

Khi có quá nhiều đối tượng kết nối với Internet, tải lưu lượng tăng thêm đồng nghĩa với chi phí rất lớn trong việc điều hành một trung tâm dữ liệu.

Do đó, điện toán ranh giới được phát triển như một cách tiếp cận hoàn toàn mới, nơi phân tích dữ liệu diễn ra gần với các nguồn thông tin hơn một số vị trí trung tâm. Tiêu chí duy nhất là dữ liệu nên được sử dụng gần điểm gốc của nó (được gọi là “ranh giới”).

"Điện toán ranh giới là một mô hình điện toán phân tán, trong đó việc tính toán phần lớn hoặc hoàn toàn được thực hiện trên các node thiết bị phân tán, được gọi là thiết bị thông minh hoặc thiết bị "ranh giới", thay vì chủ yếu diễn ra trong môi trường đám mây tập trung.

"Ranh giới" đề cập đến sự phân phối theo địa lý của các node điện toán trong mạng - các thiết bị Internet of Things, nằm ở "ranh giới" của một doanh nghiệp, đô thị hoặc mạng khác.

Động lực của điện toán ranh giới là cung cấp tài nguyên máy chủ, phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, gần hơn với các nguồn thu thập dữ liệu và hệ thống vật lý không gian mạng, như cảm biến và bộ truyền động thông minh.

Điện toán ranh giới được coi là quan trọng trong việc hiện thực hóa máy tính vật lý, thành phố thông minh, Ubiquitous computing (Mô hình tính toán phân tán rộng khắp), các ứng dụng đa phương tiện như thực tế ảo tăng cường, chơi game trên đám mây và Internet of Things."

Nói đơn giản, điện toán ranh giới là phương pháp tối ưu hoá hệ thống điện toán đám mây bằng cách xử lý tính toán dữ liệu tại vùng rìa (biên) của mạng, gần với nguồn dữ liệu nhất.

Trong các thiết bị IoT, dữ liệu “ranh giới” có thể được lấy từ các cảm biến nhiệt độ trong bộ điều chỉnh nhiệt, bộ truyền động trên máy hoặc beacon (đèn hiệu Bluetooth).

Mọi ứng dụng trên thiết bị điện thoại thông minh cũng đủ điều kiện là một ứng dụng “ranh giới” vì nó chuyển tiếp thông tin theo thời gian thực.

Vai trò của điện toán ranh giới

Trong lĩnh vực IoT, rất nhiều ứng dụng nhạy cảm với thời gian. Dù chỉ một chút chậm trễ cũng có thể dẫn đến kết quả vô cùng tồi tệ. Hơn nữa, truyền tải lượng lớn dữ liệu khá là tốn kém và bị đánh thuế trên các nguồn tài nguyên mạng.

Điện toán ranh giới cho phép bạn xử lý data gần với nguồn và chỉ gửi đi dữ liệu có liên quan thông qua mạng đến bộ xử lý trung gian.

Ví dụ như một chiếc tủ lạnh thông minh sẽ không cần gửi liên tục dữ liệu nhiệt độ bên trong trở về bảng phân tích cloud. Thay vào đó, nó có thể được cấu hình chỉ để gửi dữ liệu khi mà nhiệt độ đã thay đổi vượt quá điểm đặc biệt nào đó, hoặc được thông báo gửi dữ liệu khi bảng phân tích tái hoạt động.

Tương tự, một chiều máy ảnh an ninh IoT chỉ cần thiết gửi dữ liệu trở lại thiết bị của bạn khi nó phát hiện chuyển động hoặc khi bạn chuyển đổi dữ liệu trực tiếp một cách rõ ràng.

Việc tiếp cận điện toán ranh giới giúp loại bỏ độ trễ, độ giật, “đóng băng” hình ảnh và các tác dụng phụ khác của việc vận chuyển dữ liệu từ một đám mây ở xa. Rõ ràng, nó hoàn toàn trái ngược với điện toán đám mây và một số người thậm chí còn coi các ứng dụng “ranh giới” là “sát thủ” đối với đám mây.

Bằng cách phân cấp dữ liệu phân tích, điện toán ranh giới giải quyết gọn gàng các vấn đề về tuân thủ các quy định và quyền riêng tư.

Điện toán ranh giới cho phép tối ưu hoá xử lý những tài nguyên

- Dữ liệu nhạy cảm về thời gian có thể được xử lý ngay tại điểm gốc bởi bộ xử lý cục bộ (một thiết bị sở hữu khả năng tính toán riêng).

- Các máy chủ trung gian có thể được xử dụng để xử lý dữ liệu gần với vị trí địa lý gần với nguồn (điều này được giả định là độ trễ trung gian chấp nhận được, mặc dù các quyết định thời gian thực nên được thực hiện càng gần nguồn gốc càng tốt)

- Các máy chủ cloud có thể được sử dụng để xử lý ít dữ liệu thời gian nhạy cảm hơn hoặc để lưu trữ dữ liệu dài hạn. Với IoT, bạn có thể thấy bản kê khai này trong bảng điều khiển phân tích (dashboard).

- Các dịch vụ ứng dụng biên giảm đáng kể lượng dữ liệu phải được di chuyển, lưu lượng truy cập, và khoảng cách dữ liệu được di chuyển. Điều này sẽ làm giảm chi phí truyền tải, giảm thời gian trễ, và nâng cao được chất lượng dịch vụ.

- Điện toán ranh giới loại bỏ lượng lớn hiện tượng "thắt nút cổ chai" và các lỗi tiềm năng lớn bằng cách nhấn mạnh sự phụ thuộc vào môi trường tính toán lõi. Đồng thời an toàn dữ liệu được cải thiện vì dữ liệu mã hoá được kiểm tra khi nó vượt qua các bức tường lửa và điểm bảo vệ khác, nơi mà các loại virus, dữ liệu bị xâm nhập và hacker có thể bị đánh lừa sớm.

- Khả năng mở rộng của ranh giới tăng lên nhờ hợp lý hoá của các nhóm xử lý CPU khi cần thiết, tiết kiệm chi phí khi truyền dữ liệu thời gian thực.

Các ứng dụng của điện toán ranh giới

Điện toán ranh giới là một công nghệ đột phá có thể trở thành một công cụ “thay đổi thế cuộc” trong lĩnh vực IoT cùng với tốc độ dữ liệu 5G.

Chúng có một vai trò tự nhiên trong các thành phố thông minh, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giải pháp lưu trữ, chế biến thực phẩm và các ứng dụng quy mô công nghiệp khác.

Cụ thể, trong ngành công nghiệp IoT, điện toán ranh giới được áp dụng trong Tubin gió, máy quét cộng hưởng từ, bộ điều khiển công nghiệp, như là hệ thống SCADA, máy móc tự động hoá công nghiệp, hệ thống lưới điện thông minh, hệ thống đèn giao thông thông minh. Trong IoT thì là xe cộ, thiết bị di động, đèn giao thông, đồ gia dụng.

Ngay cả trong lĩnh vực tiêu dùng, điện toán ranh giới cũng có quyền năng và tầm ảnh hưởng rất lớn. Hiện tại, tất cả các công ty hàng đầu trong lĩnh vực này đang chuyển từ mô hình kinh doanh tập trung vào đám mây sang ranh giới.

Nền tảng Samsung ARTIK đang trở nên phổ biến trong các thiết bị tiêu dùng thương mại. Google có Cloud IoT Edge bao gồm các dịch vụ "ranh giới" được quản lý hoàn toàn.


Điện toán ranh giới thể hiện trọng tâm của các ứng dụng IoT trong tương lai. Tầm quan trọng của điện toán ranh giới sẽ được nâng lên khi nhu cầu của người tiêu dùng về độ tin cậy, bảo mật và quyền riêng tư trong truy xuất dữ liệu lớn hơn.

Trên thực tế, nó có tiềm năng biến chủ sở hữu thiết bị thành người giám sát thông tin cá nhân của chính họ chứ không phải người khác nữa.

Năm 2021, những phát triển tiếp theo trong lĩnh vực mới nổi này sẽ vẫn là trọng tâm chính đối với các nhà nghiên cứu.


 

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cloud Computing của Viettel IDC, vui lòng liên hệ:

 

 

      - Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

 

      - Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

 

      - Website: https://viettelidc.com.vn

 

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

19/07/2024

Backup và DR: Những biện pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu sau thảm họa

Ngày nay, dữ liệu được xem là nguồn tài sản quý giá, các nhà phân tích thị trường như Gartner và IDC đã gọi với một cái tên là "Kỷ nguyên dữ liệu". Tại Việt Nam, trong hành trình chuyển đổi số hiện nay, dữ liệu được coi là một thành phần căn bản, nếu không có dữ liệu thì sẽ không có chuyển đổi số.

16/07/2024

Viettel IDC được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Mới đây, Viettel IDC đã được trao danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" và là một trong những đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động chăm lo đời sống cho CBNV.

01/07/2024

Cùng nhìn lại dấu ấn Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure (DCCI) Summit 2024

Vào ngày 26.06.2024 vừa qua, DCCI Summit được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề "Phát triển tương lai số bền vững" đã diễn ra thành công tốt đẹp.

07/03/2024

Khám phá 3 ứng dụng nổi bật của mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang tạo nên những đột phá mới, mở ra cánh cửa cho vô số ứng dụng sáng tạo. Bài viết này sẽ giới thiệu 3 ví dụ điển hình về cách thức các mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh đang được ứng dụng, giúp bạn hiểu hơn về công nghệ AI này.

07/03/2024

SSL miễn phí và trả phí - Đâu là lựa chọn thông minh?

Với sự xuất hiện của nhiều loại SSL khác nhau, không ít người băn khoăn có nên lựa chọn SSL miễn phí hay không. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ điểm qua các thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ lợi ích và hạn chế khi đăng ký SSL miễn phí.

20/05/2024

NPU là gì? Khám phá lợi ích nổi bật của NPU có thể bạn chưa biết

Ứng dụng NPU được xem là công cụ giúp người dùng khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo hiệu quả hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn về NPU là gì, bao gồm cách thức hoạt động, lợi ích cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc giải quyết các nhiệm vụ AI trong đời sống.

11/04/2024

Cyber attack là gì? Các loại hình tấn công và giải pháp ngăn chặn phổ biến

Cyber attack được xem là vấn đề an ninh mạng mà không một cá nhân, tổ chức nào có thể xem nhẹ. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu tổng quan Cyber Attack là gì cũng như giải pháp phòng chống đáng cân nhắc nhé.

18/04/2024

Hiểu về 3 loại lưu trữ dữ liệu đám mây chính hiện nay

Với khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả, Cloud Storage - lưu trữ đám mây đang dần trở thành giải pháp linh hoạt và hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng Viettel IDC khám phá về 3 loại lưu trữ đám mây chính hiện nay với bài viết sau nhé.

16/04/2024

Mức độ nguy hiểm của lỗ hổng Zero Day Attack có thể bạn chưa biết

Một trong những nguy hiểm tiềm ẩn mà người dùng cần đặc biệt lưu ý là lỗ hổng Zero Day Attack. Vậy Zero Day Attack là gì? Mức độ nguy hiểm của chúng có gì đáng lưu tâm? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau, giúp bạn nâng cao ý thức phòng tránh khỏi những mối đe dọa tiềm ẩn này nhé.

15/04/2024

Bí quyết tăng tốc website nhanh chóng và dễ dàng

Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ hướng dẫn bạn những bí quyết giúp tăng tốc website nhanh chóng và hiệu quả, giúp tối ưu hiệu suất, tốc độ website của mình, hãy cùng điểm qua nhé.

// doi link