[Phân tích chuyên sâu] Vấn đề bảo mật của doanh nghiệp khi sử dụng Cloud
15/09/2020Tuy nhiên, cuộc hành trình không phải là không có những vấp váp và các tổ chức không chuẩn bị trước sẽ dễ rơi vào tình trạng “tiến một bước, lùi hai bước”. Di chuyển lên đám mây có một loạt các rủi ro về bảo mật và những khó khăn khi triển khai phải được giải quyết triệt để nếu công nghệ này thực sự được áp dụng trong tổ chức. Việc triển khai bất kỳ công nghệ mới nào thường có rất nhiều lỗi cần được xử lý.
Vì vậy, khi các tổ chức chuyển đổi lên đám mây, họ phải đối mặt với một số thách thức chiến lược. Họ nên áp dụng nền tảng công nghệ đa đám mây, đám mây lai ở mức độ nào? Làm thế nào để họ giữ cho dữ liệu an toàn? Và làm thế nào họ có thể thúc đẩy một nền văn hóa tiến bộ, cho phép họ duy trì bảo mật CNTT và thúc đẩy năng suất làm việc?

Đặt nền móng
Tất nhiên, việc kết hợp bất kỳ công nghệ mới nào cũng cần đặt trước bởi một chiến lược đã được suy nghĩ kỹ lưỡng. Nhưng các doanh nghiệp đang nỗ lực để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số của họ có thể bị “dụ dỗ” đi đường tắt khi chuyển sang một công nghệ mới và quá trình này có thể gặp phải những sai lầm.Việc không đưa ra một chiến lược mạnh mẽ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nữa. Theo số liệu thống kê, chỉ riêng trong tháng 1 năm 2020, 1,5 tỷ hồ sơ công ty đã bị xâm phạm, cho thấy quy mô đáng lo ngại của các cuộc tấn công mạng và vi phạm dữ liệu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động với cơ sở hạ tầng bảo mật CNTT yếu kém.
Quy mô của tổ chức là phi vật chất. Những kẻ tấn công đã trở nên tinh vi đến mức không doanh nghiệp nào có thể khẳng định là khả năng bảo mật của doanh nghiệp là an toàn 100%. Bán lẻ đã trở thành một trong những ngành được nhắm mục tiêu nhiều nhất, thu hút tội phạm mạng với nguồn dữ liệu phong phú, nơi quá dễ dàng để xác định các cá nhân và thông tin thanh toán của của khách hàng.
Hơn nữa, điều làm cho viễn cảnh này trở nên phức tạp hơn là bán lẻ đang trải qua một trong những biến đổi lớn nhất mà ngành này đã từng trải qua trong nhiều thập kỷ. Điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các tổ chức chuyển lên Cloud là phát triển một chiến lược đám mây dài hạn, mạnh mẽ và an toàn.
Bảo mật một cách có chủ đích
Dù ở bất kể quy mô nào, tất cả các doanh nghiệp cần phải chú ý rằng, mặc dù đã cố gắng hết sức, hệ thống CNTT của họ sẽ không bao giờ được bảo mật hoàn toàn. Khi tin tặc và các phương pháp tiếp cận mới của chúng phát triển, các tổ chức sẽ cần phải đi trước một bước bằng cách liên tục đánh giá và cải tiến các biện pháp bảo mật. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu các tổ chức áp dụng phương pháp "bảo mật theo thiết kế", thay vì "bổ sung".Việc trang bị thêm các phần mềm an ninh mạng vào hệ thống bảo mật không còn là một cách đầy đủ hoặc hiệu quả và thậm chí sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân sách của tổ chức cũng.
Vì an ninh mạng là nhiệm vụ quan trọng nên các doanh nghiệp cần lưu tâm đến nguồn lực mà nó đảm bảo. Điều này có nghĩa là cần làm rõ sự tách biệt của các phân lớp và chức năng của hạ tầng CNTT. Ví dụ, với môi trường WAN, kết quả mong muốn là chúng củng cố lẫn nhau thay vì cùng che lấp đi các điểm mù hoặc tạo ra các khớp nối là điểm yếu nơi các mối đe dọa có thể xâm nhập vào các hệ thống thiết yếu.
Văn hóa: Chất keo kết dính chiến lược bảo mật trong tổ chức
Khái niệm văn phòng vật lý hoặc không gian làm việc như một vành đai được bảo vệ kiên cố ngày càng trở nên lỗi thời. Hầu hết các tổ chức hiện nay đều có khả năng hoạt động online và nhân viên hiện có thể làm việc ở hầu hết mọi nơi. Và, trong khi đám mây chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra những lợi ích năng suất này, nó cũng tạo ra các mối đe dọa bảo mật, nhưng chủ yếu là do chính con người gây ra.Thực tế, lỗi đến từ con người là căn nguyên của gần 1/5 vụ vi phạm dữ liệu. Trong khi gần 75% các cuộc tấn công được thực hiện từ bên ngoài một tổ chức, hơn một phần tư có liên quan đến người trong cuộc. Nhân viên thường là những liên kết yếu nhất và tin tặc nhận thức rõ về thực tế này. Do đó, giáo dục cho tất cả các đồng nghiệp, chứ không chỉ quản lý cấp cao về an ninh mạng là điều rất quan trọng.
Việc nuôi dưỡng văn hóa bảo mật trong toàn bộ tổ chức là điều tối quan trọng. Nếu được thực thi hiệu quả, nó sẽ biến vấn đề bảo mật từ một cuộc họp nhắc nhở thông thường và tư duy nó chỉ thuộc trách nhiệm của nhân sự CNTT, trở thành một phần tích cực trong hoạt động và văn hóa hàng ngày của tổ chức
Như vậy, các tổ chức cần liên tục đánh giá cơ sở hạ tầng an ninh mạng tại văn phòng. Doanh nghiệp cũng cần ưu tiên việc liên tục đào tạo nhân viên. Giúp nhân viên hiểu được những tác động của một cuộc tấn công an ninh mạng cũng sẽ nêu bật tầm quan trọng việc bảo đảm an toàn thông tin.
Chỉ thông qua việc thống nhất về công nghệ, văn hóa và nhân viên thì dữ liệu quan trọng của một tổ chức mới có thể được duy trì an toàn. Thành công trong việc này và các tổ chức sẽ có một nền móng, chiến lược vững vàng, tự tin tiến lên, phát triển và khám phá tất cả những lợi thế mà đám mây mang lại cho doanh nghiệp.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Security - bảo đảm an toàn hệ thống CNTT cho doanh nghiệp,, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam
Tin liên quan
Tham khảo ngay phần mềm có thể giúp quản lý công việc hiệu quả
Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, quản lý công việc hiệu quả trở thành vấn đề quan trọng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn hướng đến. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh không chỉ là lựa chọn mà còn là bước đi quan trọng đối với sự linh hoạt và cạnh tranh của doanh nghiệp.
Viettel IDC hợp tác cùng SSI Solutions mang tới hệ sinh thái chuyển đổi số thông minh đa ngành
Vào ngày 25/09/2023, Viettel IDC đã đặt bút ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược cùng SSI Solutions. Sự kết hợp này được kì vọng mang tới cho doanh nghiệp Việt một hệ sinh thái chuyển đổi số thông minh đa ngành, trong đó ngành điện là lĩnh vực mà cả hai nhà cung cấp đặc biệt quan tâm.
Lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp Viettel CyberWork
Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp là một giải pháp vô cùng thiết yếu. Phần mềm quản lý kinh doanh tích hợp các chức năng quan trọng như quản lý nhân sự, tài nguyên, công việc và chuỗi quy trình, giúp tạo ra sự liên kết thông tin mạch lạc.
Viettel IDC đáp ứng Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Với gần 78 triệu người sử dụng internet (chiếm hơn 79% dân số), Việt Nam hiện đang xếp thứ 12 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet. Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và hạ tầng không gian mạng, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Quản lý quy trình đa chiều an toàn, hiệu quả cùng Viettel CyberWork
Trong xu hướng chuyển đối số hiện nay, quản lý quy trình đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tăng năng suất làm việc của nhân viên. Với sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng dữ liệu và thông tin, việc duy trì quy trình truyền thống, thủ công không còn đủ để đảm bảo tính thích nghi linh hoạt.
Viettel IDC đồng hành cùng Viettel Telecom xây dựng giải pháp hệ thống mail server trên AWS
Để đáp ứng về mặt hạ tầng cho các dịch vụ, Viettel Telecom đã tin tưởng triển khai giải pháp do Viettel IDC xây dựng, sử dụng Amazon Simple Email Service – Amazon (SES) tích hợp với hệ thống mail server và hệ thống phần mềm hiện tại của Viettel Telecom để gửi email tới khách hàng đầu cuối một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Dịch vụ cho thuê chỗ đặt thiết bị chuyên nghiệp cùng Viettel Colocation
Giải pháp thuê chỗ đặt thiết bị chuyên nghiệp là sự lựa chọn thông minh, mang tính tối ưu cho các doanh nghiệp và tổ chức cần không gian vật lý để triển khai, quản lý máy chủ hệ thống công nghệ thông tin.
Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý server chất lượng giá hợp lý - Viettel Server Leasing
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân vẫn có nhu cầu sử dụng các hệ thống server vật lý riêng đáp đáp ứng các nhu cầu đặc thù, trong khi lại không có bộ máy để triển khai hoặc quản trị các hệ thống server vật lý này hoặc chi phí đầu tư, quản trị hệ thống cao, nhiều rủi ro phát sinh.
Lưu trữ đám mây là gì? Ưu điểm và lợi ích khi ứng dụng
Một thực tế không thể phủ nhận là dù bạn có quen thuộc với các thuật ngữ như "Cloud Storage", "Lưu trữ đám mây", hay "Điện toán đám mây" hay không thì hàng ngày, khi tiếp xúc với công nghệ, chúng ta đều đã có sự tương tác liên tục với các nền tảng này.
Viettel Drive - Giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến tốt nhất năm 2023
Việc lựa chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về yếu tố kỹ thuật, tài chính và phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Sự đa dạng của các nhà cung cấp và dịch vụ lớn nhỏ có thể gây nhầm lẫn, khiến người dùng phải đối mặt với vô số lựa chọn phức tạp.