Server ảo là gì? Sự khác nhau của các loại server ảo là gì?
16/12/2020Khái niệm server ảo là gì và sử dụng server ảo như thế nào có thể không quen thuộc với những người đã quen với cơ sở hạ tầng truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng ảo hóa đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thế giới công nghệ. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nhanh về server ảo là gì và bối cảnh hình thành server ảo là gì nhé.
Khái niệm server ảo là gì?
Triết lý hình thành server ảo là gì?
Theo bạn, triết lý hình thành nên server ảo là gì? Về cơ bản, ảo hóa là một cách để chạy nhiều hệ điều hành và ứng dụng trên một máy chủ duy nhất để tận dụng hết sức mạnh xử lý của nó. Ảo hóa làm cho cơ sở hạ tầng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, cho phép các ứng dụng triển khai nhanh hơn, đồng thời tăng hiệu suất và tính khả dụng.
Đối với cơ sở hạ tầng truyền thống, một máy chủ vật lý thường chỉ dành riêng cho một ứng dụng hoặc tác vụ cụ thể. Tuy nhiên nó lại không tận dụng được toàn bộ sức mạnh xử lý của máy chủ. Chỉ sử dụng một máy chủ vật lý cho mỗi tác vụ có thể lãng phí rất nhiều sức mạnh này và mạng máy tính có thể trở nên lớn và phức tạp do nhiều máy chủ vật lý chiếm nhiều dung lượng. Đến đây thì chắc chắn bạn đã hiểu rõ vấn đề cần giải quyết của server ảo là gì rồi đúng không?
Để tạo ra hiệu quả mong muốn, một máy chủ chuyên dụng vật lý được chia thành nhiều máy chủ ảo nhờ sử dụng phần mềm ảo hoá. Một trung tâm dữ liệu với nhiều máy chủ vật lý tiêu tốn rất nhiều năng lượng và có thể tốn kém chi phí để bảo trì. Khi một máy chủ vật lý được chuyển đổi thành nhiều máy chủ ảo, điện năng được sử dụng hiệu quả hơn và mỗi máy chủ sau đó có thể chạy nhiều hệ điều hành và ứng dụng. Đó chính xác là câu trả lời cho câu hỏi triết lý hình thành server ảo là gì mà chúng ta đã để cập ở bên trên.
Sự khác nhau giữa server vật lý và server ảo là gì?
>> Xem thêm: Hiểu đúng về máy chủ, trường hợp nào bạn nên sử dụng loại máy chủ nào để đạt hiệu quả tối ưu.
Khái niệm server ảo là gì?
Hiểu được triết lý hình thành server ảo là gì rồi, chúng ta có thể định nghĩa một cách ngắn gọn nhất về server ảo là gì như sau. Server ảo có thể được định nghĩa là một máy chủ Web chia sẻ tài nguyên máy tính với các máy chủ ảo khác và không phải là một máy chủ chuyên dụng. Với máy chủ ảo, toàn bộ máy tính không dành riêng để chạy phần mềm máy chủ mà được chia cho hai hoặc nhiều máy ảo.
Như vậy, với khái niệm server ảo là gì như ở trên, nó có nghĩa là hàng chục máy chủ ảo có thể cùng “cư trú” trên cùng một máy tính mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Máy ảo có thể được bán như một dịch vụ và có giá thấp hơn nhiều so với một máy chủ vật lý mặc dù có chức năng tương đương với một máy chủ vật lý chuyên dụng.
So với máy chủ vật lý thì lợi ích của server ảo là gì? Máy chủ ảo dễ được tạo và cấu hình hơn nhiều so với máy chủ chuyên dụng và hiệu suất có thể bằng hoặc thấp hơn dựa trên khối lượng công việc của các phiên bản khác trên cùng một phần cứng.
Sự khác nhau của các loại server ảo là gì?
Có một vài phiên bản ảo hóa khác nhau rất phổ biến và những phiên bản này tạo ra các dạng máy chủ ảo độc đáo. Hãy cùng xem sự khác nhau giữa các loại server ảo là gì ở phần tiếp theo nhé.
+ Một loại ảo hóa tập trung vào hệ điều hành. Điều này có nghĩa là hệ điều hành của máy tính để bàn được chuyển sang môi trường ảo và được lưu trữ trên máy chủ. Hệ điều hành bao gồm một phiên bản trên máy chủ vật lý và các bản sao của nó cho mỗi máy chủ ảo được cung cấp cho những người dùng khác nhau.
+ Một loại ảo hóa khác là ảo hóa máy chủ, di chuyển toàn bộ máy chủ vật lý vào môi trường ảo. Không chỉ là hệ điều hành, phương pháp ảo hóa này có thể mô phỏng một máy chủ vật lý và giúp giảm số lượng máy chủ cần được sử dụng. Máy chủ ảo cũng có thể được sử dụng để lưu trữ hoặc kết hợp nhiều phần cứng vật lý vào một môi trường lưu trữ ảo hóa duy nhất. Ảo hóa này còn được gọi là lưu trữ đám mây và có thể là công khai, riêng tư hoặc kết hợp cả hai (hybrid).
+ Loại cuối cùng là ảo hóa phần cứng, làm cho các thành phần của một máy thực trở nên ảo. Nó hoạt động như một cỗ máy thực sự và thường là một máy tính có hệ điều hành. Phần mềm vẫn còn trên máy vật lý và được tách biệt khỏi tài nguyên phần cứng.
Đến đây thì hẳn bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa các loại server ảo là gì rồi. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì nó quá phức tạp. Việc tìm hiểu sự khác nhau giữa các loại server ảo là gì này giúp bạn có thêm kiến thức mà thôi. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể thuê trọn gói dịch vụ máy chủ ảo từ nhà cung cấp nếu muốn.
>> Xem thêm: Public Cloud là gì? Mọi thứ bạn cần biết về Public Cloud.
Bạn đã thực sự hiểu đúng và đủ về server ảo là gì?
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về server ảo là gì. Nếu bạn không quá chuyên về vấn đề này, đừng quá lo lắng. Hiện nay, bạn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo để phục vụ cho nhu cầu của mình mà không cần phải hiểu quá sâu về nó.
Để tìm hiểu thêm server ảo là gì và các dịch vụ máy chủ ảo như Cloud Server, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
Viettel IDC xây dựng giải pháp email server trên AWS cho Viettel Post
Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đến trải nghiệm của người dùng, Viettel Post đã bắt đầu thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành, quản lý, trong đó không thể không nhắc đến việc tích hợp các giải pháp tiên tiến vào hệ thống gửi email hóa đơn điện tử cho khách hàng.
Live Streaming và mối liên kết không thể thiếu với công nghệ CDN
Live streaming đã trở thành xu hướng, được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hình thức này cho phép người dùng chia sẻ những trải nghiệm trực tiếp, tương tác với khán giả và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc, để đảm bảo một buổi phát sóng không gặp sự cố gián đoạn hoặc độ trễ thì công nghệ nào sẽ gián tiếp hỗ trợ?
Tham gia Tiếp thị liên kết dễ dàng - Tăng thu nhập không giới hạn cùng Viettel IDC
Với việc trở thành Đối tác Tiếp thị liên kết của Viettel IDC (Publisher), bạn sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập thụ động không giới hạn với mức hoa hồng lên đến 4% tổng giá trị đơn hàng.
Tích hợp ESG vào chiến lược phát triển trung tâm dữ liệu bền vững
Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp chuyển dịch sang năng lượng sạch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững...
Green Cloud: Hiện thực hóa hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp
So với giải pháp truyền thống hiện nay, giải pháp máy tính ảo trên đám mây giúp tiết kiệm năng lượng hơn 93% so với cơ sở hạ tầng thông thường.
Dịch vụ Cloud Server - Sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp startup
Với dịch vụ Cloud Server, doanh nghiệp có thể giảm chi phí hiệu quả, tận dụng tính linh hoạt để mở rộng tài nguyên khi cần, đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin tối đa.
Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC: Lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp
Mất dữ liệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm tổn thất về tài chính, danh tiếng và sự tin tưởng của khách hàng. Để đối phó với những rủi ro này, dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây của Viettel IDC là lựa chọn đáng tin cậy hàng đầu cho mọi doanh nghiệp.
Object Storage - Giải pháp lưu trữ trong các hệ thống CNTT hiện đại
Object Storage được đánh giá cao nhờ linh hoạt, có khả năng mở rộng và đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu, phục vụ tối ưu cho việc lưu trữ dữ liệu lớn, phân tán trên đám mây. Đây cũng là lựa chọn thay thế cho các hệ thống lưu trữ truyền thống. Hãy cùng khám phá sâu hơn về tầm quan trọng và tính năng của dịch vụ này qua bài viết sau đây.
Khám phá tiện ích và sự đa dạng của dịch vụ thuê máy chủ ảo tại Viettel IDC
Dịch vụ thuê máy chủ ảo tại Viettel IDC là giải pháp mang đến môi trường linh hoạt cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành. Với nền tảng điện toán đám mây chất lượng, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh tài nguyên máy chủ theo nhu cầu thực tế, giúp tối ưu hiệu suất làm việc.
Viettel IDC đáp ứng Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Với gần 78 triệu người sử dụng internet (chiếm hơn 79% dân số), Việt Nam hiện đang xếp thứ 12 trên thế giới về số lượng người sử dụng internet. Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và hạ tầng không gian mạng, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng.