So sánh dịch vụ VPS US và VPS Việt Nam

28/09/2022

Dịch vụ VPS là một trong những cụm từ khá hot hiện nay và được rất nhiều doanh nghiệp, người dùng quan tâm. Nổi bật trong đó là dịch vụ VPS US - các dịch vụ đến từ các nhà cung cấp Quốc tế và VPS Việt Nam - những dịch vụ đến từ các nhà cung cấp ở tại Việt Nam. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ phân tích kỹ hơn về từng khái niệm VPS trên, để mọi người có được cái nhìn tổng quan hơn và có thể đưa ra lựa chọn phù hợp hơn cho bản thân khi cần thuê VPS nhé!

 

So sánh VPS US và VPS Việt Nam

So sánh VPS US và VPS Việt Nam

Điểm giống nhau giữa VPS US và VPS Việt Nam

Trước tiên, chúng ta hãy cùng so sánh điểm chung giữa VPS US và dịch vụ VPS từ các nhà cung cấp tại Việt Nam nhé. Về cơ bản, cả 2 dịch vụ này đều mang đến cho người dùng các máy chủ ảo, cho phép chúng ta xây dựng, phát triển Website hoặc thực hiện nhiều công việc khác một cách thuận tiện và dễ dàng. 

 

Các máy chủ ảo được cung cấp từ cả VPS US và Việt Nam đều gồm những cấu hình phần cứng tương tự nhau: RAM, nhân trong CPU, ổ đĩa cứng, hệ điều hành,... Các máy chủ ảo này đa phần đều tương thích được với các phần mềm giống nhau, vì chúng đều hoạt động trên các hệ điều hành tương đương nhau mà không có sự khác biệt quá lớn.

 

>> Xem thêm: AZ Host - Thêm một lựa chọn mới cho các dịch vụ web hosting từ nước ngoài

Điểm khác biệt giữa dịch vụ VPS US và Việt Nam

Tuy nhiên, bàn về các yếu tố khác như chất lượng, nền tảng công nghệ,... thì dịch vụ VPS US và VPS Việt Nam vẫn còn khá nhiều điểm khác biệt nhau. Dưới đây, Viettel IDC xin liệt kê ra một số yếu tố cơ bản:

Tốc độ truy cập trong nước và Quốc tế

Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ VPS của cá nhân lẫn doanh nghiệp đang rất cao. Đây được xem là một trong những phương pháp dùng để thu hút khách hàng của doanh nghiệp (thông qua Website, Email Server,...). Do đó, tốc độ truy cập là một trong những yếu tố quan trọng trong việc sử dụng, bất kể là với VPS US hay Việt Nam.

 

Tốc độ truy cập của VPS US và VPS Việt Nam

Tốc độ truy cập của VPS US và VPS Việt Nam

 

Hiện nay, do có trung tâm dữ liệu đặt tại trong nước, nên tốc độ đường truyền của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước như Viettel IDC sẽ rất nhanh chóng và ổn định. Còn với các dịch vụ đến từ nhà cung cấp Quốc tế như VPS US, đa số các trung tâm dữ liệu được đặt tại Singapore - khoảng cách khá xa so với Việt Nam. Do đó, nếu bạn lựa chọn VPS US, bạn nên chọn các đơn vị có trung tâm đặt tại gần Việt Nam hoặc ở trong Việt Nam, để đảm bảo chất lượng truy cập ổn định nhất nhé.

Khả năng giải quyết sự cố

Khi trải nghiệm VPS US, một trong những bất cập bạn sẽ gặp phải là sự chênh lệch về múi giờ lẫn rào cản ngôn ngữ. Do đó, đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ nhà cung cấp VPS US, nếu có sự cố bất ngờ xảy ra.

 

Ngược lại, với các nhà cung cấp dịch vụ VPS trong nước, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Nhiều đơn vị cung cấp trong nước đã bổ sung dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/24, để giúp giải quyết mọi vấn đề của bạn một cách nhanh chóng và kịp thời. Họ sẽ mau chóng cử các chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm để giải quyết vấn đề cho bạn, giúp kiểm soát được  mọi tình huống bất ngờ xảy ra.

 

>> Xem thêm: Microsoft Azure - Giải pháp “đám mây hoá” cho các doanh nghiệp Việt Nam

Nền tảng công nghệ và khả năng bảo mật thông tin

Với các nhà cung cấp dịch vụ VPS US, với nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến, khả năng bảo mật thông tin cho doanh nghiệp sẽ được đảm bảo tốt nhất. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm đến từ các nhà cung cấp này cũng sẽ góp phần vào bảo mật dữ liệu cho bạn một cách tốt hơn, cũng như đảm bảo chất lượng của dịch vụ VPS US.

 

Bảo mật thông tin của VPS US và VPS Việt Nam

Bảo mật thông tin của VPS US và VPS Việt Nam

 

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa là các dịch vụ VPS Việt Nam kém chất lượng. Hiện  nay, với nhiều nền tảng hiện đại cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nhiều đơn vị cung cấp VPS trong nước đã mang lại chất lượng dịch vụ cho người dùng không thua kém gì các đơn vị cung cấp tại nước ngoài. Điển hình như Viettel IDC - với hệ thống trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Quốc tế TIA - 942, và được trải dài khắp từ Bắc đến Nam để phục vụ nhu cầu của người dùng. Có thể bạn chưa biết, TIA-942 là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất hiện nay về đánh giá chất lượng trung tâm dữ liệu, và số lượng đơn vị có trung tâm dữ liệu đạt chất lượng này hiện nay không quá nhiều. Do đó, bạn có thể thấy, các nhà cung cấp VPS tại Việt Nam hoàn toàn có thể mang lại dịch vụ tốt không thua kém gì các VPS US cho bạn.

Tổng kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về VPS US và VPS Việt Nam, từ đó đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn đang hướng đến các khách hàng ở tại Việt Nam, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các nhà cung cấp trong nước, để giảm bớt các bất tiện về ngôn ngữ và đảm bảo việc được hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng.

 

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ VPS, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

 

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

 

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/09/2024

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.

16/09/2024

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.

16/09/2024

Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?

Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?

16/09/2024

Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo

Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?

16/09/2024

CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU

Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?

16/09/2024

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.

16/09/2024

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.

16/09/2024

3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống

Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.

16/09/2024

13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay

Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.

16/09/2024

Tấn công chuỗi cung ứng là gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp không nhất thiết xuất phát từ hệ thống nội bộ, đôi khi chúng có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng bao gồm đối tác và nhà cung cấp. Do đó, hành động tấn công chuỗi cung ứng không chỉ là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia toàn cầu.

// doi link