Tìm hiểu nhanh 8 lý do tại sao Mid-sized Database là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp
15/05/2022Mid-sized Database là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong các lĩnh vực dữ liệu, lập trình phần mềm, công nghệ thông tin, Website,... Đây cũng là một trong những thành phần không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển phần mềm, ứng dụng trên nền tảng mobile hay PC. Vậy Mid-sized Database là gì? Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng Mid-sized Database? Độc giả hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Viettel IDC để biết thêm chi tiết nhé.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Mid-sized Database?
8 lý do tại sao nên sử dụng Mid-sized Database
Lý do thứ 1: Tối ưu chi phí
So với phương pháp lưu trữ truyền thống vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều chi phí về các thiết bị phần cứng, vận hành, bảo trì và chi phí về nhân sự, thì đối với Mid-sized Database mọi chi phí sẽ được tối ưu hơn rất nhiều nhưng chất lượng và khả năng lưu trữ, truy xuất và cập nhật dữ liệu lại được nâng cao hơn đáng kể.
Lý do thứ 2: Đảm bảo an toàn dữ liệu
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc các doanh nghiệp bị đánh cắp các dữ liệu quan trọng là điều không còn quá xa lạ. Chính vì lẽ đó, việc lựa chọn Mid-sized Database backup là công cụ lưu trữ an toàn đã trở thành xu hướng của toàn thế giới với mức độ bảo mật cực kỳ cao. Việc sử dụng các tệp tin có định dạng như “.csv” hay “.xml” có thể giúp người dùng tối ưu, dễ dàng chuyển vào Mid-sized Database an toàn cũng như thuận tiện cho việc sử dụng.
Lý do thứ 3: Khả năng lưu trữ lớn và có hệ thống
Một trong những ưu điểm lớn nhất của Mid-sized Database backup chính là sự tổ chức có hệ thống. Theo đó, dữ liệu sẽ được lưu trữ theo trình tự, cấu trúc và có tính nhất quán cao. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, sắp xếp và truy xuất dữ liệu nhanh chóng và chính xác hơn.
Lý do thứ 4: Đảm bảo khả năng truy xuất dữ liệu
Doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu sử dụng và truy xuất dữ liệu càng cao. Và đây là lúc ưu điểm về khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng của Mid-sized Database “thể hiện khả năng” của mình so với các cách lưu trữ truyền thống. Nhờ thế người dùng có thể dễ dàng sử dụng dữ liệu cùng một thời điểm trên Mid-sized Database mà không lo tình trạng quá tải hệ thống xảy ra.
Những ưu điểm của dịch vụ Viettel StartDB - Quản trị CSDL tự động tại Viettel IDC
>> Xem thêm: Database là gì? Tất tần tật những điều bạn nên biết về cơ sở dữ liệu
Lý do thứ 5: Hạn chế tình trạng lặp dữ liệu
Một hạn chế nữa mà người dùng thường gặp phải khi sử dụng hệ thống lưu trữ cũ là tình trạng lặp dữ liệu. Nhưng đối với Mid-sized Database, do tất cả dữ liệu đều được lưu trữ tập trung nên người dùng sẽ không cần phải lo ngại việc dữ liệu mới nhập vào sẽ trùng lặp với dữ liệu cũ đã có sẵn. Nhờ cơ chế phát hiện trùng lặp của Mid-sized Database giúp doanh nghiệp vừa tối ưu được dung lượng lưu trữ tài nguyên cũng như tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
Lý do thứ 6: Tùy chỉnh dễ dàng, nhanh chóng
Số hóa đang dần trở thành xu hướng tất yếu của nhân loại và Mid-sized Database cũng không phải là ngoại lệ, khi dữ liệu được lưu trữ trên Mid-sized Database sẽ được số hóa giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt thay đổi quy mô lưu trữ theo nhu cầu sử dụng từ vài trăm bản nghi cho đến vài nghìn bản ghi. Ngoài ra, người dùng có thể linh hoạt lựa chọn công cụ lưu trữ, từ những chiếc USB, đĩa CD nhỏ bé, đơn giản cho đến những hệ thống server lớn và phức tạp.
Lý do thứ 7: Đơn giản phương thức quản lý
Mid-sized Database đang ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là lập trình ứng dụng. Bởi lẽ, Mid-sized Database được sinh ra để hỗ trợ trong việc khai thác, tạo lập, lưu trữ dữ liệu một cách có tổ chức và khoa học hơn. Đáng chú ý hơn nữa, nhờ được quản lý chặt chẽ mà dữ liệu trên Mid-sized Database sẽ không bao giờ bị trùng lặp, cũng như tạo ra quy trình làm việc một cách cực kỳ chuyên nghiệp giúp dễ dàng hơn trong công tác quản lý.
Lý do thứ 8: Cải thiện khả năng truyền thông
Truyền thông đang là một trong những lĩnh vực được các doanh nghiệp ngày càng chú trọng, đặc biệt là phát triển theo hướng các nền tảng trực tuyến. Chính vì thế việc xây dựng được một hệ thống Mid-sized Database tốt - được coi là yếu tố cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng thông qua các trang mạng xã hội hay đơn giản là mạng lưới các kênh truyền thông trực tuyến của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Quên đi nỗi lo quản trị cơ sở dữ liệu với dịch vụ Viettel StartDB tại Viettel IDC
Lời kết
Tựu chung lại, những lợi ích mà Mid-sized Database có thể mang lại cho các doanh nghiệp là không cần bàn cãi. Và trên đây là 8 lợi ích hàng đầu của giải pháp Mid-sized Database mà Viettel IDC muốn chia sẻ đến độc giả. Mong rằng, bài viết này của chúng tôi có thể mang lại cho độc giả nhiều thông tin hữu ích về Mid-sized Database.
Đáng chú ý, Viettel IDC đang cung cấp đến khách hàng dịch vụ Viettel StartDB (Database as a Service) giúp doanh nghiệp triển khai xây dựng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động một cách nhanh chóng, được tối ưu bởi các chuyên gia DBA giàu chuyên môn và kinh nghiệm của Viettel IDC.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Viettel StartDB tại Viettel IDC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud
Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.
6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây
Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.
Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?
Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?
Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo
Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?
CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU
Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?
Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac
Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.
Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.
3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống
Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.
13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay
Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.
Tấn công chuỗi cung ứng là gì? Cách phòng tránh hiệu quả
Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp không nhất thiết xuất phát từ hệ thống nội bộ, đôi khi chúng có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng bao gồm đối tác và nhà cung cấp. Do đó, hành động tấn công chuỗi cung ứng không chỉ là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia toàn cầu.