Góc nhìn đa chiều giữa bộ ba Google Cloud Platform, Amazon AWS và Microsoft Azure
21/01/2021Bộ ba Google Cloud Platform, Amazon AWS và Microsoft Azure là những sản phẩm đang gần như thống lĩnh thị trường trong nhiều năm qua. Mỗi một giải pháp đều hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu kỹ hơn về bộ ba giải pháp này nhé.
Cùng Viettel IDC tìm hiểu về Google Cloud Platform
Google Cloud Platform và Microsoft Azure
Dịch vụ ban đầu của Azure (khi đó là "Windows Azure") là một nền tảng triển khai dựa trên đám mây cho các ứng dụng được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ .NET của Microsoft. Do đó, Azure đã xây dựng danh mục dịch vụ của mình dựa trên mối quan hệ chặt chẽ với các nhà phát triển phần mềm. Vì vậy, một bức tranh chính xác về khách hàng Azure cốt lõi có thể được tóm tắt bằng cụm từ "người dùng Visual Studio".
Google Cloud Platform bắt đầu như một mô hình kinh doanh xoay quanh một trong những chức năng cốt lõi mà ban đầu nó tạo ra cho các mục đích riêng: điều phối phần mềm phân tán. Google Cloud Platform không tập trung giúp bạn hoặc tổ chức của bạn xây dựng phần mềm. Thay vào đó,Google Cloud Platform sẽ giúp bạn triển khai nó. Là người tạo ra Kubernetes, thành công của Google là đưa phần mềm đến mức có thể phân phối trên phạm vi toàn cầu. Nó đã giải quyết vấn đề phân phối các bản cập nhật cho công cụ tìm kiếm và dịch vụ e-mail của nó, và sau đó nó thu nhỏ giải pháp này thành một hình thức có thể sử dụng được bởi một doanh nghiệp nhỏ.
Có thể bạn sẽ nghĩ đối tượng khách hàng mà Google Cloud Platform hướng đến là những người khá am hiểu về công nghệ. Trên thực tế, nó lại hoàn toàn ngược lại. đối tượng khách hàng mà Google Cloud Platform hướng đến là những người không có chuyên môn quá sâu về công nghệ. Vì vậy, Google Cloud Platform nỗ lực để làm cho công nghệ này dễ tiếp cận hơn với đại đa số người dùng hiện nay.
Điều này cuối cùng trở thành điểm khác biệt chính giữa Azure và Google Cloud Platform nằm ở khả năng tùy biến. Google Cloud Platform cho phép điều chỉnh các dịch vụ của mình cho những người có thể chưa hiểu quá sâu về nó. Do đó, bạn có thể xử lý BigQuery hoặc Cloud Storage dễ dàng hơn bao giờ hết.
Gần đây, Google đã hạn chế đưa ra lập trường đối nghịch chống lại Microsoft. Bằng chứng là hai công ty đang hợp tác nhiều hơn trong những năm qua. Nó được thể hiện qua sự hiện diện của nền tảng ngôn ngữ .NET của Microsoft trong Google App Engine.
Microsoft Azure
>> Xem thêm: Microsoft Azure - Giải pháp “đám mây hoá” cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Google Cloud Platform và Amazon AWS
Google Cloud Platform (GCP) sẽ không cạnh tranh với AWS trong vai trò là nhà cung cấp máy chủ hàng đầu hiện nay. Thay vì vậy, Google Cloud Platform (GCP) cung cấp các lựa chọn thay thế. Đáng chú ý nhất là các phiên bản tùy chỉnh và các mô hình định giá có thể mang lại lợi thế cho một số khách hàng/nhóm khách hàng nhất định.
Amazon đã cố gắng để có thể sản xuất công cụ Kubernetes của riêng mình. Kết quả là, Google đã giành được chiến thắng với tư cách là người khởi xướng và trong mắt công chúng vẫn là người dẫn đầu của Kubernetes. Hệ thống Kubernetes của Amazon được đánh giá là đang tập trung xung quanh hệ sinh thái mà Amazon tạo ra. Trong khi với Google Cloud Platform (GCP) lại đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp
Hơn nữa, sự phong phú của các tùy chọn dịch vụ của Amazon cũng có thể gây bất lợi cho chính nó. Bản thân Google Cloud Platform (GCP) có thể sử dụng điều này để làm lợi thế của mình. Google Cloud Platform có thể tập trung vào các dịch vụ mà khách hàng thực sự yêu cầu, chứ không phải quá nhiều vào các thử nghiệm.
Đặc biệt, Google Cloud Platform vốn dĩ mang trong mình một lợi thế mà thậm chí cả Amazon và Microsoft đều khó có thể cạnh tranh được. Đó là lợi thế về quảng cáo trực tuyến. Điều này giúp cho Google Cloud Platform có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Nếu Google Cloud Platform có thể tận dụng triệt để được lợi thế này thì có lẽ trong một tương lai không xa nó có thể lấn át được hai đối thủ trên.
>> Xem thêm: AWS là gì? Bạn đã từng sử dụng “con gà đẻ trứng vàng” này của AWS?
Lời kết
Google Cloud Platform (GCP) trên thực tế cũng luôn có những lợi thế riêng và khác biệt của nó. Những gì mà Google Cloud Platform đã và đang cung cấp cho khách hàng đều dựa trên những phần thế mạnh mà họ đang sở hữu. Điều này tạo nên thế chân vạc cân bằng giữa tam trụ trên thị trường hiện nay.
Hi vọng bài viết đã mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất không chỉ về Google Cloud Platform (GCP) mà còn hai đối thủ nặng ký của nó là Amazon và Microsoft nữa. Mong rằng Viettel IDC đã mang đến cho bạn nhiều giá trị qua bài viết này. Và đừng quên, nếu như bạn cần tìm kiếm các dịch vụ máy chủ ảo từ một nhà cung cấp trong nước thì hãy liên hệ với Viettel IDC để được tư vấn nhé.
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ máy chủ lưu trữ như Cloud Server, Viettel Start Cloud hay dịch vụ Private Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
Trung tâm dữ liệu Hoà Lạc Viettel IDC nhận Danh hiệu Năng lượng xanh 5 sao
Viettel IDC nằm trong danh sách “Danh hiệu năng lượng xanh 5 sao dành cho 07 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong công trình xây dựng.
HTML là gì? Nguyên lý hoạt động của HTML trong việc xây dựng website
HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.
Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS
Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội kỹ thuật số đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng hình thành những rủi ro, trong đó có thể kể đến tấn công DDoS.
Những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023
Để tạo hành lang pháp lý vững chắc, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có đủ cơ sở để thực hiện công cuộc số hóa nêu trên, ngày 22/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 kế thừa có sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử 2005.
Viettel IDC xây dựng giải pháp email server trên AWS cho Viettel Post
Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đến trải nghiệm của người dùng, Viettel Post đã bắt đầu thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào các hoạt động vận hành, quản lý, trong đó không thể không nhắc đến việc tích hợp các giải pháp tiên tiến vào hệ thống gửi email hóa đơn điện tử cho khách hàng.
Live Streaming và mối liên kết không thể thiếu với công nghệ CDN
Live streaming đã trở thành xu hướng, được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hình thức này cho phép người dùng chia sẻ những trải nghiệm trực tiếp, tương tác với khán giả và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc, để đảm bảo một buổi phát sóng không gặp sự cố gián đoạn hoặc độ trễ thì công nghệ nào sẽ gián tiếp hỗ trợ?
Tham gia Tiếp thị liên kết dễ dàng - Tăng thu nhập không giới hạn cùng Viettel IDC
Với việc trở thành Đối tác Tiếp thị liên kết của Viettel IDC (Publisher), bạn sẽ có cơ hội gia tăng thu nhập thụ động không giới hạn với mức hoa hồng lên đến 4% tổng giá trị đơn hàng.
Tích hợp ESG vào chiến lược phát triển trung tâm dữ liệu bền vững
Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp chuyển dịch sang năng lượng sạch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững...
Green Cloud: Hiện thực hóa hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp
So với giải pháp truyền thống hiện nay, giải pháp máy tính ảo trên đám mây giúp tiết kiệm năng lượng hơn 93% so với cơ sở hạ tầng thông thường.
Dịch vụ Cloud Server - Sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp startup
Với dịch vụ Cloud Server, doanh nghiệp có thể giảm chi phí hiệu quả, tận dụng tính linh hoạt để mở rộng tài nguyên khi cần, đồng thời đảm bảo độ bảo mật thông tin tối đa.