Google Cloud Platform: Nó có những công cụ gì? Cách thức hoạt động của nó như thế nào?

24/09/2020
 

Google Cloud Platform (GCP) là nền tảng cung cấp hơn 90 dịch vụ công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp và nhà phát triển có thể sử dụng nền tảng đám mây của Google để làm việc hiệu quả và linh hoạt hơn.

Google Cloud Platform: Nó có những công cụ gì? Cách thức hoạt động của nó như thế nào?

Google Cloud Platform hoạt động như thế nào?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) ngày nay giống như một kỳ tích dành cho thế giới Internet vậy. Nó cho phép các sản phẩm phần cứng và phần mềm cùng tồn tại từ xa trong trung tâm dữ liệu nào đó và trên quy mô lớn. 

Chúng cùng hoạt động để cung cấp các dịch vụ cụ thể cho người dùng. Những người dùng, ở mọi cấp độ khác nhau có thể truy cập, quản lý và sử dụng các công cụ họ yêu cầu thông qua giao diện web. Và điều đó cũng đúng với các dịch vụ của Google Cloud Platform.

Chưa dừng lại ở đó, người dùng còn có thêm lựa chọn khi làm việc với Google Cloud Platform nữa. Mỗi dịch vụ đều có sẵn và khá đầy đủ về mọi mặt. Người dùng có thể lựa chọn, tổng hợp  các nguồn lực khác nhau để phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng họ cần.

Một khi người dùng đã xác định được các dịch vụ của Google Cloud Platform mà họ cần. Họ chỉ cần tạo dự án thông qua giao diện Console từ nền tảng đám mây của Google. Từ đó, họ có thể quản lý các thành viên trong nhóm hoặc cấp quyền truy cập vào từng loại hình dịch vụ nhất định tuỳ theo chính sách của họ.

>> Xem thêm: Thuê Cloud Google những điều kiện nhất định phải có.

Google Cloud Platform có những công cụ nào?

Ở phần này, tương tự như các dịch vụ khác của Amazon Web Services hay Microsoft Azure,... Các dịch vụ có trên Google Cloud Platform cũng đều dự trên nhưng nhu cầu khác nhau của người dùng. Mỗi một loại hình dịch vụ hướng đến giải quyết một nhu cầu cụ thể khác nhau.

Dựa theo mô hình kim tự tháp dịch vụ Cloud Computing như chúng tôi có chia sẻ ở các bài trước đo. Với Google Cloud Platform, người dùng cũng sẽ bắt gặp ba dịch vụ chính là: IaaS, PaaS và SaaS. Chúng ta sẽ cùng xem ở Google Cloud Platform thì ba dịch vụ này có gì khác biệt nhé.

+ IaaS: Đây là tầng dưới cùng của mô hình kim tự tháp dịch vụ Cloud Computing. Dịch vụ này trên nền tảng đám mây của Google cho phép người dùng sử dụng các máy chủ một cách ảo hoá hoàn toàn. Nghĩa là họ không cần phải tự đầu tư hoặc nhọc công để quản lý cơ sở hạ tầng máy tính này. Với IaaS, thứ người dùng nhận được là một hạ tầng có sẵn. Và họ có thể triển khai lên đó bất cứ thứ gì họ muốn. Thông thường, người dùng sẽ chọn giải pháp IaaS trên Google Cloud Platform khi khối lượng công việc là tạm thời, thử nghiệm. 

+ PaaS: Là tầng tiếp theo của mô hình kim tự tháp. Nó được xây dựng trên mô hình IaaS. Người dùng vừa sử dụng phần hạ tầng của mô hình IaaS. Đồng thời họ cũng sử dụng các công cụ khác phụ vụ cho việc phát triển dự án như các hệ điều hành, phần mềm,... Ở Google Cloud Platform, tất các yếu tố này đều có sẵn. Và họ chỉ việc lựa chọn những thứ cần cho dự án của mình mà thôi.

+ SaaS: Là đỉnh trên cùng của kim tự tháp. Với mô hình SaaS, mọi thứ dường như đơn giản và tối ưu nhất có thể dành cho người dùng. Họ sẽ không cần phải cài đặt cấu hình phức tạp. Mọi thứ đều được thao tác thông qua các giao diện web trực quan. Google Cloud Platform và những nền tảng khác đã tối ưu hoàn toàn những trải nghiệm của người dùng. Họ chỉ cần đăng nhập để truy cập các tài nguyên mà giải pháp cụ thể cung cấp.

Ngoài ra, nếu xét về các hạng mục dịch vụ cốt lõi, nền tảng đám mây của Google cũng có nhiều hạng mục dịch vụ như: Lưu trữ và cơ sở dữ liệu, Big Data, các công cụ quản lý,... Với những dịch vụ này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc trong những bài viết tiếp theo về chủ đề Google Cloud Platform này.

Một số dịch vụ của Google Cloud Platform

>> Xem thêm: Làm thế nào để chọn mô hình Cloud phù hợp với doanh nghiệp?

Google Cloud Platform có cung cấp giấy chứng nhận không?

Câu trả lời là có. Ở Việt Nam nói riêng, một số chứng chỉ Google Cloud Platform có thể mang lại cho bạn những lợi ích nhất định. Bạn không chỉ có một chuyên môn phù hợp dựa trên những nghiên cứu và học tập của bạn. Nền tảng đám mây của Google còn ghi nhận những thành quả đó bằng một số loại hình chứng chỉ như sau:

+ Associate Certifications: Đây là chứng chỉ cơ bản nhất của Google Cloud Platform. Nó dành cho những người mới làm quen với công nghệ cốt lõi của Google Cloud Platform.

+ Professional Certifications: Đây là cấp tiếp theo bạn có thể đạt được với Google Cloud Platform. Ở cấp này, bạn sẽ phải dành vài năm tìm hiểu và làm việc trong lĩnh vực này. Sau đó, bạn có thể tham gia các khoá học thực hành về Googl Cloud Platform. Từ các khoá học đó, bạn sẽ có được các kỹ năng về thiết kế hệ thống, triển khai nâng cao dựa trên công việc,... 

+ G Suite Professional Certifications: Chứng nhận này Google Cloud Platform dành cho bất kỳ ai sử dụng G Suite. Tuy nhiên, việc sử dụng này phải là thường xuyên và phải được đánh giá bởi Google. Với chứng nhận này, bạn có thể tự tin triển khai và sử dụng các dịch vụ cốt lõi của G Suite trong công việc.

Ví dụ về một loại chứng nhận Google Cloud Platform

Kết luận

Về bản chất, với những ông lớn trong ngành như Google Cloud Platform hay Amazon Web Services,... họ đều có một nền tảng tương đối hoàn chỉnh rồi. Những dịch vụ mà họ cung cấp ngoài việc đáp ứng được nhu cầu của người dùng thì tính dễ sử dụng là một trong nhiều yếu tốt được đánh giá cao. Đây là điểm mạnh của các nền tảng lớn.

Tuy nhiên, xét về một khía cạnh nào đó, những nền tảng như Google Cloud Platform cũng sẽ gặp những trở ngại nhất định. Với một độ phủ tốt, bản thân họ đã giúp giáo dục thị trường hiệu qủa. Nhưng quá trình tiếp cận thực tế thì đối với nhiều trường hợp, những nền tảng trong nước sẽ có những hướng đi đúng đắn và bài bản hơn. 

Đó chính là lý do tại sao mà nhiều nền tảng lớn đang có xu hướng hợp tác với nhau để việc triển khai các dịch vụ về Cloud Computing đạt hiệu quả cao nhất. Viettel IDC là một ví dụ điển hình. Với việc hợp tác cùng Microsoft năm 2019, cả hai sẽ tận dụng được những lợi thế của mình để triển khai các dịch vụ tối ưu nhất đến với người dùng.

Hi vọng rằng bạn đã tìm thấy những thông tin bổ ích trong bài viết này của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn ở các biết viết tiếp theo tại Viettel IDC.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ Cloud, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam

Tin liên quan

03/01/2024

DNS là gì? Nguyên tắc và cách cấu hình DNS trong hệ thống

DNS là gì? Nguyên lý hoạt động cũng như chức năng DNS ra sao? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới nhé.

08/09/2024

Bản cập nhật của sản phẩm Viettel Open Kubernetes Service Có Gì Mới?

Viettel Open Kubernetes Service (vOKS) ra mắt tính năng Node Group và phiên bản 1.28 với các tính năng bổ trợ tiêu biểu như cấp phát StorageClass mặc định tự động, hỗ trợ khôi phục các workload stateful để đảm bảo dữ liệu không mất đi khi có sự cố

07/09/2024

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời đại số. Hãy cùng Viettel IDC khám phá hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng thông qua bài viết sau đây.

07/09/2024

Những thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng

Thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng là mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu lỗ hổng bảo mật và giải pháp hiệu quả để bảo vệ doanh nghiệp Đà Nẵng trước những cuộc tấn công mạng.

07/09/2024

VMware Workstation là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết

VMware Workstation là một giải pháp tối ưu dành cho máy tính, giúp người dùng dễ dàng tạo nhiều hệ điều hành để đăng nhập vào nhiều tài khoản khác nhau cho công việc.

07/09/2024

Blade Server là gì? Ứng dụng của máy chủ phiến

Dưới áp lực xử lý khối lượng dữ liệu lớn cũng như sự gia tăng của ảo hóa và các ứng dụng đám mây, những giải pháp máy chủ truyền thống như tower server hay rack server đã dần bộc lộ những hạn chế về không gian, năng lượng và khả năng mở rộng. Để giải quyết vấn đề này, Blade Server – một loại máy chủ có thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng, đã ra đời và nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp.

07/09/2024

Domain khác gì Hosting? Mua Domain và Hosting ở đâu?

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc xây dựng một trang web không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nội dung tốt mà còn cần đảm bảo rằng trang web của bạn có một nền tảng vững chắc để hoạt động. Trong đó, hai yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để tạo nên một trang web ổn định là Domain và Hosting.

07/09/2024

Những ví dụ nổi bật về điện toán đám mây (Cloud Computing)

Điện toán đám mây (Cloud Computing) đã và đang thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành và tối ưu hóa quy trình công việc. Các giải pháp điện toán đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô mà còn đảm bảo tính ổn định, bảo mật và tối ưu hóa chi phí.

07/09/2024

Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.

07/09/2024

Doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo an toàn thông tin trong thời đại số?

Trong thời đại số ngày nay, chuyển đổi số là một xu hướng quan trọng và tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, xu hướng này đang tạo ra một “con dao hai lưỡi” cho các doanh nghiệp. Một mặt, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý, tăng hiệu quả, năng suất và tận dụng được dữ liệu thông tin. Mặt khác, xu hướng này lại vô hình trung kéo theo một rủi ro tiềm tàng cho các doanh nghiệp, đó là mất an toàn thông tin.

// doi link