10 Nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật website phổ biến
27/08/2024Bảo mật website là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong kỷ nguyên số. Một website không được bảo mật tốt có thể xuất hiện lỗ hổng bảo mật, trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất dữ liệu, tổn thất tài chính và giảm uy tín thương hiệu. Vậy những nguyên nhân nào gây ra lỗ hổng bảo mật website? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Phần mềm, ứng dụng miễn phí
Để tiết kiệm chi phí vận hành, nhiều doanh nghiệp hiện nay chọn sử dụng phần mềm và ứng dụng miễn phí. Tuy nhiên, các phần mềm này thường thiếu các biện pháp bảo mật cần thiết và không được cập nhật thường xuyên, dẫn đến các lỗ hổng bảo mật. Những lỗ hổng này có thể bị tin tặc khai thác để xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp.
Nguy hiểm hơn, những phần mềm miễn phí rất có thể sẽ bị nhiễm virus. Trong một số trường hợp, các phần mềm diệt virus thông thường như CCleaner hay BKAV có thể giúp ngăn chặn các vấn đề bảo mật trên website hoặc máy tính cá nhân. Tuy nhiên, có những loại phần mềm độc hại và phức tạp hơn, đòi hỏi sự can thiệp của các chuyên gia. Những phần mềm này thường được thiết kế để ẩn mình một cách tinh vi, khiến các công cụ bảo mật thông thường không thể phát hiện hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Chúng có thể xâm nhập sâu vào hệ thống, thay đổi các tập tin quan trọng hoặc thậm chí mở ra các cửa hậu (backdoor) cho hacker tiếp tục tấn công và kiểm soát hệ thống.
Tương tự, các ứng dụng miễn phí cũng có thể gây ra rủi ro bảo mật. Chúng có thể âm thầm sao lưu và gửi thông tin cá nhân của bạn đến tin tặc, dẫn đến nguy cơ bị tống tiền nếu doanh nghiệp muốn khôi phục dữ liệu. Trong 6 tháng đầu năm 2024, ít nhất 4 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam trở thành nạn nhân của Ransomware, gây thiệt hại lớn về tài chính, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Tên miền là gì? Cấu trúc, nguyên tắc và lưu ý khi sử dụng
- Hướng dẫn cách mua tên miền chi tiết từ A - Z
Ngôn ngữ lập trình có tính bảo mật thấp
Một trong những nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật website là việc sử dụng ngôn ngữ lập trình có tính bảo mật thấp. PHP là một ngôn ngữ lập trình backend phổ biến và dễ học, được sử dụng rộng rãi để phát triển các website ở Việt Nam. Tuy nhiên, do tính đơn giản của cú pháp và hàm trong PHP, nhiều lập trình viên hoặc nhà thiết kế website dễ mắc sai lầm trong việc phân biệt giữa các phương thức bảo mật GET và POST, dẫn đến lỗ hổng bảo mật nếu không được cấu hình đúng cách.
Hiện nay, ngay cả những người không có nền tảng lập trình bài bản cũng có thể học và tạo ra các website hoặc phần mềm đơn giản với PHP. Điều này dẫn dến gia tăng nguy cơ mất an toàn bảo mật website. Ngoài ra, tin tặc sẽ nhắm đến các phần mềm và plugin miễn phí liên quan đến SEO, chẳng hạn như plugin WP-Base-SEO, để lén lút tấn công người dùng.
Lỗ hổng trong XSS
Cross-Site Scripting (XSS) là một trong những lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất trên các trang web hiện nay. Lỗ hổng này cho phép tin tặc chèn mã độc vào trang web, khiến mã này được thực thi trên trình duyệt của người dùng.
XSS thường xảy ra khi một trang web không kiểm tra hoặc xử lý đúng cách dữ liệu đầu vào của người dùng. Do vậy, tin tặc có thể chèn mã JavaScript độc hại vào các trường nhập liệu trên trang web và mã này sẽ được kích hoạt khi người dùng truy cập vào trang bị tấn công.
Khi gặp phải lỗ hổng XSS, gần như toàn bộ website có thể rơi vào tầm kiểm soát của hacker. Từ đó, hacker có thể sử dụng trang web này để thực hiện các cuộc tấn công khác, đặc biệt nếu website còn tồn tại lỗ hổng bảo mật khác như CSRF. Dù đây là một phương thức tấn công mạng rất nguy hiểm nhưng khả năng khai thác thành công lại không cao do hacker phải đánh lừa được người dùng để thực hiện chúng.
Để ngăn chặn XSS, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả dữ liệu đầu vào từ người dùng đều được kiểm tra và xử lý trước khi hiển thị trên trang web. Các biện pháp như mã hóa đầu vào, sử dụng các hàm lọc đầu vào, và thiết lập các chính sách bảo mật cho trình duyệt cũng rất quan trọng.
Xem thêm: Nguy cơ tiềm ẩn của Cross Site Scripting XSS có thể bạn chưa biết
Lỗ hổng bảo mật trong cơ sở dữ liệu, kết nối web 2.0, javascipt, AJAX
Các lỗi bảo mật thường gặp trong JavaScript xuất phát từ những sai sót như sử dụng nhầm toán tử gán, nhầm lẫn giữa phép cộng và phép nối, lỗi trong câu lệnh return, hoặc kết thúc định nghĩa bằng dấu phẩy không chính xác.
Lỗi chuyển tiếp và điều hướng không xác định
Lỗi chuyển tiếp và điều hướng không xác định xảy ra khi các URL chuyển tiếp không được kiểm soát chặt chẽ, tạo điều kiện cho tin tặc thực hiện các cuộc tấn công phishing hoặc chuyển hướng người dùng đến các trang web độc hại.
Ví dụ, trang web của bạn có một module redirect.php cho phép nhận URL dưới dạng tham số GET. Thao tác với tham số này có thể tạo ra một URL trên targetite.com dẫn trình duyệt chuyển hướng đến địa chỉ malwareinstall.com. Khi người dùng nhìn thấy liên kết, họ sẽ thấy liên kết targetite.com/abcxyz tin cậy và truy cập vào mà không hề biết rằng họ đang mở đường cho các phần mềm độc hại tấn công. Ngoài ra, hacker có thể lợi dụng để chuyển hướng trình duyệt đến 'targetite.com/deleteprofile?confirm=1', gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không thể lường trước.
Xem thêm: Các loại Phishing phổ biến nhưng nhiều người vẫn mắc bẫy
Lỗ hổng Injection flaws (lỗi nhúng mã)
Injection flaws, bao gồm SQL injection, là một trong những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng nhất và dễ bị khai thác nhất. Lỗ hổng này xảy ra khi dữ liệu không tin cậy được gửi đến một trình thông dịch dưới dạng một phần của truy vấn hoặc lệnh, và từ đó tạo điều kiện cho kẻ tấn công có thể chèn các đoạn mã độc để làm rò rỉ dữ liệu và chiếm quyền kiểm soát trình duyệt của khách hàng.
Để bảo vệ trang web khỏi các lỗi injection, doanh nghiệp nên sử dụng các truy vấn có tham số, mã hóa dữ liệu đầu vào, và hạn chế quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Broken Authentication
Broken Authentication là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lỗ hổng bảo mật trên website. Khi hệ thống xác thực trở nên yếu kém hoặc cấu hình có sai sót trong việc thiết lập các biện pháp bảo mật, kẻ tấn công có thể mạo danh người dùng hợp pháp để truy cập vào hệ thống và thực hiện các hành vi trái phép.
Để ngăn chặn tình trạng này, một số biện pháp như sử dụng framework cần được thực hiện nhằm tăng cường khả năng xác thực và kiểm soát truy cập cho người dùng, từ đó nâng cao tính bảo mật của hệ thống.
Lỗi tham chiếu đối tượng trực tiếp
Lỗi tham chiếu đối tượng trực tiếp xảy ra khi ứng dụng cho phép người dùng truy cập trực tiếp vào các tài nguyên (dữ liệu, file, database) mà không kiểm tra quyền truy cập. Điều này có thể cho phép kẻ tấn công truy cập vào các thông tin nhạy cảm hoặc thực hiện các hành động trái phép trên hệ thống.
Ví dụ, nếu có một module download.php cho phép tải tệp xuống mà không xác minh quyền truy cập, hacker có thể lợi dụng lỗ hổng này để tải về bất kì tệp nào trên hệ thống, ví dụ như code ứng dụng, hoặc các dữ liệu khác trên máy chủ. Để tránh lỗi tham chiếu đối tượng trực tiếp này, doanh nghiệp cần thiết lập các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt để bảo vệ dữ liệu và thông tin nhạy cảm của hệ thống.
Xem thêm: Backup và DR: Những biện pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu sau thảm họa
Lỗi cấu hình bảo mật sai
Cấu hình bảo mật sai là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến lỗ hổng bảo mật trên website của các doanh nghiệp. Lỗi này có thể xảy ra khi:
- Chạy ứng dụng khi chế độ debug được bật.
- Directory listing.
- Sử dụng phần mềm lỗi thời.
- Cài đặt các dịch vụ không cần thiết.
- không thay đổi khóa và mật khẩu mặc định.
- Trả về lỗi xử lý thông tin cho kẻ tấn công lợi dụng để tấn công, chẳng hạn như stack traces.
Để ngăn chặn các vấn đề bảo mật liên quan đến cấu hình sai, doanh nghiệp cần thực hiện các kiểm tra bảo mật định kỳ, cập nhật phần mềm và hệ thống thường xuyên, thêm vào đó là sử dụng các công cụ tự động để phát hiện và khắc phục sớm các cấu hình sai. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên về các thực hành cấu hình bảo mật đúng cũng vô cùng cần thiết.
Sử dụng các thành phần đang bị lỗi bảo mật cho website
Sử dụng các thành phần phần mềm hoặc thư viện mã nguồn đã tồn tại lỗ hổng bảo mật cũng là một trong những lý do khá phổ biến dẫn đến lỗ hổng bảo mật trên website. Nhiều doanh nghiệp thường không cập nhật kịp thời các thành phần này, hoặc không nhận thức được các lỗ hổng hiện có. Vì vậy, tin tặc có thể dễ dàng khai thác những lỗ hổng để đưa mã độc hại vào các thư viện và phần mềm bên thứ ba. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi các thành phần này được sử dụng để xử lý các thông tin nhạy cảm hoặc điều khiển các chức năng quan trọng của website.
Để đảm bảo an toàn cho website, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật các thành phần phần mềm và thư viện mã nguồn. Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ phát hiện lỗ hổng và thường xuyên kiểm tra bảo mật cũng là cách hiệu quả để ngăn chặn các cuộc tấn công từ các thành phần bị lỗi bảo mật.
Tổng kết
Trong bối cảnh các nguy cơ về bảo mật an ninh mạng ngày càng trở nên phức tạp, bảo vệ website khỏi các lỗ hổng bảo mật là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc đối phó với các mối đe dọa an ninh mạng không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà còn cần hành động kịp thời để bảo vệ dữ liệu của mình. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại từ các lỗ hổng bảo mật, việc lựa chọn một giải pháp bảo mật toàn diện là vô cùng quan trọng. Nhận thức được mối quan tâm của doanh nghiệp, Viettel IDC cung cấp giải pháp Viettel Virtual SOC - dịch vụ giám sát và xử lý các mối đe dọa về an ninh thông tin tập trung, giúp các tổ chức nhanh chóng phát hiện hành vi bất thường và phản ứng với các sự cố về bảo mật, giảm thiểu rủi ro, nguy cơ trước các cuộc tấn công và tự động phản ứng lại các mối đe dọa.
Hãy liên hệ với Viettel IDC hôm nay để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về các tính năng tuyệt vời của Viettel Virtual SOC:
- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Tin nổi bật
Tin liên quan
Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?
Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm
Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động
Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.
Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng
Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.
VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động
Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!
ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider
Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.
Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN
Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.
HTML5 là gì? HTML5 khác gì HTML?
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, HTML5 đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong thiết kế và phát triển web. Là phiên bản cải tiến của HTML, HTML5 không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mang lại nhiều tính năng mới cho các nhà phát triển web.
WWW là gì? Tìm hiểu về World Wide Web từ A - Z
World Wide Web (WWW) là hệ thống thông tin toàn cầu, cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu chi tiết www là gì, lịch sử hình thành và vai trò của World Wide Web.
Top 5 Data Center lớn, uy tín tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thị trường Data Center đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng, doanh nghiệp cần có những thông tin chi tiết và đánh giá khách quan.
Top 5 nhà cung cấp Cloud hàng đầu ở Việt Nam
Đâu là những nhà cung cấp điện toán đám mây (Cloud) hàng đầu ở Việt Nam? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.