2022 - Thời kỳ bùng nổ của Cloud tại Việt Nam
13/01/2023Công nghệ điện toán đám mây - Computing Cloud năm 2022 đã phát triển và bùng nổ cực kỳ mạnh mẽ, từ đó ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ. Dưới đây, chúng ta hãy cùng xem lại các xu hướng Cloud năm 2022 phổ biến nhất với Viettel IDC nhé!
Thời kỳ bùng nổ của Cloud năm 2022 tại Việt Nam
Bùng nổ các ứng dụng mới của Cloud năm 2022
Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ Cloud, các dịch vụ trên nền tảng Internet cũng bùng nổ theo, ví dụ như các mạng xã hội, cơ sở hạ tầng cho công nghệ Internet vạn vật, mạng 5G.
Điều này cũng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng chơi game trên công nghệ đám mây Cloud. Những game thực tế ảo VR / AR cũng dần bắt đầu phát triển và phổ biến hơn trong năm 2022, với các bộ tai nghe có mic có kích thước nhỏ gọn và giá thành phải chăng hơn.
Có thể nói, công nghệ Cloud đã tạo điều kiện phát triển cho nhiều ứng dụng và công nghệ mới, mang lại sự tiện lợi hơn cho chúng ta. Đây cũng là động lực lớn cho công cuộc chuyển dịch sang nền tảng công nghệ số.
>> Xem thêm: Web server là gì? Cách thức hoạt động và lưu ý khi sử dụng Web server
Sự phát triển của Hybrid Cloud so với Public Cloud, Private Cloud
Từ khi các doanh nghiệp chuyển sang dùng Cloud năm 2022, họ thường bắt đầu với 1 trong 2 hình thức là Public Cloud hoặc Private Cloud. Nền tảng Public Cloud sẽ dễ truy cập, nhưng Private Cloud sẽ bảo mật hơn cho doanh nghiệp.
Nhưng trong năm 2022, các công ty lớn hàng đầu như IBM hoặc Microsoft, Amazon đều đang dần triển khai mô hình Hybrid Cloud - Đám mây lai để tập hợp được ưu điểm của cả 2 nền tảng dịch vụ Cloud trên. Với Hybrid Cloud, dữ liệu có thể được truy cập vào một cách nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo được tính bảo mật cao cho doanh nghiệp. Những dữ liệu quan trọng có thể được lưu lại trên một Server riêng và được giám sát kỹ từ người dùng.
Sự bùng nổ của Hybrid so với Public Cloud và Private Cloud
Bên cạnh đó, dịch vụ Hybrid Cloud cũng khá phù hợp với các công ty đang tìm kiếm những ứng dụng mới, những dịch vụ được cung cấp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Hybrid Cloud là lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp để giảm bớt sự phức tạp khi sử dụng dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Công nghệ trí tuệ AI trong Cloud năm 2022
Có thể nói, các nền tảng Cloud là một yếu tố quan trọng trong công nghệ trí tuệ nhân tạo AI - một chủ đề rất hot trong năm 2022 này.
Các thuật toán Machine Learning trong trí tuệ nhân tạo cần phải có một hệ thống có năng lực xử lý dữ liệu mạnh mẽ, cùng với lưu lượng băng thông cực kỳ lớn để có thể xử lý vvaf học hỏi từ dữ liệu. Nền tảng Cloud sẽ tạo điều kiện để thực hiện được điều này.
Một số ứng dụng về trí tuệ AI mà chúng ta đang sử dụng ngày nay - như tìm kiếm bằng hình ảnh trên Google đều được phát triển dựa trên nền tảng đám mây Cloud. Công nghệ này giúp truy xuất và gửi thông tin lưu lượng truy cập từ các trung tâm dữ liệu đến máy tính của chúng ta, đồng thời giúp quản lý, xử lý toàn bộ các thông tin trong hệ thống máy học.
Các xu hướng phát triển mạnh mẽ của AI sẽ giúp hệ thống máy móc có thể hiểu hơn về ngôn ngữ của loài người và từ đó đưa ra được hành động hỗ trợ phù hợp. Nền tảng Cloud sẽ đóng vai trò chính trong việc phát triển những nền tảng dịch vụ này và từ đó phục vụ ngược lại con người.
Sự xuất hiện của Serverless
Mặc dù là một khái niệm tương đối mới, nhưng chúng ta không thể không đề cập đến Serverless trong xu hướng Cloud năm 2022. Đây là một “Functions As A Service”, trong đó các tổ chức sử dụng dịch vụ không cần phải bị ràng buộc bởi việc nên thuê máy chủ hay là thuê dịch vụ băng thông, dịch vụ lưu trữ và trả theo tháng.
Có thể nói, Serverless là một xu hướng 2022 đề cập đến việc dùng dịch vụ đến đâu thì chúng ta sẽ thanh toán đến đó, với hệ thống cơ sở hạ tầng đủ mạnh mẽ để mở rộng ra khi người dùng có yêu cầu. Dịch vụ này giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với các nền tảng đổi mới hơn rất nhiều.
>> Bài viết liên quan: VPN là gì và những trường hợp nào nên sử dụng VPN
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản nhất về xu hướng của dịch vụ Cloud năm 2022, hy vọng bài viết trên đã mang đến các thông tin hữu ích cho bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang cần một dịch vụ tự động hóa toàn diện cho doanh nghiệp của mình, từ quy trình làm việc, lưu trữ tài liệu, điều hành doanh nghiệp thì hãy liên hệ Viettel IDC nhé! Chúng tôi cung cấp dịch vụ Viettel Cyber Work để phục vụ nhu cầu này của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả công việc cao nhất cho người dùng.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Computing, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
Viettel Cyber Work - Hệ thống tự động hóa 4.0 mà doanh nghiệp nên trải nghiệm
Hiện nay, nhiều đơn vị đã dần áp dụng các dịch vụ tự động hóa doanh nghiệp như Viettel Cyber Work để mang lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng nhanh chóng và giảm thiểu sai sót hơn. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ Viettel Cyber Work và lý do tại sao chúng ta nên thử trải nghiệm dịch vụ này nhé!
Tự động hóa doanh nghiệp là gì? Có nhất thiết phải sử dụng dịch vụ này?
Các dịch vụ tự động hoá doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mà còn giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong vận hành và quản lý nhân sự. Đây là một trong những dịch vụ đáng được doanh nghiệp tìm hiểu và đầu tư trong năm 2023 này.
5 bước quản lý quy trình trong tự động hóa doanh nghiệp
Việc ứng dụng các công việc tự động hóa vào thay thế nhân lực trong quản lý quy trình, có thể giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Trong quản lý quy trình doanh nghiệp, chúng ta có thể áp dụng tự động hóa trong nhiều mảng như chăm sóc khách hàng, logistics, sản xuất,...
Chuẩn hóa quy trình trong doanh nghiệp - Lợi ích chúng ta cần biết
Sắp tới, tự động hóa doanh nghiệp sẽ là một xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp nên tìm hiểu và áp dụng. Vậy, chuẩn hóa quy trình trong tự động hóa doanh nghiệp sẽ có những lợi ích gì, tại sao chúng ta cần ứng dụng nó? Hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết bên dưới đây nhé!
Có nên quản lý công việc trong doanh nghiệp bằng tự động hóa?
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các công nghệ mới thời 4.0, quản lý công việc bằng tự động hóa không phải là một khái niệm quá mới đối với các doanh nghiệp nữa. Đây là giải pháp lý tưởng để doanh nghiệp có thể cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ vào chăm sóc khách hàng, vận hành doanh nghiệp,... để mang lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, giá cả phải chăng nhất với khách hàng.
Quản lý kho tài liệu bằng tự động hóa, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp
Theo sự phát triển của doanh nghiệp, số lượng thông tin dữ liệu cần lưu trữ và xử lý sẽ ngày càng tăng cao. Lúc này, việc quản lý kho tài liệu bằng tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian hơn rất nhiều. Vậy, hệ thống quản lý kho tài liệu tự động là gì? Cụ thể thì chúng mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Có nên sử dụng dịch vụ thống kê báo cáo tự động cho doanh nghiệp?
Thống kê báo cáo tự động là một trong những công việc quan trọng giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên, đồng thời giúp quản lý doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tiến độ công việc để có thể đưa ra quyết sách trong các chiến lược Marketing, sản xuất,... sao cho phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ thống kê báo cáo tự động nhé!
Chữ ký số là gì? Yếu tố quan trọng bắt buộc trong doanh nghiệp
Chữ ký số là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp bắt buộc cần phải có trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang chưa hiểu rõ về chữ ký số là gì, mục đích của chúng là gì, và lý do tại sao các doanh nghiệp cần phải có chữ ký số. Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc này cho bạn nhé!
Chuyển đổi số - Quá trình bắt buộc để thích ứng thời đại 4.0 cho doanh nghiệp
Hiện nay, chúng ta đều thấy được sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số. Cuộc cách mạng 4.0 đã ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống, và việc thích nghi, ứng dụng với chuyển đổi số là một trong những yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp có thể đứng vững và tăng tính cạnh tranh trong thời đại này.
Số hoá hệ thống cho doanh nghiệp là gì? Lợi ích to lớn với doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, số hoá hệ thống là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để có thể tiếp tục phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với đối thủ. Vậy, số hoá hệ thống trong doanh nghiệp là gì? Chúng sẽ tạo ra những thay đổi nào cho doanh nghiệp?