5 bước quản lý quy trình trong tự động hóa doanh nghiệp
28/02/2023Việc ứng dụng các công việc tự động hóa vào thay thế nhân lực trong quản lý quy trình, có thể giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Trong quản lý quy trình doanh nghiệp, chúng ta có thể áp dụng tự động hóa trong nhiều mảng như chăm sóc khách hàng, logistics, sản xuất,... Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tự động hóa trong quản lý quy trình là gì, cũng như 5 bước đơn giản để tự động hóa quy trình làm việc cho doanh nghiệp đơn giản nhé!
5 bước quản lý quy trình trong tự động hóa doanh nghiệp
Tự động hóa doanh nghiệp là gì?
Tự động hóa doanh nghiệp còn được hiểu là việc áp dụng những công nghệ mới vào trong các hoạt động của doanh nghiệp, để hệ thống tự động thực hiện những công việc thay thế cho sức lực của con người.
Nhìn chung, tự động hóa trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất công việc và giảm bớt các lỗi thủ công hay bị mắc phải, đồng thời cũng giúp hợp lý hóa quy trình cho doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Việc dịch chuyển số hóa và ứng dụng công nghệ vào quản lý quy trình của doanh nghiệp có thể giảm bớt các công việc lặp đi lặp lại, giúp nhân sự tập trung vào những công việc quan trọng hơn.
>> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc sở hữu một tên miền riêng trong kinh doanh
5 bước để ứng dụng tự động hóa vào quản lý quy trình trong doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt là sau thời kỳ COVID vừa qua, việc doanh nghiệp ứng dụng và thích nghi với công nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Để chúng ta có thể ứng dụng tự động hóa vào quản lý quy trình trong doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo 5 bước đơn giản sau:
Đơn giản hóa quy trình của doanh nghiệp
Bước đầu tiên trong việc ứng dụng tự động hóa vào quản lý quy trình là doanh nghiệp cần đơn giản hóa lại quy trình hoạt động của mình. Điều này được hiểu là việc xem xét, nghiên cứu lại toàn bộ các quy trình hiện tại của mình, để tối giản và lược bỏ những bước quy trình không cần thiết.
Quản lý quy trình - Đơn giản hóa quy trình của doanh nghiệp
>> Bài viết liên quan: Sử dụng Free Hosting cho Website của bạn, hại nhiều hơn lợi
Mục đích của việc này trong tự động hóa doanh nghiệp là để thiết kế lại một quy trình đơn giản nhưng hiệu quả, để bất kỳ nhân viên nào trong doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận và hoàn thành tốt những công việc thuộc phạm vi của mình trong quản lý quy trình.
Hệ thống hóa lại quy trình làm việc
Sau khi thiết kế lại quy trình làm việc, bạn cần hệ thống hóa lại nó và tích hợp chúng vào trong mô hình hoạt động của doanh nghiệp mình. Lúc này, nhà lãnh đạo cần làm việc trực tiếp với các trưởng phòng của từng phòng ban để thống nhất và quản lý quy trình hiệu quả. Điều này giúp tất cả nhân sự đều có thể hiểu rõ về quy trình làm việc, cũng như dễ dàng phát hiện các thiếu sót trong khâu quản lý quy trình hiện tại.
Tối ưu hóa quy trình
Để việc quản lý quy trình có hiệu quả tốt nhất, toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện theo quy trình đề ra trong một thời gian, để từ đó, nhà lãnh đạo sẽ đưa ra các điều chỉnh để tối ưu hóa quy trình phù hợp.
Tự động hóa việc vận hành quy trình
Sau khi quy trình đã được tối ưu, bước tiếp theo trong quản lý quy trình là ứng dụng tự động hóa vào quy trình này, bằng cách ứng dụng các công nghệ mới vào doanh nghiệp. Các loại ứng dụng, phần mềm quản lý doanh nghiệp, hoặc những dịch vụ tự động hóa cho doanh nghiệp như Viettel Cyber Work sẽ là lựa chọn đáng để doanh nghiệp cân nhắc.
Đây là bước quan trọng và bắt buộc trong việc tự động hóa quản lý quy trình của doanh nghiệp, chỉ khi có các công nghệ thực hiện công việc tự động thay cho sức người thì doanh nghiệp mới có thể nâng cao hiệu suất và nhận được lợi ích từ tự động hóa.
Mở rộng quy mô
Sau khi đã ứng dụng tự động hóa vào quản lý quy trình, thì để đáp ứng nhu cầu mở rộng, bạn cần phát triển nó theo một quy mô rộng hơn. Đây là quy trình tất yếu để doanh nghiệp phát triển.
>> Bài viết liên quan: Cùng nhìn lại phiên bản SQL Server 2012 sau 8 năm phát hành
Tổng kết
Trên đây là những bước cơ bản để bạn triển khai tự động hóa doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã đưa ra những gợi ý hữu ích để bạn quản lý quy trình hiệu quả hơn. Viettel IDC hiện đang cung cấp các dịch vụ tự động hóa, để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng dụng và triển khai công nghệ này. Nếu bạn có nhu cầu triển khai, đừng ngần ngại liên hệ Viettel IDC để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhé!
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Viettel Cyber Work, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin nổi bật
Tin liên quan
HTML là gì? Nguyên lý hoạt động trong việc xây dựng website
HTML là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Thực tế, HTML đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, giao diện của nhiều loại trang web và ứng dụng trực tuyến, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên Internet.
Hosting, Web Hosting là gì? Phân loại & cách thức hoạt động
Dịch vụ Web Hosting đang đóng vai trò như một chiếc chìa khóa cho Website để doanh nghiệp phát triển marketing online của mình. Cùng giải đáp thắc mắc Web Hosting là gì và chúng đóng vai trò ra sao đối với doanh nghiệp ngày nay dưới bài viết sau nhé
Backup dữ liệu là gì? Tại sao phải backup dữ liệu?
Backup dữ liệu là quá trình tạo ra bản sao của dữ liệu gốc và lưu trữ tại một vị trí khác để khôi phục lại khi mất dữ liệu gốc do sự cố máy tính, virus, lỗi người dùng.
Bản cập nhật của sản phẩm Viettel Open Kubernetes Service Có Gì Mới?
Viettel Open Kubernetes Service (vOKS) ra mắt tính năng Node Group và phiên bản 1.28 với các tính năng bổ trợ tiêu biểu như cấp phát StorageClass mặc định tự động, hỗ trợ khôi phục các workload stateful để đảm bảo dữ liệu không mất đi khi có sự cố
DNS là gì? Nguyên tắc và cách cấu hình DNS trong hệ thống
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền, giúp người dùng không cần nhập IP khi truy cập website
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong thời đại số. Hãy cùng Viettel IDC khám phá hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng thông qua bài viết sau đây.
Những thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng
Thiếu sót của doanh nghiệp trong đảm bảo an ninh mạng là mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của tổ chức. Trong bài viết này, hãy cùng Viettel IDC tìm hiểu lỗ hổng bảo mật và giải pháp hiệu quả để bảo vệ doanh nghiệp Đà Nẵng trước những cuộc tấn công mạng.
VMware Workstation là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết
VMware Workstation là một giải pháp tối ưu dành cho máy tính, giúp người dùng dễ dàng tạo nhiều hệ điều hành để đăng nhập vào nhiều tài khoản khác nhau cho công việc.
Blade Server là gì? Ứng dụng của máy chủ phiến
Dưới áp lực xử lý khối lượng dữ liệu lớn cũng như sự gia tăng của ảo hóa và các ứng dụng đám mây, những giải pháp máy chủ truyền thống như tower server hay rack server đã dần bộc lộ những hạn chế về không gian, năng lượng và khả năng mở rộng. Để giải quyết vấn đề này, Blade Server – một loại máy chủ có thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng, đã ra đời và nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp.
Domain khác gì Hosting? Mua Domain và Hosting ở đâu?
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc xây dựng một trang web không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nội dung tốt mà còn cần đảm bảo rằng trang web của bạn có một nền tảng vững chắc để hoạt động. Trong đó, hai yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng để tạo nên một trang web ổn định là Domain và Hosting.