Latency là gì? Cách khắc phục độ trễ website

06/09/2024

Latency (độ trễ) là một thông số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ truyền tải dữ liệu và hiệu suất của website. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ trực tuyến. Vậy latency là gì? Trong bài viết này, Viettel IDC sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về latency, từ khái niệm cơ bản đến nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này khi sử dụng internet.

Latency (độ trễ)

Latency là gì?

Latency (hay còn gọi là độ trễ) là khoảng thời gian từ lúc người dùng đưa ra yêu cầu trên trình duyệt web đến lúc kết quả từ máy chủ được trả về. Trong thời gian này, các tín hiệu sẽ đi qua các mạng và thiết bị trung gian để gửi yêu cầu đến máy chủ, sau đó chuyển kết quả về thiết bị của người dùng.

Latency là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng khi sử dụng internet. Độ trễ cao sẽ làm giảm hiệu suất của trang web, mất nhiều thời gian để tải dữ liệu, khiến người dùng có thể rời website ngay lập tức.

Nguyên nhân gây ra Latency

Độ trễ website có thể xuất phát từ nhiều tác nhân khác nhau trong hạ tầng internet. Tuy nhiên, xét từ quá trình phức tạp của đường truyền dữ liệu, độ trễ xảy ra do hai nguyên nhân chính, bao gồm: độ trễ khi truyền dẫn và độ trễ khi xử lý tín hiệu của thiết bị phần cứng.

Độ trễ trong quá trình truyền dẫn

Việc truyền dữ liệu qua internet vô cùng phức tạp, phải trải qua hai quá trình và nhiều thiết bị trung gian để chuyển được dữ liệu đến đích cuối. Chính vì vậy, quá trình truyền dẫn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố dẫn đến độ trễ.

- Khoảng cách đường truyền: Khoảng cách địa lý của thiết bị yêu cầu và máy chủ web xa nhau dẫn đến tình trạng tín hiệu mất nhiều thời gian hơn để di chuyển.

- Tốc độ truyền dẫn tín hiệu: Trong quá trình tín hiệu di chuyển, nếu tốc độ mạng bị gián đoạn, độ trễ sẽ tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất website.

- Số lượng thiết bị trung gian: Độ trễ website tăng cao một phần do tín hiệu phải đi qua nhiều thiết bị trung gian, từ thiết bị cá nhân đến router mạng trong nhà, sau đó qua đường truyền đến nhà cung cấp dịch vụ internet và nhiều máy chủ trung gian ở các vị trí khác nhau.

Độ trễ khi phần cứng xử lý tín hiệu

- Thời gian xử lý của thiết bị: Quá trình chuyển đổi tín hiệu quang, điện, sóng vô tuyến,... cần mất một khoảng thời gian đáng kể để xử lý tín hiệu trước khi chuyển đến các thiết bị tiếp theo. Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng thời gian trễ. Ngoài ra, việc tiếp nhận một lượng truy cập lớn cũng khiến tốc độ phản hồi của máy chủ web chậm hơn.

- Vấn đề về phần cứng và phần mềm: Bộ vi xử lý yếu, bộ nhớ kém hay lỗi mã code trong hệ thống cũng là nguyên nhân gây ra độ trễ website.

Cách tính Latency

Cách tính Latency

Việc tính latency thực chất là việc gửi một gói tin từ một thiết bị đến máy chủ web và đo thời gian từ lúc gửi đến khi nhận được kết quả trả về. Hiện nay có ba phương pháp phổ biến để đo độ trễ website, bao gồm: Ping, Round Trip Time (RTT), Time to First Byte (TTFB).

Ping

Ping được xem là cách phổ biến nhất để nhanh chóng kiểm tra độ trễ website. Phương pháp này sử dụng giao thức Internet Control Message Protocol (ICMP) để kiểm tra kết nối mạng và đo thời gian từ khi gửi gói tin đến khi thiết bị của người gửi nhận được phản hồi. Lệnh Ping có thể sử dụng được trên phần lớn các hệ điều hành phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý rằng lệnh Ping chỉ giúp tính nhanh latency và không có khả năng khắc phục các vấn đề về độ trễ.

Round Trip Time (RTT)

Round Trip Time là chỉ số đo lường độ trễ thông dụng được tính bằng mili giây (ms), biểu thị tổng thời gian cần để một gói dữ liệu đi từ thiết bị yêu cầu đến máy chủ, và từ máy chủ truyền về thiết bị yêu cầu.

Time to First Byte (TTFB)

Time to First Byte là một phương pháp được sử dụng để đo tốc độ của một trang web. TTFB càng thấp, thời gian máy chủ web phản hồi lại yêu cầu từ trình duyệt của người dùng càng nhanh. Thông số TTFB được xác định bằng thời gian (tính bằng mili giây) đã trôi qua khi nhận được phản hồi đầu tiên (byte) từ một trang web.

Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng các công cụ đo latency trực tuyến như Google Speed Test, Pingdom hoặc các phần mềm như SolarWinds, Wireshark.

Latency bao nhiêu là tốt?

Thông thường, độ trễ website càng thấp thì thời gian máy chủ phản hồi càng nhanh. Ngược lại, độ trễ càng cao, quá trình xử lý và thu thập dữ liệu hoạt động càng kém hiệu quả. Tuy nhiên, giá trị chính xác để đánh giá độ latency bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào ứng dụng và tính ổn định của kết nối mạng. Cụ thể, với các tác vụ liên quan đến trò chơi điện tử, video streaming, độ trễ cao hơn 150ms là không tốt, và độ trễ dưới 20ms là lý tưởng. Ngược lại, với những ứng dụng cần truyền tải dữ liệu lớn, độ trễ có thể cao hơn từ 100ms đến 500ms.

Hướng dẫn cách khắc phục Latency

Độ trễ website phần lớn xuất phát từ thiết bị hạ tầng mạng nên đây là điều không thể tránh khỏi và loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, độ latency vẫn có thể được giảm thiểu từ phía máy chủ và chính người dùng mạng để mang lại hiệu suất truy cập và trải nghiệm tốt nhất.

Khắc phục latency từ phía máy chủ (server)

Một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay để giảm latency của máy chủ là sử dụng CDN (mạng phân phối nội dung). CDN lưu trữ nội dung tĩnh để giảm thiểu tối đa chỉ số RTT và phân phối nội dung web đến các máy chủ được đặt tại nhiều vị trí khác nhau. Từ đó, khoảng cách truyền tải giữa các máy chủ này đến người dùng được thu hẹp. Nhờ vậy, độ trễ website được giảm thiểu đáng kể, tốc độ và hiệu suất của website cũng được cải thiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, ngoài độ latency, một số yếu tố khác như lượng tài nguyên chặn hiển thị (font chữ, HTML, CSS hay file JavaScript), hình ảnh, kích cỡ tệp nặng cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tải website. Do đó, doanh nghiệp cần có các giải pháp để giảm thiểu số lượng tài nguyên này cũng như tối ưu hóa hình ảnh, giảm kích thước tệp để tăng tốc độ tải website.

Để giúp các doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về độ trễ website, nâng cao chất lượng và tăng khả năng đáp ứng truy cập dịch vụ trên nền tảng số, Viettel IDC đã phát triển dịch vụ Viettel Media CDN gồm nhiều máy chủ lưu trữ đặt tại nhiều vị trí địa lý khác nhau, cùng làm việc chung để truyền tải các hình ảnh, video, luồng live, CSS, Javascript, đến người dùng cuối một cách nhanh chóng và ổn định. Media CDN giúp người dùng truy cập dữ liệu một cách nhanh nhất từ máy chủ web gần họ nhất thay vì phải truy cập vào máy chủ web tại trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Với Viettel Media CDN, nội dung website của doanh nghiệp sẽ được lưu nhiều bản sao trên nhiều máy chủ khác nhau để đảm bảo phục vụ người dùng trong trường hợp có máy chủ xảy ra sự cố.

Nếu đang tìm kiếm một giải pháp giúp nâng cao hiệu suất website, Viettel IDC là sự lựa chọn đáng tin cậy cho doanh nghiệp của bạn. Để được tư vấn chi tiết hơn về mạng phân phối nội dung số Viettel Media CDN, liên hệ với Viettel IDC ngay hôm nay:

- Hotline: 1800 8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Xem thêm:

- Công nghệ CDN là gì? Tuyệt đối đừng nhầm lẫn CDN với máy chủ Web

- Mạng phân phối nội dung và lợi ích đầy hứa hẹn cho người dùng

- Ưu điểm nổi bật của dịch vụ Viettel Media CDN

IOPS hay Latency quyết định hiệu năng hệ thống lưu trữ?

IOPS hay Latency quyết định hiệu năng hệ thống lưu trữ?

IOPS (Input/Output Operations Per Second - số thao tác nhập/xuất trên giây) và latency (độ trễ) là hai thông số quan trọng để đo lường hiệu suất của hệ thống lưu trữ, song lại có vai trò hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:

  IOPS Latency
Khái niệm Đại lượng đo tốc độ xử lý các hoạt động vào/ra trên hệ thống lưu trữ Thời gian mà hệ thống lưu trữ phản hồi các yêu cầu đến và thời gian truyền tải dữ liệu về thiết bị yêu cầu
Ứng dụng So sánh hiệu suất xử lý của ổ cứng, bộ nhớ flash, hệ thống RAID, lưu trữ đám mây,... Đo lường hiệu suất xử lý của máy chủ web với các yêu cầu từ trình duyệt.
Giá trị IOPS càng cao, khả năng hệ thống lưu trữ xử lý các yêu cầu vào/ra càng nhanh Latency càng thấp, khả năng hệ thống lưu trữ xử lý các yêu cầu càng nhanh

Ngoài ra, mối liên hệ mật thiết giữa IOPS và Latency đó là giá trị IOPS thấp có thể gây ra độ trễ và giới hạn hiệu suất của hệ thống. Do đó, cả IOPS và latency đều quan trọng và cần được kiểm tra kỹ lưỡng khi đánh giá hiệu năng của hệ thống lưu trữ để đảm bảo hoạt động ổn định và đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.

Xem thêm: Tìm hiểu về các thông số: IOPS, Latency và Throughput

Tổng kết

Độ trễ website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng mà còn trực tiếp khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng số bị giảm sút. Chính vì thế, việc hiểu rõ latency là gì cũng như cách đo lường và khắc phục sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được đáng kể hiện tượng này xảy ra khi vận hành website.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kết hợp với các giải pháp công nghệ tiên tiến như Viettel Media CDN để nâng cao chất lượng và tăng khả năng đáp ứng truy cập của khách hàng trên website.

Xem thêm: 5 công cụ giúp kiểm tra tốc độ website của bạn tốt nhất hiện nay

Tin liên quan

30/09/2024

Viettel IDC xuất sắc giành giải thưởng tại ESG Business Awards 2024 hạng mục “Sustainable Infrastructure Award”

Hà Nội, ngày 25.09.2024 – Viettel IDC, nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây quy mô lớn nhất và xanh nhất Việt Nam đã xuất sắc giành giải thưởng danh giá tại ESG Business Awards 2024, hạng mục “Sustainable Infrastructure Awards”.

13/10/2022

Cơ chế hoạt động của chuỗi khối Blockchain

Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính và hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, Blockchain tránh được rủi ro từ các bên thứ ba.

04/04/2022

Google Cloud là gì? Các công cụ bên trong Google Cloud

Google Cloud Platform (GCP) là một bộ dịch vụ điện toán đám mây chạy trên cùng một cơ sở hạ tầng mà Google cung cấp, sử dụng nội bộ cho các sản phẩm của người dùng cuối

25/01/2024

Deep Web là gì? Nguy hiểm không? Có nên truy cập?

Deep Web là một phần của website bị ẩn và không được lập chỉ mục bởi công cụ tìm kiếm thông thường, Deep Web thường được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm

27/08/2024

Cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database): Lợi ích và cách hoạt động

Trong thời đại số, dữ liệu được xem như nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn là điều vô cùng cấp thiết. Một trong những giải pháp nổi bật đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là Database Cloud - cơ sở dữ liệu đám mây.

22/04/2022

Virtual Desktop là gì? Vai trò và tầm quan trọng

Virtual Desktop là máy ảo cho phép người dùng tạo nhiều không gian làm việc độc lập trên cùng một thiết bị. Mỗi desktop ảo hoạt động như một máy tính riêng biệt.

08/05/2022

VM (Virtual Machine) là gì? Lợi ích và cách hoạt động

Virtual Machine là gì? Cách thức hoạt động của Virtual Machine là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của nhiều người khi tìm hiểu về máy ảo (Virtual Machine). Do đó, trong bài viết này, Viettel IDC sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi này một cách chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về máy ảo nhé!

08/01/2022

ISP là gì? Tầm quan trọng của Internet Service Provider

Trên thực tế, những câu hỏi thuộc dạng như ISP là gì? Nó có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đối với công việc hay sinh hoạt của người dùng hiện nay? Đây đều là những câu hỏi đã và đang được khá nhiều người dùng quan tâm khi tìm hiểu về thuật ngữ ISP là gì.

06/09/2024

Mạng WAN là gì? Phân biệt mạng LAN, WAN và MAN

Mạng máy tính bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, đa dạng về cả quy mô lẫn chức năng. Trong đó, mạng WAN hiện là mô hình mạng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu.

27/08/2024

HTML5 là gì? HTML5 khác gì HTML?

Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, HTML5 đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong thiết kế và phát triển web. Là phiên bản cải tiến của HTML, HTML5 không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn mang lại nhiều tính năng mới cho các nhà phát triển web.