Những ưu và nhược điểm đáng chú ý của Cloud Networking

24/04/2022

Việc sử dụng giải pháp Cloud Networking giúp người dùng có thể phân phối nội dung nhanh hơn với độ tin cậy và an toàn cao. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tối ưu chi phí trong việc xây dựng và vận hành hệ thống. Nhưng liệu rằng việc sử dụng giải pháp Cloud Networking có thật sự hoàn hảo? Ngay bây giờ hãy cùng Viettel IDC đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Cùng Viettel IDC tìm hiểu ưu và nhược điểm của Cloud Networking

Cùng Viettel IDC tìm hiểu ưu và nhược điểm của Cloud Networking

Những ưu điểm nổi bật của Cloud Networking

Chi phí thấp hơn

Điểm đặc biệt ở giải pháp Cloud Networking sẽ cho chúng ta thấy không phải lúc nào chi phí dịch vụ cao cũng mang lại chất lượng tốt nhất và ngược lại. Để có thể sở hữu hệ thống mạng riêng, các doanh nghiệp sẽ phải tốn kém một khoản chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Nhưng với việc sử dụng giải pháp Cloud Networking, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo.

Nâng cao năng suất hoạt động 

Việc sử dụng Cloud Networking giúp người dùng sẽ không phải lo lắng về vấn đề nâng cấp phần cứng và phần mềm hay cập nhật cấu hình, bảo trì. Vô hình chung, điều này sẽ giải phóng nhân viên CNTT của doanh nghiệp để làm việc trên các công việc ưu tiên khác.

Độ tin cậy

Việc sử dụng giải pháp Cloud Networking với hệ thống cân bằng tải máy chủ giúp giảm thiểu thời gian hệ thống ngừng hoạt động và giảm nhu cầu đưa hệ thống xuống để cập nhật. Các dịch vụ đám mây cũng thường thúc đẩy tính khả dụng cao (HA).

Triển khai nhanh chóng

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Điện toán đám mây, nhiều doanh nghiệp đã có xu hướng chuyển qua sử dụng giải pháp Cloud Networking để hỗ trợ cho việc phân phối nội dung tốt hơn. Người dùng có thể truy cập các ứng dụng mới mà không cần mất quá nhiều thời gian vào việc cài đặt và cấu hình các công cụ mạng như các hệ thống thiết bị truyền thống vốn cồng kềnh xưa cũ.

Khả năng mở rộng dễ dàng

Một điểm cộng đáng chú ý khác của Cloud Networking khi nó có tính linh hoạt cao, dễ dàng truy cập ở mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể áp dụng Cloud Networking vào nhiều trường hợp sử dụng như nhà cung cấp nội dung web, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, nhà bán lẻ thương mại điện tử, tổ chức sử dụng dịch vụ đám mây công cộng hay riêng tư,...

Các nhà cung cấp Cloud Networking có thể dễ dàng mở rộng khi thêm nhiều dữ liệu hơn là bổ sung thêm tại cơ sở hạ tầng tại chỗ. Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn triển khai đám mây công cộng, riêng tư hoặc kết hợp.

Tính bảo mật cao 

Có thể nói, hệ thống đám mây là một trong những hệ thống có độ an toàn bảo mật tốt nhất trong ngành CNTT. Khi đó, bằng việc sử dụng các giải pháp Cloud Networking, dữ liệu của người dùng sẽ được bảo vệ an toàn bởi nhiều lớp khác nhau. Mọi dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được mã hóa trên đám mây, tại các Trung tâm dữ liệu hàng đầu đạt chứng chỉ an ninh quốc tế. Các nhà cung cấp Cloud Networking có thể cung cấp các tùy chọn bảo mật, chẳng hạn như tường lửa, mã hóa, xác thực và bảo vệ phần mềm độc hại. Bởi vậy, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật đối với các giải pháp Cloud Networking.

Cách thức hoạt động của Cloud Networking

Cách thức hoạt động của Cloud Networking

>> Xem thêm: 4 ưu điểm của giải pháp Cloud Network mà bạn không nên bỏ qua

Nhược điểm của Cloud Networking

Khóa nhà cung cấp

Việc bị khóa trong một nhà cung cấp đám mây có thể ngăn cản bất kỳ chuyển động hoặc trục xoay cần thiết nào giữa các dịch vụ đám mây khác nhau. Điều này có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng phương pháp đa đám mây, tuy nhiên, điều này khó thực hiện hơn.

Kết nối và thời gian hoạt động

Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Networking có xu hướng quảng cáo các dịch vụ có khả năng truy cập cao, nhưng nếu có sự cố xảy ra, nó sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng.

Bảo mật tại các nhà cung cấp

Như Viettel IDC đã chia sẻ ở trên, khả năng bảo mật an toàn là một ưu điểm của giải pháp Cloud Networking. Tuy nhiên, trước tiên người dùng nên đảm bảo rằng các nhà cung cấp đã chọn phải có đủ sự uy tín để đảm bảo khả năng bảo mật của dịch vụ an ninh mạng, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa Cloud Network và mạng truyền thống mà bạn nên biết

Lời kết

Đối với các doanh nghiệp đòi hỏi tính linh hoạt cao, bảo mật và hơn hết là nâng cao được hiệu quả hoạt động, thì việc sử dụng các dịch vụ Cloud được coi giải pháp vô cùng tuyệt vời và tiêu biểu ở đây là Cloud Networking.

Hiện Viettel IDC đang cung cấp đến khách hàng dịch vụ Viettel Hybrid Connect - Giải pháp đám mây giúp đơn giản hóa việc thiết lập kết nối mạng chuyên biệt từ những địa điểm của khách hàng đến đám mây của Viettel IDC.

Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Viettel Hybrid Connect tại Viettel IDC, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC:

- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)

- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc

- Website: https://viettelidc.com.vn

Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam

Tin liên quan

16/09/2024

Cách chuyển đổi hạ tầng CNTT lên đám mây Cloud

Việc chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) lên đám mây Cloud đã trở thành xu hướng tất yếu cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Với nhiều lợi ích vượt trội như tối ưu chi phí, tăng cường bảo mật và mở rộng quy mô dễ dàng, Cloud giúp doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.

16/09/2024

6 lưu ý quan trọng khi chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng lên đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành mà còn tăng tính linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số lưu ý khi chuyển đổi hạ tầng lên đám mây mà bạn cần nắm rõ.

16/09/2024

Data Center và Cloud Computing: Nên sử dụng mô hình nào?

Data Center và Cloud Computing - mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng biệt, phục vụ cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí cho doanh nghiệp?

16/09/2024

Phishing attack là gì? Cách phòng chống tấn công giả mạo

Trong thời đại số hóa, Phishing attack hay tấn công giả mạo đang trở thành mối đe dọa ngày càng phổ biến và tinh vi. Loại hình tấn công này không chỉ nhằm vào cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức và doanh nghiệp. Vậy phishing attack là gì và làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro này?

16/09/2024

CPU và GPU là gì? Sự khác biệt giữa CPU và GPU

Khi tìm hiểu về công nghệ máy tính, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp hai thuật ngữ quen thuộc: CPU và GPU. Cả hai thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống tầng lớn. Vậy, sự khác biệt giữa CPU và GPU là gì và khi nào nên sử dụng GPU thay vì CPU?

16/09/2024

Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Trong thời đại số hóa, sao lưu dữ liệu trở nên vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp khỏi những rủi ro như lỗi hệ thống, mất mát dữ liệu hay tấn công mạng. Bài viết này của Viettel IDC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các phương pháp sao lưu dữ liệu trên máy tính Windows và Macbook, đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết để thực hiện một cách dễ dàng.

16/09/2024

Kiểm thử phần mềm là gì? Quy trình kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng, hiệu suất và tính bảo mật.

16/09/2024

3 hình thức tấn công Password phổ biến và cách phòng chống

Bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến hiện đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi tin tặc ngày càng tinh vi hơn với những hình thức tấn công password nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng.

16/09/2024

13 Loại virus Trojan tấn công máy tính phổ biến hiện nay

Virus Trojan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh mạng ngày nay. Được ngụy trang như những phần mềm hợp pháp, các Trojan lén lút xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp, sau đó thực hiện các hành vi độc hại như đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển máy tính hoặc thậm chí gây ra những tổn hại nghiêm trọng về tài chính.

16/09/2024

Tấn công chuỗi cung ứng là gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Điểm yếu bảo mật của một doanh nghiệp không nhất thiết xuất phát từ hệ thống nội bộ, đôi khi chúng có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng bao gồm đối tác và nhà cung cấp. Do đó, hành động tấn công chuỗi cung ứng không chỉ là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia toàn cầu.

// doi link