SSD VPS có gì nổi trội hơn so với HDD VPS?
24/10/2020HDD VPS là máy chủ ảo sử dụng ổ cứng HDD có trong hầu hết các máy tính để bàn, laptop hoặc tablet từ rất lâu. Tuy nhiên, thời đại công nghệ và khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều tùy chọn lưu trữ hiện đại hơn ra đời, trong đó có SSD VPS. SSD VPS đã nhanh chóng trở thành hình thức được ưa chuộng mới vì sở hữu nhiều ưu điểm đáng kinh ngạc so với dòng HDD truyền thống. Vậy điều nổi trội của SSD VPS ở đây là gì để giúp nó chiếm ưu thế hơn so với HDD VPS?
So sánh SSD VPS và HDD VPS
Ngoài những tiêu chí khác như RAM, CPU,... thì ổ cứng cũng là một yếu tố quan trọng để tìm hiểu và đánh giá máy chủ (Server) bởi lẽ mọi dữ liệu đều được lưu trữ trong ổ cứng thế nên đòi hỏi ổ cứng cần lưu trữ khối lượng dữ liệu rất lớn nhưng cũng cần đảm bảo an toàn bảo mật cao nhất.
Hai loại ổ cứng phổ biến hiện nay đó là SSD và HDD. Trong đó:
+ SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn, được nghiên cứu và chế tạo nhằm cạnh tranh với các ổ cứng HDD truyền thống. Là loại ổ cứng được cấu thành từ nhiều chip nhớ Non-volatile memory chip (chip nhớ không thay đổi), ổ cứng SSD ghi và lưu dữ liệu trong các chip flash, nhờ vậy việc truy xuất dữ liệu gần như được diễn ra ngay tức khắc cho dù ổ cứng có bị phân mảnh sau một thời gian sử dụng.
+ HDD (Hard Disk Drive) là ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng HDD là loại bộ nhớ “non-volatile” giống như ổ cứng thể rắn SSD nhưng có cấu trúc hoàn toàn khác. Cấu trúc dữ liệu của ổ cứng HDD được phân chia thành Track (rãnh từ), Sector (cung từ), Cluster (liên cung).
Nếu dựa vào ổ cứng, máy chủ ảo VPS trên thị trường cũng được chia làm hai loại phổ biến nhất là SSD VPS và HDD VPS. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng của mình, thế nhưng SSD VPS dường như đang được ưa chuộng hơn cả bởi nó có nhiều tính năng vượt trội hơn so với HDD VPS.
Xem thêm: Những tiêu chí để đánh giá chất lượng máy chủ ảo
Những điểm nổi trội của SSD VPS so với HDD VPS
Những mặt nổi trội của SSD VPS so với HDD VPS
Tốc độ
SSD VPS mất rất ít thời gian để khởi động (từ vài giây đến vài chục giây) nhưng HDD VPS sẽ tốn thời gian lâu hơn (tầm một phút hoặc hơn).
Hiệu suất
SSD VPS được cải tiến nên đạt được hiệu suất cao, ổn định hơn HDD VPS rất nhiều. Ngoài ra, SSD VPS chống sốc rất tốt nhờ vào các chip nằm cố định trên bo mạch chủ.
Phân mảnh dữ liệu
HDD VPS có dữ liệu nhỏ lẻ nên dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn. SSD VPS không như vậy do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.
Tiếng ồn
SSD VPS hoạt động cực kỳ mượt mà và êm ái. Ngược lại, HDD VPS có tiếng ồn và khá rung khi lưu/truy cập dữ liệu.
Tuổi thọ
HDD VPS sẽ phải hoạt động liên tục đĩa từ và trục xoay dẫn tới độ bền thấp, còn SSD VPS sẽ có tuổi thọ cao hơn do cấu tạo vật lý của nó rất cố định.
Độ tin cậy
HDD VPS hoạt động dựa trên việc đọc ghi trên đĩa quay nên sẽ dễ sai sót khi xảy ra lỗi khi đang hoạt động, các phiến đĩa có khả năng hư hỏng.
Trong khi đó SSD VPS lại có độ tin cậy cao do không có sự chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, không có lỗi về mặt cơ khí.
Điện năng tiêu thụ và tỏa nhiệt
SSD VPS tiêu thụ điện ít hơn HDD VPS từ 30 – 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts do không cần thêm điện năng để làm quay các phiến đĩa và dịch chuyển đầu đọc/ghi, giúp tiết kiệm chi phí hơn khi không cần đến các hệ thống tản nhiệt, làm mát tốn kém.
Có lẽ nhược điểm duy nhất của SSD VPS so với HDD VPS chính là giá thành. Điều này rất dễ hiểu, vì sở hữu nhiều điểm mạnh mang lại giá trị cao cho người sử dụng mà chi phí để đầu tư SSD cho máy chủ ảo VPS thường cao hơn so với việc sử dụng HDD truyền thống.
Đây cũng chính là lý do mà chỉ có các nhà cung cấp lớn mới đủ khả năng để đầu tư SSD VPS. Thế nên, nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ máy chủ ảo, hãy chọn lựa những đơn vị sở hữu SSD VPS uy tín để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc.
Tại Việt Nam, Viettel IDC đang là một trong những nhà cung cấp dẫn đầu trong dịch vụ máy chủ ảo SSD (SSD VPS) với giá thành hợp lý nhưng vẫn đảm bảo tốc độ ổn định, độ bền cao với hiệu suất trung bình là 2500 IOPS. Ngoài ra, dịch vụ SSD VPS của Viettel IDC còn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về IOPS.
Xem thêm: Vì sao dịch vụ cho thuê máy chủ ảo của Viettel IDC nổi bật hơn cả?
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ máy chủ ảo VPS giá rẻ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC để được tư vấn:
- Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi)
- Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc
- Website: https://viettelidc.com.vn
Viettel IDC – Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam
Tin liên quan
ĐĂNG KÝ THAM DỰ TALKSHOW “MULTI-CLOUD AND MULTI-CDN FOR MULTI DEMAND”
Tham dự talkshow “Multi-Cloud and Multi-CDN for Multi Demand”, các khách mời sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Multi-cloud và Multi-CDN, cũng như cách ứng dụng và triển khai các xu hướng này trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Hệ thống Cloud của Viettel IDC đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin cấp độ 3
Viettel IDC vừa hoàn thành lấy hồ sơ an toàn thông tin cấp độ 3 cho hệ thống Cloud, đáp ứng Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Viettel IDC đồng hành cung cấp hạ tầng cloud cho KardiaChain, ưu tiên đáp ứng hạ tầng thúc đẩy công nghệ blockchain tại Việt Nam
Mới đây, Viettel IDC và KardiaChain đã chính thức đặt bút kí kết hợp đồng dịch vụ Viettel Dedicated Private Cloud (vDPC) - dịch vụ điện toán đám mây cung cấp gói tài nguyên tính toán, lưu trữ và truyền dẫn với hạ tầng riêng biệt.
SOC as a service: Lựa chọn bảo mật tối ưu cho doanh nghiệp
Trung tâm Giám sát an ninh mạng (SOC- Security Operations Center) là một giải pháp an toàn thông tin (ATTT) tuy không mới nhưng khá toàn diện và cần thiết với các tổ chức, doanh nghiệp (DN).
7 lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation
Colocation là một giải pháp linh hoạt cho phép các doanh nghiệp mở rộng cơ sở hạ tầng của họ khi cần thiết. Trước khi xây dựng một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng một cơ sở dữ liệu tại chỗ hiện có, các doanh nghiệp nên xem xét lợi ích của dịch vụ thuê chỗ đặt Colocation.
Cách thức xây dựng và vận hành Trung tâm điều hành bảo mật không gian mạng (SOC)
Security Operation Center (SOC) - Trung tâm Quản lý và Giám sát an ninh thông tin sử dụng các công nghệ và tiến trình để phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố bảo mật trong hệ thống của tổ chức. Xây dựng một Security Operation Center (SOC) là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian và nhân lực.
Tổng quan về chức năng và vai trò của SOC
SOC - Security Operation Center có trách nhiệm đảm bảo rằng các sự cố an ninh tiềm ẩn được xác định, phân tích, bảo vệ, điều tra và báo cáo chính xác. Vậy SOC có vai trò và chức năng như thế nào. Cùng Viettel IDC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trung tâm an ninh mạng (Security Operation Center) là gì?
Trung tâm an ninh mạng SOC là gì? Tại sao cần phải có các giải pháp về an ninh mạng và cùng tìm hiểu về các tính năng của trung tâm an ninh mạng SOC đem lại để phát hiện ra các sự cố an ninh bằng bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của Trung tâm Giám sát An ninh mạng (SOC) là gì?
Thay vì các giải pháp độc lập, chuyên biệt chỉ xử lý được một khía cạnh của cuộc tấn công, người dùng bị thuyết phục bởi các giải pháp tổng thể, đa tầng, nhiều lớp, nhằm phát hiện và giải quyết triệt để các mối nguy hại chưa từng có tiền lệ. SOC chính là một giải pháp như thế!
Tìm hiểu Security Operations Center (SOC) là gì?
Tìm hiểu về cách các trung tâm hoạt động bảo mật làm việc và tại sao nhiều tổ chức dựa vào SOC như một nguồn tài nguyên quý giá để phát hiện sự cố an ninh.